Tên Tôi Là Loh Kiwan: Tác phẩm khó lòng vực dậy sự nghiệp của Song Joong Ki
Bộ phim Tên Tôi Là Loh Kiwan của Song Joong Ki chưa thực sự khai thác được hết tiềm năng từ bối cảnh và câu chuyện của nó.
Tên Tôi Là Loh Kiwan (My Name Is Loh Kiwan) từng được PR rầm rộ trước ngày ra mắt, rằng đây hứa hẹn là tác phẩm mang tới một màu sắc rất mới của Song Joong Ki. Phim cũng được kỳ vọng rằng sẽ giúp ông bố một con vực dậy danh tiếng sau khi sự nghiệp bị ảnh hưởng không nhỏ bởi chuyện đời tư. Hiện Tên Tôi Là Loh Kiwan đã phát hành được một vài ngày trên nền tảng Netflix toàn cầu nhưng dường như sự hiện diện của Song Joong Ki cũng không giúp phim được chú ý quá nhiều. Tác phẩm không nhận được sự quan tâm quá lớn từ cả truyền thông lẫn mạng xã hội, lý do bởi danh tiếng của Song Joong Ki đã “nguội” hay chất lượng tác phẩm không đủ tốt?
Thông điệp nhân văn về hi vọng nảy sinh giữa bùn lầy
Máu đổ trên đường phố, hộ chiếu giả ở xứ lạ, bị trêu đùa và đánh đập cùng bộ mặt quan liêu của văn phòng tái định cư người tị nạn – những cảnh mở đầu đã tạo nên sự ấn tượng mạnh mẽ cho khán giả, về một bộ phim có vẻ như sẽ u tối giống như những gì mà ekip đã giới thiệu. Song Joong Ki xuất hiện trong bộ dạng thảm hại nhất mà khán giả từng thấy, vào vai Loh Kiwan, một người đàn ông đào tẩu, đang cố trốn thoát sau khi vướng phải một vụ án mà có vẻ như, anh ta chỉ cố gắng ra tay vì chính nghĩa.
Kiwan đặt chân đến Bỉ vào giữa mùa đông lạnh giá với một đống tiền dính đầy máu mà anh không muốn tiêu, bởi đó là tiền bán xác mẹ anh cho bệnh viện mới có được. Kiwan càng không biết đi đâu khi không có ngoại ngữ còn gặp đủ thứ rắc rối khi nộp hồ sơ xin tị nạn. Người ta chẳng quan tâm việc anh sống chết ra sao, có đợi được đến “vài tháng sau” trong tình cảnh khốn cùng, không một nơi nương tựa này hay không. Chúng ta có thể thấy Kiwan cố gắng hết sức có thể để bám trụ lại Bỉ. Ngủ trong nhà vệ sinh công cộng để giữ ấm, nhặt nhạnh đồ ăn trong thùng rác để rồi nôn mửa đến kiệt sức hay học theo những người vô gia cư, kiếm sống bằng cách thu nhặt chai lọ trên đường,…
Vô gia cư, không thể giao tiếp bằng ngôn ngữ địa phương hay tiếng Anh và bị một nhóm thanh niên bản địa đánh đập trên đường phố, anh ta sắp chết cóng khi đi vào tiệm giặt là công cộng rồi ngủ quên bên một chiếc máy sấy tỏa ra hơi ấm. Tại đây, Kiwan gặp định mệnh đời mình – Marie ( Choi Sung Eun) khi cô cố ăn cắp ví tiền của anh để trả nợ. Dù là kẻ trộm cắp nhưng thực chất Marie có xuất thân từ tầng lớp thượng lưu, trí thức. Cô trở nên nổi loạn, chống đối xã hội, nhất là bố mình, nghiện ngập và trở thành quân tốt trong những cuộc cá độ bất hợp pháp của hội “bạn” vì 3 năm trước mẹ cô qua đời bằng một tờ giấy an tử do chính bố cô ký tên đồng thuận. Nỗi oán hận bố, trách giận chính bản thân mình khiến cho Marie trở thành kẻ điên loạn, lao vào những thú vui có thể cướp đi mạng sống của cô bất cứ lúc nào.
Chính sự gặp gỡ tình cờ với Marie đã mở ra một cuộc đời mới của Kiwan khi đây là người đầu tiên ở Bỉ có thể giao tiếp với anh bằng tiếng mẹ đẻ. Kiwan sớm có một công việc, gặp thêm một người đồng hương khác, thậm chí còn được bố Marie giới thiệu cho một luật sư, người có thể giúp Kiwan ở những phiên tòa giải quyết hồ sơ tị nạn. Dĩ nhiên người bố này cũng đặt ra yêu cầu, rằng Kiwan hãy tránh xa con gái mình. Chỉ cho đến khi thấy Kiwan kéo Marie ra khỏi hố sâu của bi kịch để sống như một người bình thường, ông bố này mới thay đổi suy nghĩ. Tính cách của Marie trái ngược với Kiwan. Kiwan trung thực và ngay thẳng, luôn muốn sống với cái tên của mình, trong khi Marie lại có vấn đề về tâm lý, dẫn đến những suy nghĩ lệch lạc. Điểm chung là cả hai đều mất mẹ và cảm thấy tội lỗi với sự mất mát này.
Xuyên suốt bộ phim, khán giả được thấy thứ gọi là tình người, sự gắn kết đặc biệt giữa những kẻ xa lạ tại nơi xứ người. Nửa đầu phim có những tình tiết thú vị khi đặt ra để thể hiện sự xung đột giữa Kiwan khốn cùng với một thành phố châu Âu có vẻ văn minh, sạch sẽ. Ngay cả nhà vệ sinh công cộng nơi Kiwan ngủ cũng trông sập xệ, cho thấy điểm khác biệt giữa sự giàu có của đất nước này và sự nghèo đói của chính Kiwan. Một thực tế đau lòng khi anh trở thành kẻ tị nạn và đất nước này thì miễn cưỡng chấp nhận anh làm người tị nạn. Chủ nghĩa hiện thực ít nhiều mang lại cho câu chuyện sức nặng và cũng góp phần làm bật lên thông điệp mà đạo diễn muốn truyền tải. Khi sau đó, Kiwan đã dần tốt hơn bởi sự đồng hành của những người đặc biệt. Anh tìm thấy hi vọng ở vũng bùn lầy, thấy tình người ở hố sâu bi kịch. Và hơn hết, Kiwan muốn sống với đúng cái tên của mình chứ không phải một cái tên giả trên hộ chiếu để anh có thể bám trụ lại đất nước này hay có một công việc tử tế.
Tuyến tình cảm nam nữ phát triển quá nhanh và không thực sự cần thiết
Thông điệp thú vị tuy nhiên đáng tiếc khi bộ phim dài 133 phút đã không thực sự miêu tả được đầy đủ cuộc đời của một kẻ đào tẩu. Bởi nửa sau của bộ phim, đạo diễn Kim lại sa đà vào mối quan hệ lãng mạn của Kiwan và Marie. Rõ ràng đạo diễn đã cố gắng đưa nhân vật nữ chính vào phim để tăng thêm phần kịch tính cho tác phẩm, nhưng cách hai người gặp nhau và yêu nhau lại có vẻ xa vời.
Video đang HOT
Thực tế mặc dù dựa trên tiểu thuyết I Met Loh Kiwan của tác giả Jo Hae Jin nhưng Tên Tôi Là Loh Kiwan dường như đang đi một con đường hoàn toàn khác với tác phẩm gốc. Trong bộ phim điện ảnh đầu tay của mình, đạo diễn Kim Hee Jin đã biến hành trình của Loh Kiwan trở nên xa lạ với các đọc giả của tiểu thuyết bởi sự xuất hiện của nữ chính Marie, một phụ nữ trẻ giàu có, ương ngạnh và không có trong truyện. Cô ta được ghép đôi với Kiwan và cũng là đại diện cho một tâm hồn cô đơn cần được chữa lành trong một thế giới khắc nghiệt. Tuy nhiên, sau vô số khó khăn mà hai nhân vật phải trải qua, họ không đưa ra được lời biện minh cuối cùng cho chính bi kịch của mình. Sự phát triển mối quan hệ giữa Kiwan và Marie khá đột ngột và bộ phim thì không đưa ra những lý do tại sao cả hai lại phụ thuộc vào nhau, thậm chí sẵn sàng hi sinh vì đối phương trong những tình huống nguy hiểm tới tính mạng. Khoảnh khắc đầu tiên đánh dấu mối quan hệ của hai người, khi Kiwan sẵn sàng “ăn” thuốc phiện để khiến Marie “thức tỉnh” tạo cảm giác khiên cưỡng. Có vẻ như đạo diễn Kim đã quá quan tâm đến việc kết nối hai nhân vật nhưng lại bỏ qua những chi tiết, câu chuyện xây dựng nên mối quan hệ của họ.
Về cuối phim, mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn khi Kiwan từ bỏ phiên tòa quan trọng để chạy tới giúp Marie thoát khỏi hang ổ của thế giới ngầm, nơi cô bị ép sử dụng ma túy và tham gia các cuộc thi bắn súng trái phép. Nhưng cách họ đối phó với đám xã hội đen “nói chuyện” bằng súng ống thật nhàm chán, không đủ cao trào để khiến khán giả phải ồ lên thích thú.
Đạo diễn Kim lẽ ra có thể tập trung nhiều hơn vào hoàn cảnh của Kiwan ở Bỉ, nơi anh bị mắc kẹt trong tình trạng khốn cùng vì chuyện nhập cư, giống như trong tiểu thuyết gốc. Mọi chuyện trở nên dễ dàng tới phi lý khi gia đình Marie giới thiệu với Kiwan một luật sư Hàn Quốc, người đã giúp anh chiến thắng ở các phiên tòa. Bối cảnh một quốc gia châu Âu lạnh lẽo lẽ ra là điểm nhấn trong cuộc đời tị nạn của Kiwan nhưng cuối cùng nó lại trở nên lãng phí.
Tất nhiên bạn có thể thích tuyến tình cảm nam nữ trong phim bởi yếu tố lãng mạn có lẽ là điều giúp phim “chuẩn Hàn” hơn giữa một bối cảnh rất Âu. Tuy nhiên, vẫn hơi đáng tiếc khi kịch bản ban đầu đầy thú vị cuối cùng lại trở nên cũ kỹ, quá quen thuộc.
Diễn xuất đồng đều nhưng Song Joong Ki chưa thực sự bùng nổ
Trong khi nội dung còn gây nhiều lấn cấn thì diễn xuất trong phim lại tạo cảm giác tương đối dễ chịu cho khán giả. Nữ chính Choi Sung Eun tiếp tục có thêm một vai diễn nhiều cảm xúc. Xuyên suốt bộ phim, khán giả được thấy nhiều phương diện khác nhau của Marie. Khi cô bất cần nổi loạn với những bộ đồ ngắn, trang điểm lòe loẹt, chìm vào khói thuốc, thậm chí những cuộc thác loạn; lúc đầy tự tin, sắc lạnh với vai trò một xạ thủ; khi lại mềm mỏng, dịu dàng bên người mình yêu,… Nhìn chung, dù kịch bản xoay quanh nhân vật này còn một vài lỗ hổng nhưng diễn xuất của mỹ nhân họ Choi thì tương đối hoàn hảo.
Các diễn viên phụ trong phim đều làm tốt vai trò của mình. Jo Han Chul vào vai bố của Marie với hai phân cảnh cảm xúc được đẩy lên tới đỉnh điểm, là khi quyết định an tử cho vợ và lúc tranh cãi với con gái trong ngày giỗ của vợ mình. Lee Sang Hee, vào vai “đồng chí” Seon Joo – người bạn, người chị nơi xứ người của Kiwan, có màn trình diễn đầy ấn tượng, ghi dấu ấn đậm nét ngay từ phần tạo hình. “Chị đại” Kim Sung Ryung vào vai mẹ của Kiwan dù chỉ lên hình vài cảnh nhưng khiến khán giả choáng ngợp bởi màn lột xác hoàn toàn khỏi những hình tượng trước đây.
Cuối cùng, điều đáng bàn luận và được kỳ vọng nhất – diễn xuất của Song Joong Ki, lại gây ra tranh cãi. Dĩ nhiên, diễn xuất của anh không tệ, có thể nói là không hề chênh phô so với các diễn viên còn lại. Tuy nhiên để nói là Kiwan mang tới một màn lột xác bùng nổ của Song Joong Ki nhưng những gì ekip từng quảng bá thì đó là điều không hề. Ngoài việc bôi đen làn da, điểm thêm vài chấm tàn nhang, giảm cân và trông thật khổ sở ra thì diễn xuất của Song Joong Ki vẫn y hệt những bộ phim trước, không có gì đột phá hay khiến tác phẩm này có thể trở nên bùng nổ.
Chấm điểm: 3/5
Đáng lẽ ra Tên Tôi Là Loh Kiwan đã có thể là một nét chấm phá đầy mới mẻ của điện ảnh Hàn, chí ít là trong việc nó lấy bối cảnh nước Bỉ xa xôi lạnh lẽo (dù phim quay ở Hungary) nhưng sau cùng, phim lại đi vào lối mòn chung của phim ảnh xứ kim chi. Dù sao vẫn phải khen ngợi thông điệp của tác phẩm cũng như chủ nghĩa hiện thực mà nó đề ra. Và nếu khán giả thích một bộ phim tình cảm, chữa lành với cái kết hạnh phúc thì đây cũng không phải một sự lựa chọn tồi!
Review phim hot "Tên tôi là Loh Kiwan": Song Joong Ki và "tình mới" đều quá xuất sắc!
Bộ phim "Tên tôi là Loh Kiwan" có gì đáng xem?
Thời điểm hiện tại, tâm điểm của sự chú ý đang đổ dồn về "Tên tôi là Loh Kiwan", tác phẩm có sự tham gia của tài tử đình đám Song Joong Ki. Khán giả đặt nhiều kỳ vọng vào dự án mới của nam diễn viên và với những ai đã xem phim, tin rằng họ đã không cảm thấy quãng thời gian hơn 2 tiếng của mình trôi qua uổng phí.
"Tên tôi là Loh Kiwan": Câu chuyện về hành trình truy cầu hạnh phúc đầy gian nan
Câu chuyện phim "Tên tôi là Loh Kiwan" kể về hành trình nỗ lực tồn tại và truy cầu hạnh phúc của Loh Kiwan, người đàn ông hơn 30 tuổi sinh ra tại Triều Tiên, hiện đang chờ xác nhận tình trạng tị nạn từ Chính phủ Bỉ.
Poster phim "Tên tôi là Loh Kiwan"
Trước đó, chỉ vì cứu người, Loh Kiwan bị cuốn vào một cuộc ẩu đả mà đáng lý đã có thể làm ngơ, để rồi phải sống một cách chui lủi. Trong một lần giúp con trai chạy trốn, mẹ của Loh Kiwan bị xe tải tông chết. Trước lúc ra đi, điều duy nhất mà bà mong muốn là con trai mình được ra nước ngoài, ngẩng cao đầu mà sống với cái tên Loh Kiwan. Trước lúc lâm chung, bà chấp nhận bán xác của mình cho bệnh viện để lấy tiền cho con trai trốn sang Bỉ.
Loh Kiwan đã thành công đào thoát khỏi Triều Tiên, thế nhưng cuộc sống của một người vô gia cư, không quyền công dân, không việc làm chẳng khác nào địa ngục. Anh phải lục thùng rác để kiếm nước thừa, ăn bánh mì mốc rồi nôn thốc nôn tháo, bị lũ côn đồ trên đường phố đánh đập và phải ngủ co ro trong nhà vệ sinh công cộng để cố tồn tại giữa thời tiết lạnh giá.
Bước ngoặt cuộc đời của Loh Kiwan đến vào một hôm anh ngất lịm đi vì lên cơn sốt. Lúc ấy, một cô gái tên Lee Marie (Choi Sung Eun) đã trộm đi chiếc ví với toàn bộ số tiền bên trong để trả nợ cho xã hội đen. Tuy nhiên, Marie không biết rằng hành động này đã bị camera ghi lại. Tất cả những việc này giống như định mệnh, bởi nó giúp Loh Kiwan gặp được Marie, tình yêu của đời mình. Thế nhưng dĩ nhiên vào lần đầu diện kiến ở đồn cảnh sát, cả hai đều không biết điều đó.
Do phải chịu một vết thương lòng quá lớn trong quá khứ liên quan đến cái chết của mẹ, Marie giờ đây là một cô gái bất cần đời. Cô hận cha mình, luôn tìm cách hủy hoại bản thân. Thế nhưng mọi chuyện dần thay đổi kể từ sau khi Marie gặp Loh Kiwan.
Marie và Loh Kiwan chìm đắm vào tình yêu lúc nào chẳng hay, nhưng mối quan hệ giữa họ lại phải đối diện với quá nhiều giông bão. Đó là việc Loh Kiwan đang chật vật nơi đất khách quê người, rắc rối liên quan đến xã hội đen của Marie, cùng với những vết thương lòng còn chưa liền sẹo mà cả hai ấp ủ trong tim. Thế nhưng sau tất cả những trắc trở, đến cuối cùng, mối tình của họ cũng có một cái kết đẹp khiến người xem thỏa mãn.
Song Joong Ki xấu nhất màn ảnh nhưng diễn xuất thì miễn chê
Nhắc đến Song Joong Ki, khán giả nghĩ ngay tới hình ảnh của một trong những "soái ca" điển trai bậc nhất làng giải trí xứ Hàn. Anh từng khiến hội chị em chết mê chết mệt với hình tượng đại úy Yoo Shi Jin mạnh mẽ trong "Hậu duệ mặt trời" hay luật sư mafia Vincenzo Cassano có thừa phong độ trong "Vincenzo".
Song Joong Ki xứng đáng được khen ngợi với những gì đã làm để thể hiện vai Loh Kiwan
Tuy nhiên với "Tên tôi là Loh Kiwan", hiện lên trước mắt người xem lại là một Song Joong Ki rách rưới, thảm hại. Có thể nói, đây chính là phiên bản xấu nhất trên màn ảnh của mỹ nam sinh năm 1985.
Không chỉ gây bất ngờ với tạo hình, Song Joong Ki còn làm người xem thán phục trước diễn xuất của mình. Anh khắc họa quá thành công nhân vật Loh Kiwan với hàng loạt biểu cảm khác nhau. Đó là nỗi đau đớn đến tột cùng khi tận mắt chứng kiến cái chết của mẹ, sự dằn vặt vì những bi kịch đã xảy ra trong quá khứ, sự đau lòng khi bị phản bội, cảm giác hoang mang xen lẫn khao khát cầu sinh mãnh liệt và niềm hạnh phúc ánh lên từ trong đáy mắt khi được ở bên người mình yêu.
"Tình mới" tài sắc vẹn toàn của Song Joong Ki
Choi Sung Eun gây ấn tượng với vai nữ chính Marie
Trước khi "Tên tôi là Loh Kiwan" ra mắt, người ta chỉ nói về Song Joong Ki mà thôi. Thế nhưng bây giờ, sự chú ý còn được dành cho Choi Sung Eun, nữ chính của bộ phim.
Choi Sung Eun từng đóng góp mặt trong siêu phẩm "Vượt ra tội ác", hợp tác cùng Ji Chang Wook ở "Annarasumanara: Thanh âm của phép thuật". Thế nhưng nhìn chung, nàng thơ sinh năm 1996 vẫn chưa thể bước lên hàng ngũ ngôi sao. Thậm chí với nhiều người, những gì họ nhớ về cô chỉ là một mỹ nhân sở hữu gương mặt "giống cả Kbiz". Thế nhưng nhờ vai Marie, Choi Sung Eun đã khiến khán giả phải công nhận cô là một mỹ nhân vừa có sắc, vừa có tài.
Xem "Tên tôi là Loh Kiwan", khán giả thấy một Marie với trái tim bị nỗi đau khổ gặm nhấm suốt nhiều năm. Cô cảm thấy mình không xứng đáng có được hạnh phúc, tìm đến đủ thứ tệ nạn. Thế nhưng nhờ có tình yêu với Loh Kiwan, cô đã được sống một cuộc đời khác.
Có một điều rất đáng nói về Choi Sung Eun, đó là khả năng tạo "chemistry" với Song Joong Ki. Ánh mắt hạnh phúc, gương mặt ngại ngùng, nét tinh nghịch khi yêu, sự đê mê lúc ân ái và cả nỗi buồn chia ly, tất cả đều được Choi Sung Eun thể hiện rất chân thật. Bằng diễn xuất ấn tượng của mình, cô và Song Joong Ki đã cùng nhau khiến khán giả hoàn toàn chìm đắm vào câu chuyện tình yêu giữa Marie cùng với Loh Kiwan.
Cảnh "yêu" của Song Joong Ki và Choi Sung Eun trong "Tên tôi là Loh Kiwan"
Nhìn chung, "Tên tôi là Loh Kiwan" là một bộ phim đáng xem ở thời điểm hiện tại. Tác phẩm này không mang đậm tính giải trí, xây dựng bầu không khí nặng nề nhưng lại đem đến nhiều cung bậc cảm xúc thông qua câu chuyện phim hấp dẫn cùng diễn xuất hoàn hảo từ các diễn viên.
Bộ phim "Tên tôi là Loh Kiwan" do Song Joong Ki và Choi Sung Eun đóng chính hiện đang được chiếu trên Netflix.
Phim của Song Joong Ki leo top 1 Việt Nam bất chấp tranh cãi, một cái tên được khen nhiều hơn cả cặp chính Tên Tôi Là Loh Kiwan của Song Joong Ki ghi nhận thành tích tốt tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tên Tôi Là Loh Kiwan (My Name Is Loh Kiwan) là dự án phim đánh dấu sự trở lại của Song Joong Ki sau một thời gian liên tục gây tranh cãi về vấn đề đời tư. Dù mức...