Tên miền vi phạm sở hữu trí tuệ sẽ bị tịch thu
Từ tháng 7-2013, quy định mới về xử phạt trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (SHCN) sẽ được áp dụng, theo đó có khả năng tên miền xâm phạm quyền SHCN sẽ bị tịch thu sau 10 ngày thay vì sau một năm như hiện nay.
Một số sản phẩm vi phạm quyền sở hữu công nghiệp được trưng bày bên lề hội thảo hôm 24-4 tại TPHCM. Ảnh: Thu Nguyệt
Theo thông tin tại hội thảo về sở hữu trí tuệ do Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam ( EuroCham) tổ chức hôm 24-4 tại TPHCM, quy định xử lý vi phạm hành chính trên sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2013. Theo đó, nghị định thay thế Nghị định 97/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong SHCN dự kiến sẽ sớm được ban hành.
Theo đó, những tên miền xâm phạm quyền SHCN sẽ bị thu hồi sau 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành, thay vì phải đợi sau một năm như hiện nay.
Video đang HOT
Xử lý này áp dụng cho hành vi sử dụng tên miền gây nhầm lẫn hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng, hoặc đăng ký tên miền nhưng nhằm mục đích đầu cơ để bán lại kiếm lời hoặc nhằm ngăn cản chủ sở hữu quyền đăng ký tên miền đó.
Theo luật sư của một số công ty luật nước ngoài có mặt tại hội thảo, thời hạn thu hồi tên miền sau một năm là một trong những vướng mắc lớn nhất hiện nay liên quan đến xử lý tên miền xâm phạm quyền SHCN.
Ngoài ra, việc xử lý vi phạm trên hiện cũng gặp khó khăn trong trường hợp không xác định được cá nhân/tổ chức đăng ký sở hữu tên miền. Chẳng hạn, theo một quan chức của Bộ Khoa học và Công nghệ không muốn nêu tên, hiện vụ việc về tên miền Bkav.vn không thuộc công ty an ninh mạng BKAV đã được đưa ra để xử lý, tuy nhiên không xác định được người đăng ký/chiếm giữ tên miền này.
Do đó, theo quan chức này, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng tính đến việc xử lý theo hướng, trong trường hợp đặc biệt như trên vẫn có thể tiến hành thu hồi tên miền nếu thấy có vi phạm chứ không nhất thiết phải đi tìm người đăng ký.
Cũng theo vị quan chức này, hiện hành vi vi phạm SHCN liên quan đến tên miền tại Việt Nam đạt ở mức cao. Chẳng hạn, Công ty Herbalife đã đăng ký một loạt tên miền tại Việt Nam, nhưng vẫn có tên miền Herbal-Life.com.vn do người khác đăng ký, gây nhầm lẫn với bốn tên miền Herbalife đã đăng ký.
Hay, Starbucks cũng đang gặp vấn đề tại Việt Nam. Khi đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thì Starbucks không phát hiện ra vấn đề gì, nhưng khi đăng ký tên miền thì phát hiện tên miền starbucks.com.vn đã được đăng ký trước đó ba tháng.
Theo GenK
Tên miền chưa được coi là đối tượng sở hữu trí tuệ
Đa số những vụ tranh chấp tên miền ở Việt Nam thời gian qua diễn ra giữa bên chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa và bên nắm giữ tên miền trùng với nhãn hiệu đó.
Theo thông lệ chung trên thế giới, Bộ Thông tin và Truyền thông áp dụng việc quản lý tên miền theo nguyên tắc "đăng ký trước được quyền sử dụng trước". Tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng và tính chính xác của các thông tin đăng ký nhằm đảm bảo không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức cá nhân khác.
Chính vì nguyên tắc "đăng ký trước được xét cấp trước" nên nhiều năm qua đã diễn ra khá nhiều vụ tranh chấp liên quan đến tên miền của các nhãn hiệu nổi tiếng như toyotavn.vn; samsungmobile.vn; ibm.com.vn; fanta.com.vn; bitis.vn...
Trong khi đó, không ít chủ nhãn hiệu chủ quan nghĩ "tên liên quan đến tôi, chỉ tôi được sử dụng" và tin rằng nếu đã đăng ký bảo hộ thương hiệu thì ắt sẽ đòi lại được tên miền liên quan. Tuy nhiên, bảo hộ nhãn hiệu trên thực tế là một vấn đề khác vì theo thông lệ trên thế giới, tên miền không nằm trong phạm vi và đối tượng điều chỉnh của Luật sở hữu trí tuệ, như vậy không có nghĩa việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên thực tế sẽ đồng thời được bảo hộ trên Internet.
Các vụ tranh chấp tên miền liên quan đến nhãn hiệu liên tục xảy ra.
Thông tư số 10/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 của Bộ TT-TT quy định đối với các trường hợp tranh chấp tên miền không thương lượng được thì hoàn toàn có thể giải quyết triệt để thông qua hình thức khởi kiện tại tòa án hoặc thông qua trọng tài. Tuy nhiên, website của Tòa án nhân dân tối cao cũng đã ghi rõ nếu muốn khởi kiện đòi tên miền, nội dung đơn khởi kiện của chủ thể có tranh chấp phải đáp ứng đầy đủ 3 yêu cầu: Tên miền trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại mà người khiếu kiện có quyền và lợi ích hợp pháp; người bị khiếu kiện không có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền đó; và tên miền được người bị khiếu kiện sử dụng với ý đồ xấu đối với người khiếu kiện. Có nghĩa, nếu bên nguyên đơn không chứng minh được bên bị có ý đồ xấu hoặc không có quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến tên miền thì họ khó đòi được tên miền.
Hiện nay, để hoàn thiện hơn về chính sách quản lý, Bộ TT&TT cũng đã trình Thủ tướng ban hành quyết định về đấu giá, chuyển nhượng tài nguyên viễn thông và Internet, trong đó gồm các quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn về trình tự, thủ tục chuyển nhượng tên miền... Khi đó, giao dịch tên miền được hợp pháp hóa, công bằng để tài nguyên được phân bổ bình đẳng và đảm bảo hiệu quả.
Dù vậy, trong khi chờ dự thảo mới có hiệu lực, để tránh bị tranh chấp và có nguy cơ phải bỏ ra số tiền lớn để mua lại tên miền, các doanh nghiệp cần có ý thức đăng ký sớm tên miền liên quan tới thương hiệu của họ. Theo thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) từ đầu năm 2012, có 181.000 tên miền .vn được đăng ký, trong số này có 124.000 tên liên quan đến các tổ chức và doanh nghiệp. Thế nhưng, số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam là trên 500.000 (theo số liệu của VCCI). Có nghĩa, chỉ khoảng 20% doanh nghiệp trong nước đã đăng ký và thực sự sở hữu tên miền quốc gia.
Theo VNE
Bkav ra mắt dịch vụ miễn phí Secure DNS bảo vệ truy cập web Công ty An ninh mạng Bkav chính thức ra mắt Secure DNS, dịch vụ bảo vệ truy cập web. Đây là dịch vụ miễn phí, với danh sách website độc hại được cập nhật liên tục hàng giờ từ Tổ chức toàn cầu về chống lừa đảo trực tuyến APWG (Anti-Phishing Working Group) mà Bkav là thành viên. APWG là tổ chức phi...