Tên lửa 20 tấn của Trung Quốc rơi không kiểm soát về Trái Đất
Các mảnh vỡ của tên lửa Trung Quốc đang rơi không kiểm soát từ vũ trụ vào bầu khí quyển, dự kiến chạm đất vào tuần tới.
Tên lửa Long March 5B nặng 23 tấn trước đó cất cánh lúc 2h22 hôm 24/7 từ đảo Hải Nam. Tên lửa này đưa phòng thí nghiệm Vấn Thiên lên trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc đang bay trên quỹ đạo quanh Trái Đất, CNN ngày 26/7 đưa tin.
Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, tên lửa đang rơi tự do trở về khí quyển Trái Đất. Thời điểm hiện tại, chưa thể xác định vị trí chính xác mà các mảnh vỡ của tên lửa sẽ rơi xuống.
“Đây là một vật thể kim loại nặng 20 tấn. Dù nó sẽ vỡ thành nhiều mảnh khi đi vào khí quyển, nhiều mảnh vỡ, một số trong đó khá lớn, sẽ rơi xuống mặt đất”, Michael Byers, giáo sư Đại học British Columbia, cảnh báo.
Video đang HOT
Tên lửa đưa phòng thí nghiệm Vấn Thiên của Trung Quốc lên vũ trụ. Ảnh: CGTN.
Holger Krag, Giám đốc văn phòng rác vũ trụ thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu, cho biết các mảnh vỡ từ tên lửa Trung Quốc sẽ rơi xuống khu vực nằm trong phạm vi từ 44 độ vĩ Bắc tới 44 độ vĩ Nam. Vị trí chính xác nơi các mảnh vỡ rơi xuống chỉ có thể được xác định trong những giờ cuối cùng.
Đây là lần thứ ba Trung Quốc để mảnh vỡ từ tên lửa của nước này rơi không kiểm soát từ vũ trụ về Trái Đất.
Năm ngoái, Trung Quốc bị chỉ trích vì một sự kiện tương tự. Mảnh vỡ từ các tên lửa của Trung Quốc rơi xuống khu vực Ấn Độ Dương gần Maldives khoảng 10 ngày sau khi phóng.
Năm 2021, lõi tên lửa của Trung Quốc nặng gần 20 tấn rơi tự do vào khí quyển, ngang qua hai thành phố lớn của Mỹ là Los Angeles và New York, trước khi rơi xuống Đại Tây Dương.
Trung Quốc phóng môđun thứ hai lên trạm Thiên Cung
Chiều 24-7, Trung Quốc đã cho tên lửa Trường Chinh 5B mang theo môđun Vấn Thiên phóng vào không gian, nhằm tiếp tục hoàn thiện trạm Thiên Cung.
Tên lửa Trường Chinh 5B mang theo môđun phòng thí nghiệm Vấn Thiên được phóng lên vũ trụ vào chiều 24-7-2022 - Ảnh: REUTERS
Theo Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, tên lửa Trường Chinh 5B mang theo môđun Vấn Thiên đã được phóng lên vũ trụ vào lúc 13h22 chiều 24-7 (theo giờ Việt Nam) tại Trung tâm phóng vệ tinh Văn Xương thuộc đảo Hải Nam.
Sau khi được phóng vào vũ trụ khoảng 10 phút, môđun Vấn Thiên đã được tách khỏi tên lửa và tiếp tục hành trình của mình để kết nối với môđun Thiên Hòa, nơi các phi hành đoàn Trung Quốc đang chờ sẵn để tiến hành xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung.
Theo kế hoạch trước đó, trạm vũ trụ Thiên Cung được xây dựng dựa trên 3 môđun, bao gồm 1 môđun trung tâm có tên Thiên Hòa, nơi các phi hành gia dừng chân và sinh hoạt tại đây. Trong khi đó, 2 môđun có tên là Vấn Thiên và Mộng Thiên sẽ được sử dụng làm phòng thí nghiệm.
Vì vậy, việc phóng và kết nối thành công môđun Vấn Thiên sẽ cung cấp cho các phi hành đoàn một nơi để tiến hành thí nghiệm trên quỹ đạo vũ trụ. Bên cạnh đó, Vấn Thiên cũng sẽ có thêm phòng ngủ phụ dành cho phi hành gia, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc cho biết.
Sau Vấn Thiên, chiếc môđun thứ 3 mang tên Mộng Thiên sẽ được lên kế hoạch phóng vào tháng 10 và tạo thành một cấu trúc hình chữ T, nhằm xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung, trang tin Space cho hay.
Trước đó, trạm vũ trụ Thiên Hòa đã được hoàn thành 1/3 cấu trúc, khi môđun Thiên Hòa đã được phóng thành công vào tháng 4-2021.
Trạm vũ trụ Thiên Cung sẽ có tuổi thọ sử dụng ít nhất một thập kỷ. Trong thời gian này, trạm sẽ được sử dụng để nghiên cứu một loạt thí nghiệm khoa học.
Trung Quốc muốn vượt Mỹ, châu Âu trong cuộc đua thu gom mẫu đá sao Hỏa Cùng với việc Washington trì hoãn sứ mệnh sao Hỏa đưa các mẫu phẩm trở lại Trái đất, Trung Quốc có thể đánh bại các đối thủ Mỹ và châu Âu trong cuộc đua không gian khi hoàn thành cột mốc quan trọng này. Tên lửa Trường Chinh 5B, từng phóng tàu Thiên Vấn-1 lên Sao Hoả, trong sự kiện phóng mô-đun trạm...