Telegram khởi kiện Apple vì hành vi phi cạnh tranh trên App Store
Telegram là công ty thứ ba sau Spotify và Rakuten đệ đơn kiện Apple lên Ủy ban châu Âu về hành vi phi cạnh tranh trên App Store.
Ứng dụng nhắn tin mã hóa Telegram đã trở thành công ty tiếp theo đệ đơn khởi kiện Apple lên Ủy ban châu Âu. Trong đơn kiện của mình, người sáng tạo nên ứng dụng này cho rằng Apple “ phải cho phép người dùng iOS có cơ hội tải phần mềm bên ngoài App Store.”
Theo báo cáo từ Financial Times, trong đơn kiện của mình Telegram cho biết về một sự việc vào năm 2016 rằng Apple đã ngăn công ty này ra mắt một nền tảng chơi game trên App Store vì dường như nó vi phạm quy định của Apple.
Cuối cùng Telegram phải từ bỏ hoạt động kinh doanh này để tránh “ bị xóa bỏ khỏi App Store,” và tuyên bố rằng đây là “ một ví dụ về khả năng ngăn chặn sự sáng tạo của Apple nhờ vào “sức mạnh độc quyền” của họ trên thị trường ứng dụng.”
Video đang HOT
Trước đó trong một bài đăng trên blog của mình, nhà sáng lập Pavel Durov của Telegram đã đặt câu hỏi về sự hợp lý trong mức phí 30% mà Apple thu của các nhà phát triển ứng dụng:
“ Mỗi quý Apple nhận được hàng tỷ USD từ các nhà phát triển ứng dụng. Trong khi đó, chi phí cần thiết cho việc lưu trữ và đánh giá các ứng dụng này chỉ trong khoảng vài chục triệu USD, không đến hàng tỷ USD. Chúng tôi biết thế vì tại Telegram, chúng tôi lưu trữ và đánh giá nhiều nội dung công khai còn nhiều hơn cả App Store có thể làm được.”
Telegram, ứng dụng nhắn tin mã hóa với hơn 400 triệu người dùng trên toàn cầu, là công ty thứ ba sau Spotify và Rakuten đệ đơn khởi kiện Apple lên Ủy ban châu Âu, vốn đang tiến hành 2 cuộc điều tra chống độc quyền vào cửa hàng ứng dụng App Store của Apple và Apple Pay.
Apple vẫn liên tục phủ nhận các cáo buộc về hành vi phi cạnh tranh của mình. Trong buổi điều trần trước Quốc hội vừa qua, CEO Apple, Tim Cook, dù cho rằng việc theo dõi sát sao App Store là “ điều hợp lý và phù hợp” nhưng vẫn lên tiếng bảo vệ hoạt động kinh doanh của công ty mình. Ông cho biết, Apple tin vào việc “ cạnh tranh là một đức tính tuyệt vời thúc đẩy sự sáng tạo.”
Apple loại hàng nghìn game khỏi App Store Trung Quốc
Apple đã xóa ít nhất 2.500 game di động khỏi App Store tại Trung Quốc trong tuần đầu tháng 7.
Theo số liệu từ SensorTower, lượng game di động bị xóa cao gấp bốn lần so với cùng kỳ tháng 6. Động thái của Apple nhằm tuân thủ các yêu cầu cấp phép từ chính phủ Trung Quốc.
Hàng nghìn game di động trên App Store Trung Quốc bị xóa do chưa được chính phủ Trung Quốc cấp phép.
Thông thường, các nhà phát hành game tại Trung Quốc phải nộp cho Apple mã số cấp phép tính năng mua bán bên trong ứng dụng (In - App Purchase) từ chính phủ. Yêu cầu này các kho ứng dụng Android tại Trung Quốc đã thực hiện từ lâu. Tuy nhiên, chưa rõ vì sao Apple lại để tồn tại.
Apple đã ra thời hạn đến cuối tháng 6 với các nhà phát triển có game doanh thu tốt nhưng nằm trong danh sách chưa được chính phủ Trung Quốc cấp phép. Tuy nhiên, không phải game nào cũng có giấy phép đúng hạn.
SensorTower cho biết nhiều game di động đáng chú ý đã bị xóa, như Hay Day của SuperCell, Nonstop Chuck Norris của Flaregames hay Solitaire từ Zynga.
Apple chưa đưa ra bình luận.
Randy Nelson, người đứng đầu mảng Mobile Insights tại SensorTower, nhận định các trò chơi bị xóa có thể xuất hiện trở lại trong tương lai, sau khi được chính phủ Trung Quốc cấp phép. Tuy vậy, việc bị xóa tạm thời có thể gây nhiều thiệt hại.
Theo thống kê của SensorTower, những game bị xóa trong vòng 7 ngày qua có doanh thu 34,7 triệu USD tại Trung Quốc. Tất cả cũng đã tích lũy được 133 triệu lượt tải tại quốc gia này.
Trung Quốc là thị trường game di động sinh lợi nhất thế giới, tạo ra doanh thu cao nhất trên App Store ở mảng game. Tuy nhiên, những năm gần đây, nước này kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp phép cho game di động, nhất là các trò chơi có thanh toán bên trong ứng dụng. Để được thông qua một game loại này, nhà phát triển phải đối mặt với quá trình phê duyệt nhiều lần và trong thời gian dài.
Vì sao App Store của Apple đang "ngồi trên lửa"? Công việc kinh doanh của Apple tiếp tục lọt vào tầm ngắm của các nhà chức trách khi mới đây châu Âu thông báo điều tra kho ứng dụng App Store có vi phạm luật cạnh tranh hay không. Cùng lúc này, các nhà sản xuất ứng dụng hàng đầu như Match Group, chủ sở hữu phần mềm hẹn hò Tinder hay Epic...