Telegram – đối thủ của Facebook
Tính năng của Telegram, về cơ bản, giống như những ứng dụng nhắn tin truyền thống khác, nhưng có thể tạo được một cuộc trò chuyện với 200 người hay có nhóm chat bí mật, nơi tin nhắn có thể tự hủy sau khi kết thúc.
Telegram, ứng dụng nhắn tin được thành lập tháng 8/2013, được coi là đối thủ nặng ký của Facebook Messenger. Giữa bối cảnh những tranh cãi liên quan đến công nghệ mã hóa và bảo mật thông tin người dùng đang đến hồi gay cấn, Telegram xuất hiện và tự cho rằng mình nhanh và an toàn hơn các dịch vụ nhắn tin khác vì sở hữu 2 lớp mã hóa.
Người sáng lập ra Telegram là Pavel Durov, 31 tuổi, người Nga. Ông từng được coi là “Mark Zuckerberg của nước Nga” vào năm 2006 khi sáng lập ra mạng xã hội Vkontakte (viết tắt là VK), ứng dụng được coi như sự thay thế Facebook tại Nga. Năm 2014, ông còn được đưa vào danh sách những người lãnh đạo dưới 30 tuổi có triển vọng nhất khu vực bắc Âu.
Tính năng của Telegram, về cơ bản, giống như những ứng dụng nhắn tin truyền thống khác, đó là gửi, nhận tin nhắn, gửi ảnh, video, nhãn dán và file với độ lớn lên đến 1,5 GB. Ứng dụng này hỗ trợ cả nền tảng di động (iOS, Android, Windows Phone) và nền tảng laptop (Windows, OS X, Linux). Trong một phỏng vấn với trang công nghệ TechCrunch hồi tháng 9 năm ngoái, Pavel chia sẻ, “nếu các ứng dụng nhắn tin đều như nhau, thì việc có bao nhiêu ứng dụng thế này ngoài thị trường cũng chẳng quan trọng”.
Do vậy, Telegram phải có điểm khác biệt. Pavel đã tạo ra một kênh tin nhắn mà có thể tạo các cuộc trò chuyện nhóm với tối đa 200 thành viên, hay chọn tham gia vào những “sự kiện chat bí mật” nơi mà tin nhắn sẽ tự hủy như dịch vụ Snapchat. Đó cũng chính là lý do Telegram gần đây bị lên án bởi hỗ trợ cho IS trong các cuộc tấn công của chúng mặc dù ứng dụng này sau đó đã công bố đã chặn được 78 kênh liên quan đến IS. Tuy nhiên, người đứng đầu Telegram tin rằng việc chặn các kênh thông tin liên quan đến IS chỉ là tạm thời bởi “chúng luôn tự tìm cho mình những cách thức nói chuyện an toàn”. Theo quan điểm của ông, việc Telegram cung cấp các cuộc nói chuyện riêng tư sẽ đem đến cái “được” nhiều hơn là “mất”.
Gần đây, Telegram cũng đang gặp những vấn đề lớn tại Trung Đông, trong bối cảnh các chính phủ của khu vực này bày tỏ thái độ thận trọng hơn với ứng dụng sau loạt vụ tấn công khủng bố tại Paris hồi cuối năm ngoái. Nhiều cơ quan lập pháp tại đây khẳng định Telegram là lựa chọn truyền thông của các tổ chức khủng bố, và là nơi tồn tại của những thông tin đề cao thái quá quyền tự do ngôn luận.
Hoạt động của Telegram cũng đã bị dừng một phần tại Arab Saudi tuần trước, còn chính phủ Iran vẫn kiên trì với quan điểm rằng những thông tin “trái với đạo đức” trên Telegram cần được loại bỏ.
Video đang HOT
Hiện nay Telegram hỗ trợ tổng cộng 8 ngôn ngữ, bao gồm tiếng Anh, Ả-rập, Tây Ban Nha, Đức, Italia, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Hàn Quốc. Tính đến tháng 9/2015, ứng dụng này đã đạt mốc 60 triệu người dùng thường xuyên và tạo ra 12 tỷ tin nhắn mỗi ngày, tăng lên từ mức 1 tỷ, chỉ 9 tháng trước. Nhưng “tạo ra lợi nhuận không bao giờ là mục đích của Telegram”, Pavel nói.
Nguyễn Mai Đức
Theo VNE
Kênh liên lạc mạnh nhất của IS bị chặn đứng như thế nào?
Dưới sự 'truy quét' của hacker Anonymous, cùng các chuyên gia bảo mật đầu ngành, các kênh liên lạc, các tài khoản Twitter... của tổ chức khủng bố IS liên tục bị đánh sập.
Kênh liên lạc mạnh nhất của IS đã bị chặn đứng - Ảnh: Reuters
Sau vụ khủng bố đẫm máu tại Pháp, câu hỏi mà các nhà chức trách, cũng như các chuyên gia công nghệ đặt ra là làm sao một tổ chức như IS lại gần như giữ kín mọi thông tin trước một cuộc tấn công quy mô và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng tới vậy.
Câu hỏi này hiện nay đã có lời giải đáp khi các chuyên gia phát hiện ra rằng không phải là một công cụ bí mật, hay một hệ thống đồ sộ nào, mà đơn giản IS đã sử dụng kênh liên lạc trong ứng dụng Telegram, một ứng dụng công khai và miễn phí. Vậy Telegram có gì mà khiến IS tin dùng tới vậy?
Đây là ứng dụng được tổ chức khủng bố IS tin dùng - Ảnh: Reuters
Thực chất, Telegram là một ứng dụng nhắn tin được mã hóa, thông qua phương thức bảo mật 2 lớp hiện nay. Bản thân Telegram không phải là một ứng dụng xấu. Telegram được ra đời nhằm đem tới sự khác biệt so với các mạng xã hội hiện nay.
Thông qua ứng dụng này, người dùng có thể thoải mái gửi đi, chia sẻ những tập tin, hình ảnh, video hay các file thông tin quan trọng với mức độ bảo mật cao nhất. Thậm chí, các thông tin được chia sẻ trên Telegram còn được áp dụng chế độ tự hủy, xóa mọi dấu vết về các cuộc trò chuyện, nhằm đảm bảo sự riêng tư cho người dùng.
Một lý do khác khiến IS thích mê Telegram tới vậy chính là bởi ứng dụng này còn cung cấp cho người dùng những kênh liên lạc với số lượng lớn thành viên lên tới 200 người. Tựu chung lại, 2 lý do: bảo mật và hỗ trợ số lượng lớn người dùng cùng tham gia đã khiến IS chọn Telegram.
Tất nhiên, khi bị nghi ngờ đã tiếp tay cho IS hoạt động, 2 nhà sáng lập của ứng dụng này, anh em Nikolai và Pavel Durov cho rằng với tuổi đời gần 2 năm, Telegram tự ý thức được sự hữu ích của mình trong cuộc sống số hiện nay.
Thế nhưng, những lời cáo buộc về Telegram là vô căn cứ. Bản thân họ không thể biết được thân thế của những người dùng ẩn danh như IS. Ngoài ra, ẩn danh và bảo mật cho người dùng cũng là tiêu chí giúp Telegram hoạt động cho tới ngày hôm nay.
Thông báo từ Telegram cho thấy họ đã chặn đứng 78 kênh liên lạc của IS - Ảnh chụp màn hình
Đặc biệt, chia sẻ qua trang FAQ của Telegram, nhà đồng sáng lập Pavel Durov nhấn mạnh họ không chịu trách nhiệm về các cuộc tấn công từ IS. Nhưng bản thân họ cũng lấy làm tiếc cho thủ đô Paris của nước Pháp, cũng như những mất mát mà người dân nơi đây gặp phải.
Trước áp lực từ các nhà chức trách, cũng như số đông người dùng mạng Internet trong thời gian gần đây, Telegram đã chặn đứng 78 kênh liên lạc có dính líu tới các thành viên của IS trong tuần vừa qua. Điều này thể hiện thiện chí từ các nhà sáng lập Telegram.
Tất nhiên, về phía tổ chức khủng bố IS họ đã thẳng thừng tuyên chiến với công ty nắm ứng dụng Telegram và cho rằng những người quản lý ứng dụng này đang có những động thái sai lầm. Đây được xem là những tuyên bố mới nhất của IS sau khi bị đánh sập tới hơn 20.000 tài khoản Twitter từ Anonymous.
Chia sẻ về tương lai của Telegram, đại diện ứng dụng này cho rằng họ không hề thực hiện bất kỳ hành động nào sai trái trong thời gian qua. Những kênh vi phạm đã được chặn đứng, trong khi những kênh thông tin sạch vẫn được hoạt động bình thường.
Rõ ràng, việc mã hóa thông tin đang là vấn đề gây đau đầu cho các nhà chức trách. Bởi tính bảo mật mà các nhà sản xuất, nhà phát triển đem tới cho người dùng đang phần nào chống lại những nỗ lực truy quét tội phạm từ các nhà cầm quyền.
Tuấn Hưng
Theo Thanhnien
CEO của Telegram biết IS sử dụng dịch vụ nhắn tin này TechCrunch đã hỏi Pavel Durov, CEO của Telegram trong cuộc phỏng vào tháng 9 vừa qua về việc IS sử dụng phần mềm này liên lạc và tuyên truyền về khủng bố. Dịch vụ nhắn tin Telegram công bố, họ đã đóng 78 kênh liên lạc của IS trên dịch vụ liên quan đến các cuộc tấn công tại Paris và Beirut. Không...