Tên lửa thông minh và những lựa chọn hạn chế khi Mỹ tấn công Syria
Mỹ được cho là đang lên kế hoạch cho một cuộc tấn công đáp trả nhằm vào Syria thậm chí mạnh hơn vụ nã 59 tên lửa hành trình Tomahawk hồi năm ngoái. Tuy nhiên, một cựu quan chức quốc phòng Mỹ nhận định rằng quy mô đáp trả thế nào là điều mà Mỹ sẽ phải thận trọng.
Giới chuyên gia cho rằng, tấn công Syria bằng tên lửa hành trình chính xác dường như là lựa chọn duy nhất của Mỹ. (Ảnh: Reuters)
Ngày 11/4, sau khi cảnh báo đáp trả Syria trong vòng 24-48h tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục cảnh báo, các tên lửa “đẹp và thông minh” sắp bắn tới Syria.
Theo Washington Post, khi Tổng thống Trump đề cập tới tên lửa “thông minh”, ông có thể muốn ngụ ý tới các tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường chính xác dựa trên công nghệ laser hoặc định vị toàn cầu GPS bằng vệ tinh. Hầu hết các tên lửa hiện thời của Mỹ đều có hệ thống dẫn đường tiên tiến. Các công nghệ vượt trội này sẽ cho phép Mỹ định vị và tấn công các mục tiêu tại Syria với độ chính xác cao.
Bình luận của ông Trump cho thấy, Mỹ nhiều khả năng sẽ sử dụng các tàu chiến trên Địa Trung Hải để phóng tên lửa nhằm vào Syria thay vì dùng máy bay chiến đấu.
Video đang HOT
Về phương thức tấn công, theo giới chuyên gia, việc điều máy bay chiến đấu qua không phận khác nước sẽ khó khăn hơn so với việc phóng tên lửa từ biển. Đó là chưa kể đến việc hệ thống phòng không S-400 của Nga đang bao bọc Damascus và các căn cứ quân sự lớn của Syria có thể coi là nỗi ám ảnh của các máy bay chiến đấu phương Tây. Trong khi đó, các tàu khu trục của Hải quân Mỹ ở Địa Trung Hải có khả năng mang tên lửa hành trình Tomahawk với tầm bắn gần 2.000km và có thể được hỗ trợ bởi các tàu chiến của đồng minh như Anh, Pháp.
S-400 được coi là lá bài chiến lược giúp Syria đối phó với các nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa. (Ảnh minh họa: Stratfor)
Về mục tiêu tấn công, một cựu quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nhận định, các nhà hoạch định chính sách của Lầu Năm Góc lần này dường như cũng sẽ lựa chọn mục tiêu tấn công tương tự. Tuy nhiên, họ có thể sẽ mở rộng danh sách mục tiêu, ngoài nhằm vào các máy bay chiến đấu của Syria, còn có thể tấn công các phi công, chỉ huy – những người trực tiếp hạ lệnh tấn công vũ khí hóa học.
Tuy nhiên, điều đó tiềm ẩn khá nhiều rủi ro khi Mỹ vốn không muốn lún sâu vào chiến sự Syria. “Nếu binh sĩ Nga hay Iran cũng bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công của Mỹ, nó sẽ khiến mức độ xung đột mở rộng hơn, có thể Mỹ sẽ bị đáp trả”, Loren Thompson, một chuyên gia phân tích quân sự tại Viện Lexington, nhận định.
“Đó là lý do khiến tôi tin rằng tấn công bằng tên lửa hành trình chính xác là lựa chọn duy nhất (của Mỹ)”, Scott Murray, một cựu quan chức Không quân Mỹ, nhận định.
Minh Phương
Theo Dantri
Anh đồng ý tham gia đáp trả Syria
Trong cuộc điện đàm ngày 12/4 ngay sau cuộc họp nội các khẩn cấp, Thủ tướng Anh Theresa May đã nói với Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng, Anh đồng ý phối hợp với Mỹ trong các hoạt động quốc tế nhằm đáp trả việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria, Reuters cho biết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Thủ tướng Anh Theresa May (Ảnh: AFP)
Theo Reuters, Thủ tướng Anh Theresa May hôm qua đã có cuộc họp khẩn với toàn bộ nội các để thảo luận các phương án đáp trả vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Đông Ghouta (Syria) hồi tuần trước khiến hàng chục người thiệt mạng.
"Sau cuộc thảo luận mà tất cả thành viên nội các đều tham gia đóng góp ý kiến, Nội các Anh nhất trí rằng cần thiết phải đáp trả việc sử dụng vũ khí hóa học", Reuters dẫn thông cáo của chính phủ Anh cho biết.
Nguồn tin cho biết, ngay sau cuộc họp, tối 12/4, Thủ tướng May đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump. Hai nhà lãnh đạo thể hiện chung quan điểm rằng việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria là một "hành động nguy hiểm" và "cần bị đáp trả".
"Sự phối hợp hành động giữa các đồng minh (Anh, Mỹ) sẽ giúp ngăn chặn việc tái diễn sử dụng vũ khí hóa học của chính quyền Syria", thông cáo của Văn phòng Thủ tướng Anh nêu rõ. Hai bên sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, thảo luận các phương án đáp trả Syria, thông cáo cho biết thêm.
Như vậy, hiện Anh và Pháp đã phát tín hiệu ủng hộ Mỹ về các hành động đáp trả Syria.
Trong khi đó, cùng ngày, Thủ tướng Angela Merkel khẳng định quân đội Đức sẽ không tham gia bất kỳ cuộc tấn công quân sự nào nhằm vào Syria. Nhà lãnh đạo Đức cho rằng "điều quan trọng là cần thể hiện sự thống nhất trong vấn đề Syria".
Minh Phương
Theo Dantri
Syria hối hả đối phó nguy cơ bị Mỹ tấn công Syria dường như đã có một số biện pháp chuẩn bị nhằm đối phó với nguy cơ bị tấn công sau khi Mỹ cảnh báo đáp trả trong vòng 24-48h tới. Tổng thống Syria Bashar al-Assad cùng quân đội nước này (Ảnh: Sputnik) Theo Wall Street Journal, Syria đã đặt hệ thống phòng không nước này ở tình trạng báo động cao nhằm...