Tên miền .VN vẫn ổn định sau sự cố đứt cáp quang biển
Trước sự cố đứt cáp quang biển AAG hôm 20/12 vừa qua, Trung tâm Internet Viêt Nam ( VNNIC) đã khẩn trương ứng cứu lưu lượng Internet quốc tế cùng với hệ thống DNS Cache tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhằm đảm bảo hoạt động cho tên miền quốc gia .VN.
Sự cố đứt cáp quang AAG ảnh hưởng nặng đến lưu lượng truy cập Internet tai VN.
Sự cố đứt cáp quang biển AAG (Asia America Gate) phân đoạn Vũng Tàu – Hồng Kông khiến cho 60% lưu lượng Internet của các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam bị ảnh hưởng. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến truy cập Internet quốc tế của bốn doanh nghiệp: VNPT, Viettel, SPT, NetNam.
Hậu quả của sự cố đã khiến cho việc liên lạc, trao đổi thông tin đi nước ngoài của người dùng trong nước, như lướt web (với các trang web đặt máy chủ ở nước ngoài), dịch vụ email, gọi điện Internet ra quốc tế,… và một phần Internet trong nước bị ảnh hưởng.
Video đang HOT
Ông Nguyên Hông Thăng – PGĐ Phu trach Ky thuât Trung tâm Internet Viêt Nam (VNNIC) cho biết, phía VNNIC đã nhanh chóng hành động hỗ trợ ứng cứu lưu lượng Internet quốc tế cùng với việc hệ thống DNS Cache tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để đảm bảo hoạt động cho tên miền quốc gia .VN trên Internet và đặc biệt là hệ thống VNIX.
Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của VNNIC trong việc hỗ trợ đảm bảo an toàn hoạt động của Internet Việt Nam trong trường hợp có sự cố với mạng Internet trong nước và quốc tế.
VNNIC có thể phối hợp với các DN để chuyển tiếp lưu lượng quốc tế giữa các DN qua kết nối sẵn có của các DN tới VNIX, tất nhiên phải có sự đồng thuận, phối hợp hỗ trợ lẫn nhau giữa các DN, VNIX đóng vai trò hỗ trợ kết nối, đảm bảo an toàn.
Trong các ngày tới, VNNIC sẽ tiếp tục theo dõi, phối hợp với các DN để chuyển hướng lưu lượng, dự phòng ứng cứu tốt nhất đảm bảo truy cập Internet được thông suốt.
Theo VietnamNet
VNNIC hợp tác với Nhật Bản phát triển IPv6
Từ năm 2014, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) và Trung tâm Thông tin mạng Nhật Bản (JPNIC) sẽ tiến hành một số hoạt động hợp tác cụ thể trong lĩnh vực quản lý tài nguyên Internet, trong đó hoạt động hợp tác được nhắc đến đầu tiên là thúc đẩy phát triển IPv6.
Bộ TT&TT đang khuyến khích các doanh nghiệp triển khai IPv6 trong bối cảnh địa chỉ IPv4 đã cạn kiệt. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Từ năm 2002, Việt Nam đã chuẩn bị thử nghiệm mạng IPv6, đến năm 2003 đã kết nối thử nghiệm dịch vụ với các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Ngày 6/5/2013, mạng IPv6 quốc gia chính thức khai trương với sự kết nối của VNNIC (hệ thống DNS.vn và VNIX quốc gia) với 5 ISP (gồm Viettel, VNPT, Netnam, FPT Telecom, SPT, VTC), mới đây có thêm SCTV, CMC Telecom, VTN tham gia kết nối song song cả IPv4 và IPv6.
Tuy nhiên, việc triển khai IPv6 trong cộng đồng và các doanh nghiệp phần cứng, phần mềm, nội dung số còn rất hạn chế. Tính đến tháng 10/2013 mới có 20 chủ website, 35 website .vn triển khai IPv6 và 6 nhà sản xuất thiết bị hỗ trợ IPv6 (gồm Viettel R&D, FPT Telecom, VNPT Technology, D-Link, Zyxel, Ruckus Wireless Inc).
Theo chỉ đạo của Bộ TT&TT, VNNIC và các doanh nghiệp liên quan đang "tăng tốc" triển khai IPv6 tại Việt Nam.
Trong chuyến thăm Nhật Bản mới đây của đoàn công tác VNNIC do Giám đốc Hoàng Minh Cường dẫn đầu, VNNIC đã ký thỏa thuận ghi nhớ hợp tác với JPNIC, trong đó, nội dung hợp tác cụ thể được đề xuất đầu tiên chính là thúc đẩy phát triển IPv6.
Những nội dung chính khác trong thỏa thuận ghi nhớ gồm: tăng cường hợp tác, trao đổi, thảo luận về xây dựng chính sách quản lý tài nguyên tại hai nước và trong khu vực, thúc đẩy ứng dụng các công nghệ mới trong quản lý tài nguyên Internet như RPKI, IPv6, DNSSEC...
Ngay sau lễ ký, VNNIC và JPNIC đã cùng chia sẻ những kinh nghiệm liên quan đến chính sách quản lý và sử dụng tài nguyên Internet, đào tạo nhân lực, triển khai dịch vụ và sản phẩm trên nền IPv6 và thống nhất sẽ hiện thực hóa các chương trình hợp tác trong thời gian tới.
Theo ICTnews
VNNIC hỗ trợ khắc phục sự cố đứt cáp Internet quốc tế Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã có công văn gửi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) nhằm giúp các đơn vị ứng cứu sự cố do việc đứt cáp quang biển AAG. Việc cáp quang biển AAG bị đứt khiến đường truyền Internet từ Việt Nam đi quốc tế bị chậm. (Ảnh: T.H/Vietnam ) Trước đó, vào sáng 21/12,...