Tên lửa BrahMos – sát thủ diệt hạm Ấn Độ muốn bán cho Việt Nam
BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay hay các bệ phóng di động mặt đất.
Tên lửa đối hạm siêu thanh BrahMos. Ảnh: RIA Novosti.
Hồi cuối tháng 5, Economic Times đưa tin một đoàn đại biểu công nghiệp quốc phòng, gồm đại diện của các công ty vũ khí lớn của Ấn Độ, sẽ tháp tùng Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrikar đến thăm Việt Nam vào đầu tháng 6.
Các quan chức Ấn Độ cho biết Bộ Quốc phòng nước này đang xem xét khả năng hợp tác phát triển và sản xuất vũ khí với Việt Nam, đồng thời xác định Việt Nam là quốc gia mà họ có thể xuất khẩu gần như tất cả các loại vũ khí, kể cả những hệ thống tiên tiến nhất như tên lửa diệt hạm siêu thanh BrahMos.
BrahMos được phát triển dựa trên sự hợp tác giữa công ty NPO Mashinostroeyenia của Nga và tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ trong chương trình phát triển công nghệ không gian mang tên BrahMos Aerospace. BrahMos là tên viết tắt của hai địa danh Brahmaputra ở Ấn Độ và Moscow ở Nga.
Từ năm 2004, loại tên lửa này trải qua rất nhiều cuộc thử nghiệm trong các điều kiện thời tiết và địa hình khác nhau, kể cả trong địa hình sa mạc. Với khả năng bay hình chữ “S” ở vận tốc siêu thanh, BrahMos đã tự chứng minh được khả năng tác chiến và được quân đội Ấn Độ đưa vào biên chế như một loại tên lửa đối hạm chủ lực của nước này.
BrahMos được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên mặt nước với độ cao thấp hơn 10 m, có thể đạt vận tốc 2,8 Mach và tầm hoạt động tối đa là 290 km. Phiên bản phóng từ tàu được gắn đầu đạn 200 kg còn mẫu phóng từ máy bay (BrahMos A) có thể mang đầu đạn 300 kg.
Video đang HOT
Động cơ của BrahMos hoạt động chia làm hai giai đoạn, trước hết là đốt cháy nhiên liệu rắn để đẩy tên lửa đạt đến vận tốc siêu thanh sau đó sẽ chuyển sang sử dụng nhiên liệu lỏng để duy trì vận tốc đó trong suốt hành trình bay.
Hệ thống dẫn khí tiên tiến của BhraMos tạo điều kiện cho việc đốt cháy nhiên liệu lỏng của động cơ hiệu quả hơn khiến nó có thể bay xa hơn các tên lửa khác khi cùng tiêu thụ một lượng nhiên liệu giống nhau.
Tên lửa siêu thanh BrahMos rời bệ phóng. Ảnh: RIA Novosti.
Điểm ưu việt nhất của BrahMos được phóng theo cơ chế “bắn và quên”, tức là sau khi phóng đi không cần thêm bất kỳ thao tác điều khiển nào khác, nó tự động nhận tính hiệu định vị từ vệ tinh rồi tự vận động đến mục tiêu. Trên đường bay, tên lửa BrahMos còn có khả năng biến tốc và đổi hướng hai lần để tránh sự phát hiện của radar phòng thủ tên lửa đối phương, tạo thành đường bay hình chữ “S” đẹp mắt.
Theo tính toán, nếu radar tàu đối phương ở độ cao 20 m, BrahMos sẽ chỉ bị phát hiện ở khoảng cách 27 km. Do vậy, đối phương chỉ có 27 giây để theo dõi, định vị và bắn hạ BrahMos trước khi nó tấn công tàu.
BrahMos có thể tiếp nhận hai kênh điều khiển của hai loại vệ tinh khác nhau, vừa bay theo điều khiển của tín hiệu GPS của vệ tinh Mỹ, vừa có thể hành trình theo hệ thống thông tin vệ tinh GLONASS của Nga. Vào cuối hành trình bay, nó tự động ngắt các liên kết với vệ tinh để chống gây nhiễu và hạ thấp độ cao xuống 5-15 m so với mặt biển, kích hoạt đầu dẫn tự động, định vị mục tiêu chính xác tới cự ly hàng mét, đảm bảo không một mục tiêu nào có thể chạy thoát.
Với tốc độ cao, BrahMos có thể xuyên qua mục tiêu dễ dàng hơn các loại tên lửa hạng nhẹ cận âm khác như Tomahawk. Với trọng lượng gấp đôi và nhanh hơn 4 lần, BrahMos có lực tác động mạnh hơn 32 lần tên lửa Tomahawk khi đâm vào mục tiêu.
Dù được phát triển với mục đích chính là chống hạm, BrahMos cũng có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu cố định trên đất liền. BrahMos có thể phóng từ đất liền, từ máy bay (Su-30MKI), từ tàu chiến hoặc tàu ngầm. Phiên bản phóng từ máy bay có một bộ phận gia tốc nhỏ (để đẩy tên lửa bay cùng vận tốc với máy bay trước khi khích hoạt động cơ đẩy chính) và thêm một số đuôi định hướng để giữ ổn định trong khi phóng.
Theo thông tin của Mer et Marine, Ấn Độ và Nga có kế hoạch trong vòng 10 năm tới sẽ chế tạo 2.000 tên lửa BrahMos và 50% trong số đó sẽ được dùng để xuất khẩu cho các nước đồng minh và đối tác.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Ấn Độ có thể bán tên lửa diệt hạm siêu thanh cho Việt Nam
Ấn Độ sẵn sàng bán những vũ khí hiện đại nhất, trong đó có tên lửa diệt hạm siêu thanh BrahMos cho Việt Nam.
Tên lửa siêu thanh BrahMos rời bệ phóng. Ảnh: RIA Novosti.
Ngày 28/5, Economic Times đưa tin một đoàn đại biểu công nghiệp quốc phòng, gồm đại diện của các công ty vũ khí lớn của Ấn Độ sẽ tháp tùng Bộ trưởng Quốc phòng Manohar Parrikar đến thăm Việt Nam vào đầu tháng 6.
Theo đó, phái đoàn này có thể bao gồm trên 15 đại diện từ các công ty quốc phòng tư nhân như L&T, Tata và Reliance Defence, cùng các công ty sản xuất vũ khí nhà nước như Brahmos Aerospace.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí trong chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam.
Các quan chức Ấn Độ cho biết Bộ Quốc phòng nước này sẽ xem xét khả năng hợp tác phát triển và sản xuất vũ khí với Việt Nam, quốc gia có trong biên chế nhiều loại vũ khí được nhập khẩu từ Nga tương tự với Ấn Độ.
Ấn Độ xác định Việt Nam là quốc gia mà họ có thể xuất khẩu gần như tất cả các loại vũ khí, kể cả những hệ thống tiên tiến nhất như tên lửa diệt hạm siêu thanh BrahMos.
Các nhà phân tích quốc phòng Ấn Độ nhận định, tăng cường xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam sẽ giúp thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ. Theo chuyên gia Ankur Gupta, thuộc công ty tư vấn toàn cầu Ernst and Young, những đề xuất như cung cấp 4 tàu tuần tra của GRSE hay xuất khẩu tên lửa BrahMos cho Việt Nam sẽ là những công cụ đối ngoại quan trọng của New Delhi trong khu vực.
BrahMos là loại tên lửa hành trình siêu thanh do Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất, ứng dụng công nghệ tàng hình có thể phóng từ tàu chiến, tàu ngầm, máy bay hay các bệ phóng di động trên mặt đất. Loại tên lửa này có vận tốc Mach 2,5-2,8. Phiên bản BrahMos cải tiến đang được thử nghiệm có thể đạt đến tốc độ Mach 6, tức gấp 6 lần vận tốc âm thanh.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Ấn Độ - Nga đồng ý bán tên lửa diệt hạm siêu thanh BrahMos cho nước thứ 3 Ấn Độ và Nga về nguyên tắc đã đồng ý xuất khẩu tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh BrahMos cho nước thứ ba, và Việt Nam được cho là khách hàng tiềm năng của loại tên lửa này. Tên lửa hành trình chống hạm BrahMos (Nga - Ấn sản xuất) có tốc độ gấp 3 lần vận tốc âm thanh, có...