Tehran sẽ không còn là thủ đô Iran?
Iran đang chuyển thủ đô từ Tehran ở phía bắc đến Makran thuộc vùng duyên hải phía nam vì những lý do kinh tế và sinh thái, theo truyền hình vệ tinh Iran International.
Việc dời thủ đô mất nhiều thời gian và chi phí đắt đỏ, dẫn đến chuyển dịch đáng kể bản sắc văn hóa của một quốc gia. Đó là lý do Tổng thống Masoud Pezeshkian đang phải đối đầu với nhiều chất vấn từ giới chính khách và những người khác ở Iran về kế hoạch này.
Kế hoạch được triển khai trong bối cảnh nền kinh tế Iran đang đối mặt sức ép sau thời gian dài bị phương Tây cấm vận, và giá trị đồng rial giảm xuống mức lịch sử vào tháng 12.2024.
Tehran sẽ không còn là thủ đô Iran?
Thủ đô hơn 200 năm
Tehran hơn 200 năm trước đã trở thành kinh đô của Iran dưới triều đại của hoàng đế khai quốc Āghā Moḥammad Khān thuộc nhà Qājār.
Một góc Tehran ngày đầu năm mới 1.1. ẢNH: AFP
Ý tưởng dời thủ đô đi nơi khác lần đầu được nhắc đến dưới thời Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad hồi thập niên 2000. Sau khi nhậm chức, Tổng thống Pezeshkian một lần nữa khơi lại đề xuất này nhằm giải quyết những vấn đề Tehran phải đối mặt hiện nay như đông dân, khan hiếm nước, thiếu điện và những thách thức khác.
Dù ý kiến trên được thảo luận trước đó, kế hoạch triển khai chưa từng được thi hành trên thực tế vì thiếu hụt tài chính và tranh cãi về chính trị.
Iran International dẫn lời người phát ngôn chính phủ Iran Fatemeh Mohajerani cho biết “thủ đô mới của nước này chắc chắn sẽ tọa lạc ở miền nam, thuộc vùng Makran, và vấn đề này đang được xúc tiến”.
Bà thêm rằng chính quyền Tổng thống Pezeshkian đang tìm kiếm sự hỗ trợ của các học giả, giới tinh hoa và các chuyên gia, bao gồm kỹ sư, nhà xã hội học và kinh tế học.
Người phát ngôn cho biết dự án dời thủ đô đang trong giai đoạn thăm dò.
Tổng giám đốc IAEA tới Tehran trao đổi về chương trình hạt nhân của Iran
Hãng thông tấn bán chính thức Tasnim đưa tin, ngày 13/11, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã đến thủ đô Tehran để hội đàm với các quan chức cấp cao Iran về chương trình hạt nhân của nước này.
Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi phát biểu trong một cuộc họp báo ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Tasnim, người đứng đầu IAEA dự kiến sẽ hội đàm với Chủ tịch Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Iran (AEOI) Mohammad Eslami vào sáng 14/11 (giờ địa phương) và tham dự một cuộc họp báo chung sau hội đàm.
Trước đó, ngày 11/11, Thứ trưởng Ngoại giao Iran phụ trách các vấn đề pháp lý và quốc tế Kazem Gharibabadi cho biết ông Grossi cũng sẽ gặp Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian và Bộ trưởng Ngoại giao Seyed Abbas Araghchi trong chuyến thăm kéo dài 2 ngày. Chuyến đi này nằm trong các hoạt động đang diễn ra giữa Iran và IAEA, sau tuyên bố chung được đưa ra vào năm ngoái nhằm tăng cường hợp tác giữa hai bên.
Ngày 12/11, một ngày trước chuyến đi, Tổng Giám đốc Grossi đã kêu gọi giới lãnh đạo Iran từng bước giải quyết các vấn đề tồn tại lâu nay giữa hai bên. Tuyên bố được đưa ra khi ông Grossi trả lời phỏng vấn bên lề Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku, Azerbaijan.
Trong nhiều tháng, người đứng đầu IAEA đã nỗ lực để đạt được tiến bộ với Iran về các vấn đề như thúc đẩy hợp tác giám sát nhiều hơn tại các cơ sở hạt nhân, cũng như giải thích về dấu vết uranium được tìm thấy tại các địa điểm không được công bố. Tuy nhiên, những nỗ lực này đã không đạt được nhiều kết quả và với sự trở lại của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, người được cho là sẽ khôi phục chính sách gây sức ép tối đa đối với Iran.
Iran đã ký thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), với các cường quốc thế giới vào tháng 7/2015, chấp nhận các hạn chế đối với chương trình hạt nhân của nước này để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, Mỹ đã rút khỏi thỏa thuận vào tháng 5/2018, tái áp đặt các lệnh trừng phạt và thúc đẩy Iran thu hẹp một số cam kết hạt nhân của mình.
Những nỗ lực nhằm khôi phục JCPOA bắt đầu được thực hiện vào tháng 4/2021 tại Vienna, Áo. Tuy nhiên, qua nhiều vòng đàm phán, các bên vẫn chưa đạt được tiến triển đáng kể nào kể từ các cuộc đàm phán gần đây nhất hồi tháng 8/2022.
Nga - Iran: Đồng minh xưa trong cuộc chơi mới Bên lề một hội nghị cấp cao của các nước khu vực Trung Á diễn ra tại thủ đô Ashgabat của Turkmenistan, Tổng thống Nga Vladimir Putin và tân Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đã gặp nhau lần đầu tiên. Những phát ngôn của ông Putin và ông Pezeshkian ở đó xác nhận sự quả quyết của Bộ Ngoại giao Nga rằng mối...