Teen Mỹ ‘khuyên nhủ’ nhau từng bước chống lại nghiện smartphone
Theo một báo cáo do Pew Research Center, chính giới trẻ Mỹ là đối tượng dần nhận thức rõ hơn về hệ lụy của vấn nạn nghiện smartphone và đang có nhiều hành động tích cực nhằm tự giới hạn bản thân trong việc sử dụng điện thoại di động cũng như ứng dụng mạng xã hội.
Có tới 54% đối tượng nghiên cứu tuổi thiếu niên cho biết tự cảm thấy mình dành quá nhiều thời gian cho điện thoại và 52% cho biết đang cố gắng hạn chế sử dụng smartphone bằng cách này hay cách khác. Thêm vào đó, 57% số người cho biết sẽ nỗ lực giảm bớt mạng xã hội và 58% cố gắng bỏ chơi game.
Thực trạng đáng báo động tại Mỹ
Thực tế trẻ ở tuổi vị thành niên chưa thực sự cân bằng được liều lượng sử dụng smartphone hằng ngày của mình càng cho thấy rõ vai trò giáo dục thiếu hiệu quả từ phía cha mẹ đồng thời đặc biệt là trách nhiệm của các công ty công nghệ – vốn là bàn tay sáng tạo ra những Facebook hay Instagram với giao diện cuộn bất tận bắt mắt và lôi cuốn, thu hút biết bao người dùng không muốn rời nửa bước.
Trong nhiều năm liền, thay vì khuyên nhủ người dùng nên sử dụng thiết bị hợp lý như một công cụ phục vụ công việc và cuộc sống, nhà phát triển lại lạm dụng bản chất nhỏ gọn, luôn kết nối của smartphone để liên tiếp đưa ra nhiều cập nhật hấp dẫn, từ giao diện vô tận bắt mắt tới hàng tràng thông báo không bao giờ hết, thôi thúc người dùng nhấc điện thoại lên “check noti”. Kỳ thực, các “ông lớn” công nghệ đã đổ rất nhiều tiền vào khâu thiết kế ứng dụng, thậm chí còn bắt tay làm việc với nhiều chuyên gia tâm lý học để đánh lừa người dùng với hàng loạt mẹo tâm lý ẩn trong giao diện, kích thích não bộ nạn nhân và giữ cho người dùng luôn truy cập nền tảng của mình.
Khỏi phải nói, nhà sản xuất phần cứng cũng vô cùng hoan nghênh cơn nghiện của khách hàng bởi họ hoàn toàn có thể thu lời từ bán ứng dụng hoặc các hoạt động mua bán vật phẩm trong ứng dụng bên cạnh doanh thu chủ yếu từ bán thiết bị. Kết quả, những nhà sản xuất này càng nỗ lực phát triển nhiều công cụ giúp ứng dụng truy cập sâu hơn vào tâm trí người dùng, thay vì ngăn cản công cuộc “xâm lăng số”.
Tuy nhiên, 2018 đã vui mừng chứng kiến nhiều người khổng lồ công nghệ lên tiếng bảo vệ người tiêu dùng (chủ yếu do sức ép từ dư luận và các nhà đầu tư). Google và Apple đã tích hợp trong phiên bản hệ điều hành di động mới nhất của mình là Android Pie và iOS 12 nhiều tính năng theo dõi thời gian bật màn hình cũng như công cụ kiểm soát thời lượng sử dụng điện thoại. Bên cạnh đó, ba “ông lớn” của các nền tảng mạng xã hội Facebook, Instagram và YouTube cũng bắt đầu có những động thái đầu tiền giúp người dùng tự quản lý thời gian trực tuyến của mình.
Dẫu vậy, đây vẫn chỉ là một nỗ lực muộn màng bởi theo khảo sát, rất nhiều “teen” tại Mỹ đã hình thành thói quen xấu có khả năng gây hại do sử dụng smartphone quá nhiều. Đối với những trẻ này, phụ huynh thường không có quá nhiều tiếng nói trong việc thay đổi các em, bởi chính cha mẹ cũng là nạn nhân của guồng xoay “nghiện ngập” bất tận.
Biểu đồ so sánh mức độ “nghiện” smartphone giữa teen và cha mẹ
Pew cho biết, có tới 72% thiếu niên với tay lấy chiếc điện thoại ngay sau khi ngủ dậy, cứ 10 em thì có 4 em cảm thấy bồn chồn, lo lắng khi không có smartphone, 56% cho biết cảm thấy cô đơn thực sự khi không ở gần điện thoại, thậm chí buồn hoặc cáu giận, 51% cho biết nhận thấy bố mẹ mình có xu hướng bị phân tâm khi nói chuyện bởi smartphone (thêm vào đó, 72% các bậc phụ huynh công nhận điều này khi nói chuyện với con cái) và 31% cho biết di động làm mình mất tập trung trong lớp học.
Video đang HOT
Sự việc ngày càng tồi tệ hơn bởi smartphone từ lâu đã không còn là xa xỉ phẩm với nhiều người. Sự thực là smartphone tốt ngày càng rẻ hơn và smartphone rẻ ngày càng có chất lượng tốt hơn khiến rất nhiều người có thể tiếp cận dễ dàng với điện thoại di động, gần 100% thiếu niên tại Mỹ sở hữu smartphone, 45% trong số đó có triệu chứng nghiện.
“Teen” Mỹ tự giác còn hơn cha mẹ
Dù vấn nạn nghiện đồ công nghệ tại Hoa Kỳ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung là vậy, song giới trẻ Mỹ đang có nhiều biến chuyển tích cực và nhận thức rõ ràng hơn về vấn đề của mình, ngay cả khi chính các bậc cha mẹ thất bại trong nỗ lực khuyên nhủ các em.
Cứ 10 trẻ thì 9 em tin rằng không nên tiêu tốn quá nhiều thời gian trực tuyến, 60% cho rằng đây là vấn đề nghiêm trọng, 41% thú nhận rằng mình dành quá nhiều thời gian cá nhân cho mạng xã hội. Thêm vào đó, nhiều phụ huynh đang có nhiều biện pháp cứng rắn hơn với con cái, với 57% cha mẹ báo cáo rằng đã đặt ra giới hạn thời gian bật màn hình smartphone trên điện thoại của con.
Theo khảo sát của Pew Research Center, nhìn chung giới trẻ đang dần nhìn nhận đúng đắn hơn về tác hại của nghiện smartphone cũng như thiết bị điện tử và xu hướng đang ngày càng lan rộng. Biết đâu đó, nếu các bậc bề trên đi trước chưa làm được nhiều để giải quyết triệt để căn bệnh thời @, thì trong tương lai, khi đã khôn lớn và trở thành những CEO công ty công nghệ, kỹ sư phần mềm, nhà phát triển ứng dụng, hay chỉ đơn thuần là lên chức làm bố, làm mẹ, các em sẽ có thể đặt ra nhiều chính sách mới, tạo ra nhiều thay đổi tích cực hơn giúp smartphone trở thành công cụ thực sự trong cuộc sống con người, không còn là thiết bị điện tử tỏa ra chất keo vô hình dính chặt trước mặt người dùng mọi nơi mọi lúc.
Nguồn: ICTNews
NÓNG: Khoa học chứng minh dùng nhiều smartphone khiến não lười hoạt động
Các nghiên cứu chỉ ra rằng không những làm giảm hiệu suất công việc mà smartphone còn khiến tăng tình trạng stress ở người dùng.
Sự xuất hiện của smartphone khiến cuộc sống của chúng ta dường như tốt hơn rất nhiều, từ liên lạc tới kết nối thông tin với thế giới bên ngoài....nhưng bên cạnh đó những chiếc điện thoại, với cơ chế riêng lại gây một áp lực không nhỏ tới cơ thể con người.
Không chỉ là bức xạ từ sóng điện thoại gây ảnh hưởng tới não bộ, mà các thói quen sử dụng smartphone tưởng chừng như đơn giản cũng có những tác động nghiêm trọng tới cơ thể người sở hữu smartphone.
Business Insider mới đây đã tăng tải những thông tin mà khiến chắc chắn hầu hết người đọc phải giật mình.
1. Smartphone gây tình trạng căng thẳng
Các thông báo từ smartphone là một trong những yếu tố gây stress ở nhiều người.
Cụ thể, nghiên cứu từ Business Insider cho thấy tới 89% sinh viên được hỏi cho biết họ thường xuyên có cảm giác điện thoại rung nhưng thực tế không phải thế. Hội chứng rung ảo này được phát hiện trên phần lớn người dùng smartphone hiện nay.
Tới 86% người Mỹ cho biết họ có thói quen ngay lập tức kiểm tra email và mạng xã hội khi có thông báo, và điều này khiến họ rất căng thẳng.
Nhà nghiên cứu nội tiết học Robert Lustig cho biết, những thông báo từ điện thoại khiến đánh thức hoạt động của phần não bộ phía trước - bộ phận chuyên giải quyết những vấn đề được ưu tiên. Do đó, khi thông báo trên điện thoại liên tục hiển thị khiến bộ phận này bị rối rắm, quá tải và gây nên tình trạng căng thẳng, thậm chí là sợ hãi (với mức độ nhỏ). Quá trình này kéo dài sẽ tạo lập một chuỗi hành vi tự nhiên: có thông báo - sợ hãi, bồn trồn.
Chính vì thế, "nếu bạn không chấm dứt những điều ngu xuẩn (kiểm tra thông báo điện thoại thường xuyên) thì chúng sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối".
2. Smartphone làm giảm 40% hiệu suất làm việc của não bộ
Việc check tin nhắn, thông báo liên tục sẽ gây mất tập trung và làm giảm hiệu suất làm việc.
Có một sự thật là còn người không thể cùng lúc xử lý nhiều việc. Chỉ có 2.5% dân số thế giới có thể "đa năng" - tức là có thể cùng lúc làm tốt nhiều việc. Do đó, 97.5% người còn lại không thể làm nhiều hơn 1 công việc cùng lúc.
Sự xuất hiện của một việc khác trong lúc chúng ta đang làm việc sẽ khiến não bộ bị sao nhãng và cần ít nhất là 1/10 giây trước khi trở lại hoàn toàn với công việc đang xử lý - các nhà khoa học gọi đây là "cái giá của sự chuyển đổi" - nó được tính bằng thời gian lãng phí mà một người mất đi do những ý nghĩ, công việc khác trong khi đang xử lý một công việc.
Và thật không may khi các thông báo từ điện thoại hoặc máy tính, các ý nghĩ chợt vụt qua đầu...thậm chí chiếm tối đa tới 40% hiệu suất làm việc của não bộ - nhà tâm lý học David Meyer cho biết.
Ngoài ra, mỗi khi sự xao nhãng xảy ra, cơ thể sẽ tiết ra lượng lớn hoóc môn corticol - gây stress. "Sự chuyển đổi" này cũng tạo ra bồn trồn trong suy nghĩ, gây nên hiện tượng muốn nghỉ ngơi của não trước, kích hoạt dopamine - một chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm giác nghiện của não bộ.
Nói một cách khác, tình trạng stress gây ra bởi tình trạng phải làm nhiều việc cùng lúc sẽ khiến cơ thể chúng ta tạo lập một hành vi gọi là "thích bị làm phiền". Và với tác động của các thông báo từ smartphone, người sử dụng sẽ mãi quẩn quanh trong vòng tròn stress và giảm hiệu suất làm việc..
3. Sử dụng nhiều smartphone khiến não bộ lười đi
Thói quen lạm dụng công cụ tìm kiếm khiến não bộ bị lười đi, con người ít tư duy hơn.
Trên thực tế não bộ của chúng ta chỉ có tốc độ xử lý khoảng 60 bit/giây, do đó, khi càng có nhiều việc phải làm, chúng ta càng cần có sự chia nhỏ năng lượng não bộ hơn. Điều này khiến nhiều người muốn sử dụng điện thoại hoặc các trợ thủ điện tử khác để xử lý thêm nhiều việc hơn.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy điều này không những khiến não chúng ta mệt mỏi hơn mà nó còn trở nên "lười lao động" hơn.
Cụ thể, nhiều nghiên cứu cho biết những người thông minh thường ít sử dụng các công cụ tìm kiếm trên smartphone của họ hơn những người khác. Mặc dù vậy điều đó không hoàn toàn có nghĩa là sử dụng nhiều smartphone thì bị ngu đi, mà chỉ đơn giản là những người thông minh do họ biết nhiều hơn nên cũng ít sử dụng các công cụ tìm kiếm hơn. Tuy nhiên, lại có một sự liên quan không nhỏ giữa việc sử dụng các công cụ tìm kiến và thói quen lười suy nghĩ, phân tích của cơ thể chúng ta.
Ngoài ra, việc tiếp nhận thông tin từ smartphone là một cách "tệ hại nhất", vì cơ thể con người có thói quen tiếp nhận kiến thức một cách sâu sắc hơn từ sách hơn là từ màn hình một thiết bị điện tử. Điều này khiến cho những người thường xuyên đọc sách sẽ có được tư duy sâu sắc và nhạy bén hơn.
Một nghiên cứu mới tại Thụy Sĩ cho biết hầu hết người sử dụng smartphone tại đây gặp tình trạng bồn trồn cả tay và não bộ khi họ nhìn chằm chằm vào điện thoại liên tục một thời gian dài.
Không chỉ thế, mới đây các nhà tâm lý học và nhà khoa học máy tính đã phối hợp nghiên cứu và chỉ ra một hiện tượng khá bất thường đó là: càng nhấp chuột vào các thông báo, hoặc lướt ngón tay trên màn hình cảm ứng để xem các tin tức xã hội nhiều thì não bộ của chúng ta càng cảm thấy "khó chịu". Điều này không giống với hành vi bình thường của não bộ vì thông thường càng tiếp xúc với việc gì đó, thì não bộ sẽ ghi nhớ và trở thành một phản xạ tự nhiên hơn.
Lý giải điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng để học hỏi thông tin não bộ cần sự tham gia và hòa nhập vào các hoạt động hơn chỉ đơn giản là việc lướt ngón tay và thu thập thông tin một cách đơn giản.
Như vậy, hơn hết cả để tận dụng smartphone một cách thông minh, chúng ta cần quản lý chặt chẽ thời gian cũng như thói quen của mình để luôn thoải mái cũng như tăng hiệu suất làm việc cao hơn.
Theo Danviet.vn
Người Việt bớt 'cuồng' smartphone nhưng vẫn chi mạnh tay Số lượng smartphone và máy tính bảng bán ra ở Việt Nam nửa đầu 2017 đã giảm đi so với 2016, nhưng nhà bán lẻ vẫn kiếm được tiền do bán chúng giá cao. Theo số liệu từ GfK, thị trường điện thoại di động tại Việt Nam tháng 7 đang giảm tốc độ tăng trưởng. Khu vực Hà Nội và Hải Phòng...