Teen đổ xô kiếm tiền từ ‘cơn sốt’ tác phẩm NFT
Gen Z tìm được nhiều cách kiếm tiền sáng tạo và hậu hĩnh hơn nhiều so với làm việc vặt cho bố mẹ.
Mùa thu năm ngoái, Randi Hipper quyết định dấn sâu vào không gian tiền điện tử. Sau khi nghe về NFT trên Twitter và các mạng xã hội khác, Hipper – khi đó là nữ sinh 17 tuổi của trường trung học Xaverian (Brooklyn, Mỹ) – bắt đầu phát hành các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số của mình. Đó có thể là hình vẽ hoạt hình hay tranh tự họa.
Hipper lên ý tưởng rồi cộng tác với các nghệ sỹ khác, bao gồm một cậu bé tuổi teen tại Ấn Độ, người có biệt danh Ajay Toons. Họ bán các tác phẩm của mình trên chợ NFT Atomic Hub. NFT (non-fungible token) là một dạng vật phẩm ảo, xác thực bằng công nghệ blockchain. NFT là tài sản độc nhất vô nhị, không thể sao chép hay làm nhái. Người mua thanh toán bằng tiền điện tử như Ether hay Wax.
Tác phẩm NFT “his name is victor” của Victor Langlois.
Beeple, một nghệ sĩ kỹ thuật số 40 tuổi, gây chú ý mùa xuân năm trước khi bán được tác phẩm NFT với giá 69 triệu USD. Tuy nhiên, các chợ NFT như Atomic Hub, Nefty Blocks và OpenSea lại tràn ngập những tác giả trẻ tuổi, quảng bá tác phẩm trên mạng xã hội thay vì các công ty đấu giá hay triển lãm danh tiếng.
Theo Griffin Cock Foster, 26 tuổi, người sáng lập chợ NFT Nifty Gateway, trong thế giới NFT, bất kỳ ai cũng có thể đăng lên mạng, tự tiếp thị trên Twitter và xây dựng lượng người theo dõi ngay từ sớm. Nó giống với cách TikTok biến mọi người thành ngôi sao khi còn nhỏ tuổi vậy.
Video đang HOT
Vào tháng 6, Nifty Gateway tổ chức đấu giá các tác phẩm của jstngraphics (17 tuổi) và Solace (18 tuổi). Cả hai tác giả đều sáng tạo tác phẩm NFT chưa đầy một năm. Nhưng tác phẩm của họ đều đã bán hết với giá từ 1.000 USD tới 7.250 USD. Solace bắt đầu sáng tạo NFT từ một chiếc iPad đi mượn vì cậu còn không có cả máy tính ở nhà. Từ cuộc sống nghèo khó, NFT đã thay đổi cuộc đời Solace vĩnh viễn.
Jstngraphics và Solace vẫn được xem là “già” so với Benyamin Ahmed, cậu bé 12 tuổi sống tại London (Anh). Tháng trước, cậu vừa tung ra bộ sưu tập NFT có chủ đề “Weired Whales” (Những con cá mập kỳ quái), bao gồm 3.350 con cá mập đồ họa khác nhau. Bộ sưu tập cũng cháy hàng và mang về cho Ahmed hàng chục ngàn USD tiền ảo.
Những câu chuyện thành công ấn tượng đã truyền cảm hứng cho nhiều người trẻ gia nhập “cơn sốt” NFT. Với vài người, nó là thú vui sau giờ học. Với người khác, nó là cánh cửa dẫn đến sự nghiệp nghệ sĩ hay doanh nhân tiền điện tử toàn thời gian.
Josh Kim, người sáng lập Cubby – chợ điện tử bán tác phẩm nghệ thuật của sinh viên – chuẩn bị giới thiệu NFT trong các tháng tới đây. Kim nói NFT sẽ thúc đẩy sứ mệnh giúp các tác giả trẻ đạt thành công về tài chính, hay ít nhất kiếm thêm tiền trong thời gian đi học của Cubby.
Thực tế, với một số teen, sáng tác NFT và các loại hình nghệ thuật kỹ thuật số khác đã trở thành công việc mùa hè, hơn là làm việc vặt cho bố mẹ. Chẳng hạn, một cậu bé 15 tuổi sống tại Brooklyn chuyên vẽ tranh cho người dùng của nền tảng livestream game Twitch.
Tác phẩm NFT “My Mama’s Dream” của Fewo.
Nghệ sĩ NFT trẻ tuổi, thành công nhất phải kể đến Victor Langlois (Fewo), 18 tuổi. Các tác phẩm nghệ thuật của anh lấy cảm hứng từ tuổi thơ vất vả và những khó khăn khi chuyển giới. Mùa hè 2020, Fewo bắt đầu bán tác phẩm trên SuperRare và có lượng người hâm mộ riêng, trước khi thu hút sự chú ý của chuyên gia nghệ thuật kỹ thuật số Noah Davis. Sau đó, Davis tổ chức đấu giá các tác phẩm cả Fewo vào tháng 6, thu về 2,16 triệu USD, biến Fewo thành ngôi sao của giới nghệ thuật.
Với Hipper và những người như cô, Fewo là hình mẫu cho Gen Z. Dù chỉ kiếm được vài trăm USD cho tới nay vì còn phải trả tiền cho nghệ sỹ, Hipper không quá bận tâm vì mục đích hiện tại của cô là học hỏi. Cô muốn hoàn thiện kỹ năng, học cách tổ chức đấu giá, mở cửa hàng. “Tôi chỉ mới tốt nghiệp phổ thông. Kế hoạch của tôi là làm toàn thời gian trong không gian tiền điện tử”, cô nói.
Nhà đầu tư mất hơn nửa triệu USD khi mua loạt hình vẽ nhái
Bộ sưu tập NFT COVIDPunks vốn là phiên bản nhái CryptoPunks. Một số nhà đầu tư gặp lỗi khi mua vật phẩm từ COVIDPunks và không được hoàn tiền.
Nhiều nhà đầu tư vừa mất hơn 174 ETH, tương đương hơn 500.000 USD, do các giao dịch thất bại của COVIDPunks, một loại hình sưu tập "nhái". Họ mất tiền vì nhiều người đổ xô mua bộ sưu tập khiến phí giao dịch tăng cao. Nhiều người gặp lỗi giao dịch, không được hoàn tiền.
Theo Decrypt , COVIDPunks nhái bộ sưu tập nổi tiếng CryptoPunks. Bộ NFT mới chỉ đơn giản vẽ thêm phần khẩu trang cho các nhân vật của bản gốc.
Do có nhiều tính chất độc nhất, CryptoPunks đã trở nên phổ biến trong cộng đồng. Vật phẩm rẻ nhất của bộ sưu tập cũng đã có giá lên đến 100.000 USD. Sự thành công của CryptoPunks, tất nhiên, đã thu hút nhiều sản phẩm ăn theo.
COVIDPunks là một bản sao y hệt của một bộ sưu tập NFT nổi tiếng.
Mọi NFT khi đưa lên blockchain đều phải trải qua quá trình gọi là minting, trong đó những thuộc tính của tác phẩm sẽ được đưa lên và xác thực trên chuỗi khối. Do đây là một hình thức xác thực độc nhất, quá trình này cũng tốn một lượng phí nhỏ.
Đợt minting của COVIDPunks diễn ra vào ngày 5/8, và trong một giờ sau đó, tất cả 10.000 NFT trong bộ sưu tập đã được bán hết. Màn ra mắt này diễn ra ngay sau khi Ethereum áp dụng "chính sách London", đề xuất khiến nhiều loại phí giao dịch biến mất. Do vậy, toàn bộ quá trình minting COVIDPunks đã khiến cho 525 đồng Ethereum (xấp xỉ 1,5 triệu USD) đã bị tiêu hủy, theo Ultrasound.money .
Bản nâng cấp London đã khiến nhiều đồng Ethereum bị phá huỷ.
Cùng lúc đó, hệ thống Ethereum bị nghẽn và phí giao dịch tăng phi mã từ mức 70 Gwei (5,8 USD) lên đến 400 Gwei (33 USD). Sự tắc nghẽn này đã khiến nhiều giao dịch COVIDPunks bị thất bại và khiến người dùng không được hoàn trả phí giao dịch.
Theo công cụ đo đặc biệt của nền tảng Dune Analytics , số tiền thiệt hại do giao dịch thất bại của COVIDPunks đã lên đến 174 ETH.
Một dự án NFT khác có tên là Stoner Cats cũng có số phận tương tự, khiến người dùng mất hơn 790.000 USD tiền mã hoá vào tuần trước.
Cậu bé 12 tuổi người Anh kiếm hơn 160.000 USD từ hình vẽ cá voi Nhờ bán một bộ sưu tập hình cá voi NFT, cậu bé 12 tuổi Benyamin Ahmed đã kiếm được hơn 80 đồng Ethereum. Bộ sưu tập này có tên "Những chú cá voi kỳ lạ" (Weird Whales), bao gồm một loạt các biểu tượng cá voi với phong cách pixel được cậu bé người Anh Benyamin Ahmed tạo ra. "Cháu nghĩ phong trào...