Tên lửa phòng thủ bờ biển của Việt Nam
Lữ đoàn 679 là đơn vị tên lửa phòng thủ bờ biển làm nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trực thuộc Vùng 1 Hải quân.
Cùng với duy trì nghiêm lực lượng, phương tiện trực theo quy định, đơn vị thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch tác chiến dài hạn, đồng thời tổ chức huấn luyện chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên cao theo Chỉ thị của Tư lệnh Vùng.
Cơ động ra vị trí huấn luyện
Thực hành trên xe nạp đạn tên lửa.
Video đang HOT
Xe bệ phóng tên lửa vào vị trí thực hành nạp đạn.
Chuẩn bị nạp đạn.
Phân đội trưởng giao nhiệm vụ cho kíp chiến đấu.
Trắc thủ tên lửa cơ động vào vị trí.
Kíp chiến đấu thực hiện kiểm tra tên lửa sau khi nạp đạn.
Sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ.
Kiểm tra, bảo dưỡng khí tài sau giờ huấn luyện.
heo_Đời Sống Pháp Luật
Việt Nam gửi thêm lực lượng gìn giữ hòa bình tới Nam Sudan
Việt Nam có thể gửi một đại đội công binh và bệnh viên dã chiến cấp 2 tới làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan.
Ngày 14/7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam đã chủ trì cuộc họp với Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Cuộc họp nhằm bàn công tác hoàn thiện dự án xây dựng trung tâm, chuẩn bị kế hoạch triển khai một đại đội công binh và một bệnh viện dã chiến cấp 2 tới làm nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc (LHQ) ở Nam Sudan trong thời gian tới. Tham dự cuộc họp còn có đại diện các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng. Phát biểu chỉ đạo, Trung tướng Võ Văn Tuấn khẳng định, đây là nhiệm vụ mới với tổ chức biên chế và chức năng mới nên công tác còn gặp nhiều khó khăn. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Quốc phòng, công tác phải bảo đảm tính an toàn, hiệu quả và góp phần xây dựng hình ảnh Quân đội nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế.
Hai sĩ quan gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Nam Sudan.
Tại cuộc họp, Đại tá Hoàng Kim Phụng, Giám đốc Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam báo cáo một số hoạt động của trung tâm; cung cấp một số thông tin về hoạt động của hai sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam vừa được triển khai tới Nam Sudan làm nhiệm vụ; đề xuất một số kiến nghị liên quan tới các nhiệm vụ đang triển khai. Thiếu tướng Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục Đối ngoại phát biểu khẳng định, cần thúc đẩy hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan đến nhiệm vụ gìn giữ hòa bình LHQ nhằm xây dựng chế độ, chính sách; sớm triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng của trung tâm để tiếp nhận tài trợ của một số nước đã đề nghị hỗ trợ trung tâm... Tại cuộc họp, đại diện Cục Quân y và Bộ tư lệnh Công binh cho biết, đã giao các đơn vị chức năng đảm nhận nhiệm vụ, chuẩn bị lực lượng cũng như công tác huấn luyện, đào tạo để sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Phát biểu kết luận, Trung tướng Võ Văn Tuấn chỉ đạo: Cần thực hiện song song hai mảng công việc, đó là vừa chuẩn bị lực lượng để triển khai ở nước ngoài, vừa hoàn thiện tổ chức, biên chế và cơ sở hạ tầng của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam. Việc cần làm ngay đó là có các văn bản pháp nhân theo quy định để làm cơ sở và nhanh chóng xây dựng trung tâm huấn luyện đủ các điều kiện để tiếp nhận viện trợ nước ngoài. Trung tướng Võ Văn Tuấn đề xuất nghiên cứu khả năng đầu tư tăng cường và bổ sung trên cơ sở các trung tâm sẵn có nếu đủ điều kiện; nhất trí với các đề xuất của Trung tâm Gìn giữ hòa bình Việt Nam về triển khai các đoàn khảo sát thực địa, tiền trạm và làm việc với LHQ để thỏa thuận việc triển khai đại đội công binh cũng như bệnh viện dã chiến cấp 2 ở Nam Sudan; đồng thời giao các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng sớm triển khai các nhiệm vụ liên quan. Trung tướng Võ Văn Tuấn nhấn mạnh, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ là nhiệm vụ chính trị quan trọng nên lực lượng được cử tham gia phải bảo đảm xây dựng hình ảnh là những đại sứ hòa bình của Việt Nam, có đủ trình độ và năng lực chuyên môn để thực hiện sứ mệnh quốc tế. Vì vậy, công tác chuẩn bị cần khẩn trương, kỹ lưỡng và bảo đảm các điều kiện cần thiết, nhưng vẫn phải mang tính chủ động, tự chủ cao. Theo báo Quân đội Nhân dân
Theo_Kiến Thức
Lời nhắn da diết của người thân cảnh sát biển, kiểm ngư "Cứ mỗi lần anh ấy được về phép là hai đứa nó cứ quấn lấy để đọc thơ, hát những bài được học trên lớp cho bố nghe. Còn khi anh đi công tác, mỗi lần gọi điện về, câu đầu tiên các cháu lại hỏi: Bố ơi, khi nào bố về với chúng con?" - chị Phạm Thị Trâm Anh, vợ của...