Tehran cảnh báo các quốc gia vùng Vịnh không được hỗ trợ Israel tấn công Iran
Các quan chức Iran nhấn mạnh rằng mọi hành động cho phép Israel sử dụng không phận hoặc căn cứ quân sự sẽ bị Tehran đáp trả mạnh mẽ.
Ngoại trưởng Iran Seyyed Abbas Araghchi (trái) trong cuộc gặp người đồng cấp Syria Bassam Sabbagh ở Damascus ngày 5/10/2024. Ảnh: IRNA/TTXVN
Căng thẳng giữa Iran và Israel luôn là một trong những điểm nóng tại Trung Đông, và tình hình càng trở nên phức tạp hơn trong thời gian gần đây khi Iran phát đi cảnh báo nghiêm trọng tới các quốc gia vùng Vịnh về việc hỗ trợ Israel, theo tờ Jerusalem Post (Israel) ngày 8/10.
Nguồn tin từ Reuters cho biết, một quan chức cấp cao của Iran đã nhấn mạnh rằng Tehran sẽ không chấp nhận bất kỳ hành động nào từ các quốc gia vùng Vịnh nhằm hỗ trợ Israel trong các hoạt động quân sự chống Iran, đồng thời khẳng định rằng bất kỳ hành động nào như vậy sẽ bị Iran đáp trả mạnh mẽ.
Quan chức Iran trên khẳng định việc các quốc gia vùng Vịnh cho phép sử dụng không phận hoặc các căn cứ quân sự của mình cho Israel tấn công Iran sẽ được coi là hành động khiêu khích và sẽ dẫn đến một phản ứng quân sự tương ứng từ Tehran.
Iran đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết trong khu vực và kêu gọi các quốc gia vùng Vịnh giữ lập trường trung lập trong bất kỳ cuộc xung đột nào giữa Israel và Iran.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi đã đến Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh khác để tham gia vào các cuộc đàm phán cấp cao. Những chuyến thăm này diễn ra sau khi Iran có cuộc thảo luận với một số nước Arab vùng Vịnh tại hội nghị châu Á ở Qatar tuần trước. Trong các cuộc họp, Iran đã tìm cách trấn an những quốc gia này rằng Tehran không tìm kiếm xung đột nhưng cũng cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng nếu các quốc gia vùng Vịnh tham gia hoặc hỗ trợ bất kỳ hành động quân sự nào của Israel chống lại Iran.
Video đang HOT
Cảnh báo với việc sử dụng không phận và căn cứ quân sự
Một trong những điểm nổi bật trong tuyên bố của Iran là cảnh báo đối với việc sử dụng không phận và căn cứ quân sự của các quốc gia vùng Vịnh cho Israel. Quan chức Iran nhấn mạnh rằng nếu bất kỳ quốc gia nào trong khu vực cho phép Israel sử dụng không phận hoặc căn cứ quân sự để thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào Iran, hành động đó sẽ bị coi là một sự tham gia tích cực vào cuộc xung đột và sẽ dẫn đến phản ứng từ Iran.
Qatar, Kuwait, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Saudi Arabia đều có căn cứ quân sự của Mỹ, khiến cho họ trở thành điểm trọng yếu trong bất kỳ cuộc xung đột nào liên quan đến Iran. Mỹ, một đồng minh lớn của Israel, cũng đóng vai trò quan trọng tại đây, và các căn cứ quân sự này có thể là yếu tố quyết định trong cuộc đối đầu giữa Israel và Iran.
“Iran đã tuyên bố rõ ràng rằng bất kỳ hành động nào của một quốc gia vùng Vịnh chống lại Tehran, dù thông qua việc sử dụng không phận hay căn cứ quân sự, đều sẽ được Tehran coi là hành động khiêu khích và Tehran sẽ đáp trả tương ứng”, quan chức cấp cao Iran cho biết.
Iran cũng nhấn mạnh rằng sự trung lập của các quốc gia vùng Vịnh là điều tối thiểu mà Tehran mong đợi từ họ. Theo một nhà ngoại giao phương Tây tại vùng Vịnh, trong cuộc họp giữa các quốc gia vùng Vịnh và Iran tại Doha (Qatar), Tehran đã đưa ra thông điệp rõ ràng rằng họ mong muốn các quốc gia trong khu vực không can thiệp vào xung đột và duy trì lập trường trung lập. Nhà ngoại giao này cũng lưu ý rằng Iran sẽ theo dõi chặt chẽ cách phản ứng của các quốc gia vùng Vịnh trong trường hợp bị Israel tấn công, đặc biệt là về việc sử dụng các căn cứ quân sự của Mỹ trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên kế hoạch thảo luận về căng thẳng ở Trung Đông với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Keir Starmer vào cuối tuần này ở Berlin (Đức), hội nghị cấp cao nhất từ trước đến nay của Nhóm Ramstein gồm các nhà tài trợ vũ khí cho Ukraine nhằm mục đích nhấn mạnh sự ủng hộ vững chắc dành cho Kiev. Tuy nhiên, cuộc họp về Trung Đông đã bị hủy bỏ do cơn bão ở Florida.
Taliban hưởng lợi như thế nào với cuộc khủng hoảng Trung Đông đang diễn ra?
Bay qua không phận Afghanistan đang là lựa chọn an toàn nhất cho các hãng hàng không quốc tế, khi các cuộc tấn công bằng tên lửa giữa Iran và Israel đã khiến nhiều tuyến bay bị gián đoạn và các hãng hàng không phải tìm tuyến đường thay thế.
Các tay súng Taliban đi qua một chiếc máy bay của hãng hàng không Qatar Airways tại Kabul. Ảnh: Getty Images
Theo báo Mỹ The Independent, số lượng các chuyến bay quốc tế đi qua không phận Afghanistan do Taliban kiểm soát đã đạt mức cao kỷ lục trong tuần trước sau cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào Israel.
Ngày 3/10, không phận Afghanistan đã ghi nhận số lượng chuyến bay kỷ lục bay qua với 191 chuyến. Các hãng hàng không đã trả cho cơ quan hàng không dân dụng nước này 700 USD cho mỗi chuyến bay để được hưởng đặc quyền này. Các khoản thanh toán này đã trở thành một nguồn thu đáng kể và ngày càng tăng cho chính quyền Taliban đang trongtình trạng thiếu tài chính.
Trước đó, sau khi chính phủ đồng minh của NATO sụp đổ vào tháng 8/2021, khi lực lượng phương Tây rút khỏi Kabul và Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan, không phận nướcnày đã trở thành vùng cấm đối với các chuyến bay quốc tế. Tuy nhiên, sau khi xung đột giao tranh tại Gaza bùng nổ từ ngày 7/10/2023, các chuyến bay quốc tế đã quay trở lại bầu trời Afghanistan.
Dữ liệu từ FlightRadar24 cho thấy vào tuần thứ hai của tháng 8, Afghanistan chứng kiến số chuyến bay qua không phận nước này tăng gấp 7 lần so với tháng 8/2023.
Sự thay đổi này cũng đã tăng tốc đáng kể vào đầu tuần này khi Iran phóng gần 200 tên lửa đạn đạo vào Israel, buộc nhiều hãng hàng không khác phải bỏ tuyến bay thông thường từ châu Âu đến châu Á qua không phận Iran.
Dữ liệu từ FlightRadar24 cho thấy trung bình có 147 chuyến bay mỗi ngày đi qua không phận Afghanistan từ ngày 19 đến ngày 30/9. Con số này tăng 20% lên 171 vào ngày 1/10 khi Iran thực hiện cuộc tấn công, bắt đầu từ sáng sớm, và tiếp tục tăng lên 191 vào ngày 3/10 - đạt mức kỷ lục số chuyến bay bay qua không phận Afghanistan nhiều nhất trong một ngày kể từ khi Taliban tiếp quản.
Trong số các hãng hàng không trở lại bầu trời Afghanistan có Swiss Air, Finnair, Singapore Airlines, British Airways và Lufthansa.
Người phát ngôn của FlightRadar24, Ian Petchenik, nói với The Independent: "Chúng tôi thấy các máy bay thường bay qua Iran hiện đang sử dụng không phận Afghanistan. Khi ngày càng nhiều hạn chế về không phận ở Trung Đông, các hãng hàng không đang đưa ra quyết định đánh đổi hoặc tính toán rủi ro - đây có phải là phương pháp hoạt động an toàn không? Và liệu nó có an toàn hơn phương án thay thế vẫn cho phép chúng ta khai thác các chuyến bay này không?".
"Các hãng hàng không, đặc biệt là các hãng hàng không phương Tây, đã nhận được hàng nghìn yêu cầu từ phi công muốn tránh không phận Iran và Syria. Chính điều này buộc họ phải lựa chọn hành lang hàng không Afghanistan, nơi tương đối ít rủi ro hơn", Anant Mishra, một nhà bình luận về Afghanistan tại Trung tâm Cảnh sát và An ninh Quốc tế, Đại học South Wales, cho biết.
Quyết định không bay qua không phận Afghanistan sau tháng 8/2021 không chỉ xuất phát từ lo ngại về an toàn mà còn là một quyết định chính trị, một công cụ gây sức ép lên Taliban bằng cách hạn chế nguồn tiền tệ quốc tế.
Số tiền mà các hãng hàng không trả không lớn, nhưng tổng doanh thu mà Taliban nhận được thì không phải vậy. Ngân hàng Thế giới ước tính toàn bộ thu nhập của chính phủ Afghanistan trên thực tế từ tháng 3 đến tháng 8 năm nay rơi vào khoảng 1,3 tỷ USD. Nếu Afghanistan tiếp nhận các chuyến bay tiếp tục với mức giá như hiện tại, Taliban sẽ thu được khoảng 50 triệu USD/năm.
Kabir Taneja từ nhóm nghiên cứu Observer Research Foundation ở Delhi cho biết: "Chúng tôi cho rằng không phận Afghanistan hiện được coi là an toàn hơn không phận Iran, nhưng chúng tôi không biết những thay đổi này sẽ kéo dài bao lâu".
Ông Taneja cho biết các chuyến bay băng qua không phận Afghanistan ở độ cao 10.700 m ít có khả năng trở thành mục tiêu của tên lửa đất đối không, đồng thời nói thêm rằng các nhóm vũ trang ở Afghanistan không có khả năng bắn hạ các máy bay, Theo Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), các chuyến bay ở độ cao 10.000 m trở lên ở Afghanistan vẫn nằm ngoài tầm với của những vũ khí của các nhóm khủng bố, ngay cả khi được bắn từ đỉnh núi.
Tấn công vào cơ sở năng lượng Iran có thể đẩy giá dầu vượt ngưỡng 100 USD Giới phân tích nhận định một cuộc tấn công tiềm tàng của Israel vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran có thể phản tác dụng và gây sức ép lên thị trường năng lượng toàn cầu. Một nhà máy lọc dầu ở Wasit, Iraq. Ảnh: THX/TTXVN Dẫn lời cảnh báo của ông Marc Ayoub, nhà nghiên cứu chính sách năng lượng người...