Tên lửa Israel phô diễn năng lực tấn công chính xác
Israel thử thành công tên lửa đạn đạo LORA, đánh trúng mục tiêu trên biển với độ chính xác cao từ khoảng cách 400 km.
“Đợt thử nghiệm tác chiến với Hệ thống Pháo Tầm xa (LORA) đã hoàn tất. Hoạt động này diễn ra ngoài biển rộng nhằm phô diễn tính năng của LORA với một khách hàng”, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Israel (IAI) hôm qua ra thông cáo cho biết.
Đợt thử nghiệm tên lửa LORA được IAI công bố hôm 2/6. Video: IAI.
Video thử nghiệm cho thấy tên lửa LORA khai hỏa từ bệ phóng đặt trên một tàu hàng, địa điểm và thời gian quay không được tiết lộ. IAI cho biết đã phóng hai tên lửa đến mục tiêu ở khoảng cách 90 và 400 km, cả hai đều đánh trúng đích.
“Các quả đạn tự dẫn đường tới mục tiêu với độ chính xác cao nhất, hoàn thành mọi yêu cầu của đợt thử nghiệm”, thông cáo có đoạn viết.
Dù được IAI gọi là hệ thống pháo tầm xa, LORA thực chất là tên lửa đạn đạo chiến thuật chuyên dùng tấn công mục tiêu trọng yếu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương. Mỗi quả đạn có tầm bắn tối đa 430 km, trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, định vị vệ tinh và đầu dò quang học khi tiếp cận mục tiêu, cho phép đánh trúng vòng tròn có bán kính 10 m.
Tên lửa được lắp đầu đạn nặng 570 kg với tùy chọn nổ phá mảnh, đạn chùm hoặc xuyên phá hầm ngầm. Bệ phóng LORA có thể đặt trên khung gầm xe tải hoặc container thương mại.
Tranh cãi thiệt hại khi Israel không kích căn cứ T4
Dù vụ không kích của Israel vào căn cứ T4 tại Syria diễn ra từ rạng 15/1 nhưng đến nay con số thiệt hại vẫn gây tranh cãi.
Theo thông tin từ tờ Avia của Nga đăng tải, để tấn công vào căn cứ T4, tốp chiến đấu cơ Israel đã phóng tổng cộng 10 tên lửa. Tuy nhiên chỉ có 4 tên lửa đánh trúng vào căn cứ trong khi 6 quả còn lại bị phòng không Syria đánh chặn.
Việc để lọt tới 4 quả tên lửa đã khiến một chiếc cường kích Su-24 và 2 chiếc Su-22 khác đã bị phá hủy. Rất may đã không có thiệt hai về người dù tại thời điểm diễn ra vụ tấn công có cả binh sĩ Nga, Syria và Iran tại T4.
Thời điểm diễn ra cuộc không kích, những chiếc Su-22 và Su-24 đang trong trạng thái nghỉ ngơi trong nhà chứa. Chính vì vậy đã không xảy ra thương vong coh binh sĩ có mặt tại đây.
Điều khá bất ngờ trong thông tin được tờ báo Nga đưa ra bởi ngay trước đó, trang Jpost dẫn nguồn tin quân sự địa phương cho biết, đã có ít nhất 3 người thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel.
Đài quan sát nhân quyền Syria (SOHR) thì cho rằng, con số thiệt mạng trong các cuộc tấn công có thể sẽ tăng do số người bị thương nặng khá nhiều. Ngoài thiệt hại về người, cuộc tấn công cũng đã phá hủy một kho đạn, nhiều phương tiện quân sự và một tòa nhà đang xây tại căn cứ.
Nhưng cả 2 nguồn tin này đều không nói đến bất kỳ thiệt hại nào về lực lượng chiến đấu cơ tại T4. Hiện lực lượng Nga và Syria chưa có tuyên bố chính thức nào về vụ không kích cũng như thiệt hại.
Căn cứ T4 luôn là cái gai trong mắt Israel khiến nó trở thành mục tiêu của hàng loạt cuộc tấn công trong những năm gần đây của cả Israel và phiến quân. Đặc biệt là vụ tập kích kinh hoàng năm 2017 giết chết nhiều binh sĩ Quân đội Iran.
Hồi tháng 12/2016, IS đã tấn công căn cứ T4 nhằm giành lại thành phố cổ Palmyra cũng như chiếm quyền kiểm soát tuyến đường chiến lược nằm gần căn cứ này là Jihar.
Tại thời điểm đó, Quân đội Syria đã không thể ngăn chặn được cuộc tấn công của IS và đành phải rút lui để cho các tay súng khủng bố hoành hành trong phạm vi tấn công căn cứ T4.
Sau đó phải rất vất vả lực lượng chính phủ mới có thể giành lại được quyền kiểm soát căn cứ này từ tay phiến quân. Lý do khiến Israel không kích vào T4 được Tel Aviv cáo buộc Iran đang nắm quyền kiểm soát căn cứ này.
"Iran và Lực lượng Quds (đơn vị đặc nhiệm của Quân đoàn Vệ binh cách mạng Iran) đang vận hành căn cứ không quân T4 ở Syria nằm gần thành phố cổ Palmyra cùng với sự hỗ trợ từ phía quân đội Syria và nhận được sự chấp thuận của chính phủ Syria", IDF tuyên bố.
Cũng theo phía Israel, căn cứ này được Lực lượng Quds sử dụng làm nơi vận chuyển các loại vũ khí hiện đại tới "Syria, cho các tay súng Hezbollah và Shiite trong khu vực".
Đan Nguyên
Theo baodatviet.vn
Mỹ run tay xé bỏ New START với Nga Mỹ làm ngơ trước lời kêu gọi của Nga gia hạn hiệp ước kiểm soát vũ khí chiến lược nhưng trong lòng lại lo sợ về thực lực của Nga. Sự tò mò hủy diệt của Mỹ Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) mà Nga và Mỹ ký kết năm 2010 hạn chế hai nước triển khai không...