Telehealth – “Cánh tay nối dài diệu kỳ” giúp bác sĩ Việt Nam phẫu thuật cho bệnh nhân từ khoảng cách hàng trăm km lọt top đề cử WeChoice Awards 2020
Được phát triển bởi Viettel Solutions (thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel), Telehealth ra đời với mục đích đầy nhân văn sâu sắc, khi giúp người bệnh ở vùng sâu vùng xa được tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng ngay tại tuyến cơ sở.
Từ lâu nay, nhiều nước trên thế giới đã và đang nhận ra rằng tư vấn, khám, chữa bệnh từ xa là xu thế tất yếu của thời đại. Ở Mỹ và Châu Âu, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa đang là biện pháp hữu hiệu giúp người dân không phải tới các cơ sở y tế mà vẫn được thăm khám tại nhà trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, chi phí chăm sóc sức khỏe từ xa trung bình cũng thấp hơn nhiều so với chi phí trung bình cho mỗi lượt giới thiệu bệnh nhân đi đến bệnh viện để khám chuyên khoa.
Rất nhiều năm về trước, ngành y tế Việt Nam cũng đã ấp ủ về việc xây dựng hệ thống khám chữa bệnh từ xa tương tự. Tuy nhiên, việc triển khai một hệ thống như vậy gặp rất nhiều khó khăn, do chúng ta chưa thể được các yêu cầu về mặt nền tảng công nghệ.
Mãi đến thời điểm tháng 4/2020, khi cả nước vẫn đang trong cao điểm chống COVID-19, một hệ thống khám chữa bệnh từ xa mang tên Telehealth đã chính thức ra đời, biến mong muốn nói trên thành sự thực.
Được phát triển bởi Viettel Solutions (thành viên Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel), Telehealth ra đời với mục đích đầy nhân văn sâu sắc, vốn cho phép người bệnh ở vùng sâu vùng xa được tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng ngay tại tuyến cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, rút ngắn khoảng cách giữa bệnh viện tuyến trên và tuyến dưới. Đặc biệt, bệnh nhân sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí ăn ở, di chuyển.
Cho đến nay, Telehealth đã kết nối tới hơn 1.100 điểm cầu với bốn bệnh viện hạng đặc biệt bao gồm Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cùng 27 bệnh viện tuyến trên trong toàn quốc.
“Cánh tay thứ ba” của bác sĩ
Video đang HOT
Nền tảng khám chữa bệnh từ xa Telehealth do Viettel phát triển gồm 3 nhóm ứng dụng: Nhóm theo dõi từ xa, Nhóm tương tác thời gian thực và Nhóm lưu trữ và chẩn đoán hình ảnh.
Nhóm theo dõi từ xa cho phép theo dõi các dấu hiệu lâm sàng của bệnh nhân thông qua các thiết bị công nghệ gắn trên người để theo dõi sức khỏe, hỗ trợ hiệu quả quản lý các bệnh mạn tính như tim mạch, hen suyễn, tiểu đường.
Nhóm tương tác thời gian thực giúp người bệnh có thể trao đổi, tương tác trực tiếp với bác sĩ và được tư vấn chuyên môn từ xa với bác sĩ chuyên khoa.
Nhóm lưu trữ và chẩn đoán hình ảnh cho phép kết nối tất cả dữ liệu từ nhiều loại máy chụp chiếu kỹ thuật số, dùng công nghệ xử lý, nén ảnh, lưu trữ và truyền tải hình ảnh đặc biệt do các kỹ sư Việt Nam xây dựng để chuyển dữ liệu hình ảnh đến bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán từ xa.
Còn nhớ, vào thời điểm trước khi Telehealth ra mắt, khi xảy ra ca bệnh phức tạp cần sự góp ý về mặt chuyên môn, bác sĩ tại các bệnh viện tuyến trên chỉ có thể hội chẩn được cho duy nhất một bệnh viện tuyến dưới thông qua hệ thống hệ thống Telemedicine. Với các ca mổ phức tạp, đòi hỏi người trực tiếp thực hiện phẫu thuật phải có trình độ chuyên môn cao, các bệnh viện tuyến đầu thậm chí phải cứ một đoàn bác sĩ đến tận nơi để “chi viện”.
Tuy nhiên, khi hệ thống Telehealth được triển khai, khoảng cách địa lý đã được xóa bỏ hoàn toàn. Các chuyên gia tuyến cuối không cần ngồi trong phòng mổ vẫn trở thành trưởng kíp, kiểm soát chi tiết diễn biến ca phẫu thuật, từng động tác của bác sĩ, đảm bảo khả năng thành công cao hơn. Không những thế, cùng lúc, một ê-kíp bác sĩ đa chuyên khoa có thể cùng nhau hỗ trợ nhiều ca mổ ở nhiều nơi khác nhau.
“Một bác sĩ đang có hai tay, sẽ có thêm cánh tay thứ ba là Telehealth. Nó không thể thay thế tuyệt đối, nhưng sẽ hỗ trợ cho hệ thống y tế” – PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội – chia sẻ trong một bài phỏng vấn tại buổi hội chẩn trực tuyến đầu tiên
Chữa bệnh từ khoảng cách xa hàng trăm km
Trên thực tế, không ít ca phẫu thuật phức tạp tại các bệnh viện tuyến dưới đã được ê-kíp cách nhau hàng trăm km thực hiện thành công.
Có thể kể đến một trường hợp một bệnh nhi 55 tháng tuổi đã được mổ tim thành công vào tháng 8/2020 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ nhờ sự ‘giúp sức’ của các bác sĩ tại Bệnh viện tim Hà Nội. Sau đó một tháng, các bác sĩ tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) cũng đã hỗ trợ phẫu thuật từ xa cho một bệnh nhân 60 tuổi bị viêm túi mật do sỏi mật ở Quảng Ninh.
Cả 2 cuộc phẫu thuật này đều sử dụng công nghệ 3D – công nghệ mới nhất giúp thầy thuốc nhìn qua hệ thống hình ảnh mà như đang đứng trong phòng mổ. Theo đó, toàn bộ hình ảnh tại phòng phẫu thuật được truyền trực tiếp về để các bác sĩ cùng theo dõi, hướng dẫn xử trí từng bước qua hệ thống Telehealth của Viettel. Bằng việc tích hợp công nghệ truyền dẫn hình ảnh hiện đại, công nghệ kết nối vạn vật kết hợp đường truyền tốc độ cao, Telehealth có khả năng xử lý theo thời gian thực, đảm bảo độ chính xác cao cho các ca phẫu thuật từ xa.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hổ, Tổng giám đốc Viettel Solutions, trong thời gian tới, Viettel sẽ đưa các ứng dụng công nghệ mới vào hệ thống khám chữa bênh từ xa như trí tuệ nhân tạo AI trong việc chẩn đoán hình ảnh, chỉ ra những bệnh án thường gặp, hạn chế rủi ro; ứng dụng công nghệ phân tích dữ liệu BigData giúp bác sĩ đưa ra quyết định dựa trên lịch sử hàng nghìn các bệnh án trước.
Công nghệ chip não của Elon Musk bị cho là hoang tưởng
Ý tưởng tải thông tin lên não của công ty Neuralink được đánh giá chỉ là chiêu trò truyền thông.
Trong một sự kiện hồi tháng 8, Elon Musk và Neuralink đã trình diễn những tiến bộ của công nghệ chip não trên ba con lợn. Thiết bị giao diện não - máy tính của công ty có kích thước bằng 4 đồng xu xếp chồng. Musk vẽ ra viễn cảnh về khả năng kiểm soát tâm trí con người và tuyên bố mục tiêu họ hướng đến là có thể tải xuống ký ức của một người sau đó tải lên bộ não của người khác, hoặc đơn giản là lưu trữ ký ức trên máy tính hoặc đám mây.
Tuyên bố chip não sẽ giúp con người có "thần giao cách cảm" của Musk là chủ đề gây tranh cãi trong giới khoa học, công nghệ. Tại Hội nghị Tencent Science WE 2020 diễn ra trực tuyến ngày 7/11, Miguel Nicolelis, Giáo sư về thần kinh học tại Đại học Y khoa Duke, thành viên Viện Hàn Lâm Khoa học Brazil, nói việc kiểm soát ý nghĩ, tải lên bộ nhớ và sự bất tử trong giao diện não - máy tính của Elon Musk chỉ là một chiến lược tiếp thị.
Giáo sư, bác sĩ Miguel Nicolelis là một trong những nhà khoa học tiên phong về giao diện não - máy tính.
Nicolelis là một trong những nhà khoa học tiên phong về nghiên cứu giao diện máy não với kinh nghiệm hơn 20 năm. Năm 2014, ông áp dụng kết quả nghiên cứu của mình tại lễ khai mạc World Cup ở Brazil, giúp một thiếu niên liệt nửa thân dưới có thể chuyển động xương cơ học và khởi động một cách nhịp nhàng qua điều khiển não - máy tính.
"Là người tiên phong trong việc tạo ra giao diện não - máy tính, tôi có thể nói viễn cảnh kiểm soát hoàn toàn tâm trí con người qua chip não sẽ không thể diễn ra như trong phim khoa học viễn tưởng", Nicolelis nói. Ông khẳng định không có cơ sở khoa học nào cho tương lai này, Musk đã đưa ra một tuyên bố sai lầm, không giúp ích gì cho sự phát triển của khoa học và ngành chip não. Nicolelis cho rằng tuyên bố của Musk vượt quá tưởng tượng và không đồng ý một chút nào với phát ngôn của vị tỷ phú công nghệ.
Musk nói nút thắt kỹ thuật lớn nhất của Neuralink nằm ở cách cấy ghép các điện cực vào não. Họ chọn con đường công nghệ xâm nhập trực tiếp, cấy chip vào dưới hộp sọ người. Đứng trên phương diện y tế, Nicolelis cho rằng điều này không cần thiết và có rủi ro cao. Ông phản đối các kế hoạch giao diện máy tính - não xâm nhập cơ thể con người theo các này. "Chỉ những bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng rất nặng, chẳng hạn bị liệt mới được cấy ghép", Nicolelis nhấn mạnh.
Theo ông, việc cấy ghép nào cũng sẽ có rủi ro, mọi người không nên sử dụng phương pháp xâm nhập trực tiếp. "Tôi không chỉ là nhà khoa học thần kinh mà còn là một bác sĩ. Con người khác động vật và sự an toàn phải đượt đặt lên hàng đầu. Ý tưởng cấy chip vào não người của Musk là ngõ cụt", Nicolelis nói.
Nicollis nói giao diện não - máy tính đã có những tiến bộ vượt trội vài năm qua. Tuy nhiên, thách thức mà giao diện chip não phải đối mặt không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn là y tế và đạo đức xã hội. "Tôi kỳ vọng 5 năm tới, chúng ta có thể có những bước đột phá lớn hơn. Công nghệ không dây tốt hơn và các thuật toán học tốt hơn sẽ cho phép não bộ và thiết bị hình thành sự tương tác mượt mà hơn", ông nói. Khi đó, công nghệ giao diện não - máy tính không chỉ tiếp nhận và giải mã tín hiệu mà còn có thể gửi đi các thông điệp.
Neuralink và tham vọng "cộng sinh với trí tuệ nhân tạo" của Elon Musk Nó sẽ đem lại cho chúng ta những quyền năng tối thượng để phá vỡ ranh giới tiến hóa giữa người và máy móc. Trong một tweet ngày 9 tháng 7, Elon Musk đã viết: "If you can't beat em, join em", và tuyên bố đây chính là sứ mệnh của Neuralink, công ty thiết kế công nghệ giao diện não-máy tính được...