Techmart – Techfest Mekong 2019: Khi công nghệ được chú trọng
Techmart – Techfest Mekong 2019 được tổ chức tại Cần Thơ lần này không chỉ mang đến cơ hội cho các startup trong vùng gặp gỡ nhà đầu tư.
Tại Techmart – Techfest Mekong 2019 có gần 200 đơn vị tham gia trưng bày hơn 800 kết quả nghiên cứu. Sau 34 phiên kết nối startup với nhà đầu tư, tổng số tiền quan tâm đầu tư đạt 755.000 USD, tiềm năng của các startup được đánh giá ở mức 3,75/5 với 11 sản phẩm nhận được hỗ trợ để phát triển. Mức độ tiềm năng của startup được đánh giá trung bình ở mức 3.75/5 (so với 4.2/5 tại Techfest Quốc gia).
Techmart – Techfest Mekong 2019 đã thu hút được gần 200 đơn vị tham gia trưng bày hơn 800 kết quả nghiên cứu với hơn 250 gian hàng của các doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu ứng dụng và đổi mới công nghệ tiêu biểu
Đó thực sự là những con số khá ấn tượng đối với một sự kiện quy mô cấp vùng, đặc biệt là tại Cần Thơ – địa phương được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) lựa chọn để lần đầu tiên tổ chức đồng thời hai sự kiện gồm Chợ Công nghệ và Thiết bị (Techmart) và Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Techfest).
Kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo
Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lúa gạo, trái cây, thủy sản là những sản phẩm chủ lực. Để gia tăng giá trị nông sản và tăng thu nhập cho nông dân thì việc ứng dụng KH&CN vào quy trình sản xuất đang được bà con nông dân tích cực triển khai. Do vậy, Techmart – Techfest Mekong 2019 được tổ chức tại Cần Thơ lần này không chỉ mang đến cơ hội cho các startup trong vùng gặp gỡ nhà đầu tư. Tại đây còn trung bày hơn 800 kết quả nghiên cứu với hơn 250 gian hàng của các doanh nghiệp có hoạt động nghiên cứu ứng dụng và đổi mới công nghệ tiêu biểu, tập trung vào hai ngành công nghiệp của vùng là công nghiệp chế biến lương thực, chế biến thủy, hải sản.
Bên cạnh đó, còn có các doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất các sản phẩm, chế phẩm sinh học hỗ trợ cho sự phát triển sản phẩm xuất khẩu là gạo và thủy sản như: hệ thống giám sát môi trường và điều khiển tự động cho vườn cây, công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh phòng trừ vi nấm và tuyến trùng gây hại cây trồng, hệ thống sấy nông sản dạng tháp, máy gieo hạt công nghệ cao, hệ thống dây chuyền thiết bị xử lý rác thải sinh hoạt thành phân bón hữu cơ… Đặc biệt, các kết quả nghiên cứu đến từ các viện nghiên cứu và các trường đại học như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Cần Thơ, Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Học viện Nông nghiệp Việt Nam…
Video đang HOT
Techmart – Techfest Mekong 2019 còn trưng bày, giới thiệu sản phẩm của hơn 30 cá nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố và các tỉnh ĐBSCL. Trong khuôn khổ sự kiện còn có phiên kết nối giữa quỹ đầu tư, nhà đầu tư với các dự án khởi nghiệp và hội thảo chia sẻ kinh nghiệp thành công, thất bại trong quá trình khởi nghiệp.
Techmart – Techfest Mekong 2019 còn có khu gian hàng trưng bày các kết quả nghiên cứu của các nhà sáng chế không chuyên đến từ các tỉnh ĐBSCL.
Đặc biêt, thông qua Techmart – Techfest Mekong 2019, các viện, trường, các tổ chức KH&CN, các nhà khoa học, các nhà sáng chế sẽ có điều kiện chuyển giao công nghệ, quảng bá các kết quả nghiên cứu và mở rộng phát triển thị trường KH&CN. Đồng thời, góp phần giới thiệu, quảng bá sản phẩm và kết nối các thành phần của Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố Cần Thơ và các tỉnh vùng ĐBSCL với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Hướng đến giải quyết những vấn đề của địa phương
Một trong những hoạt động chính của Techfest các vùng kinh tế trọng điểm là tìm ra những statup xuất sắc đại diện cho toàn vùng tham gia Chung kết cuộc thi cấp quốc gia về khởi nghiệp sáng tạo (vào đầu tháng 12 tới tại Quảng Ninh). Tại Chung kết cuộc thi vùng ĐBSCL, Ban tổ chức đã quyết định trao Giải Nhất cho tác giả Ngô Thị Hoàng Oanh (Công ty Escoco Việt Nam) với Dự án “Giấy dừa Bến Tre”.
Dự án sản xuất giấy từ xơ dừa, tàu dừa nước hoặc dừa cạn đã chinh phục được Ban giám khảo cuộc thi do có tính ứng dụng cao. Các tác giả mong muốn nhân rộng mô hình sản xuất loại giấy này tại khu vực miền Tây Nam Bộ nói riêng và các khu vực nông thôn khác nói chung. Việc khai thác cây dừa nước sẽ tạo thêm thu nhập, thêm việc làm cho người dân ở nông thôn.
Nhóm tác giả hy vọng loại giấy làm từ dừa này không chỉ được dùng trong mỹ thuật, trang trí nội thất, mà còn có thể dùng để sản xuất bao bì thay cho giấy thông thường hoặc túi nylon.
Đồng thời, Ban tổ chức cũng trao Giải Nhì cho Dự án “Sữa bí đỏ” của Công ty TNHH sản xuất chế biến nông sản Vạn Tín Organics; Giải Ba thuộc về các Dự án: Hệ thống điều khiển và giám sát tự động quạt nước hồ tôm (sinh viên Trần Phước Đạt, Đại học Trà Vinh); Máy tách cá cơm (Lê Hoàng Minh Kha); Kỹ thuật sản xuất ống hút bằng nước dừa (Trương Thị Cẩm Hồng, Công ty TNHH Chế biến sản phẩm dừa Cửu Long”. Cả 5 dự án chiến thắng chung kết cuộc thi sẽ được Ban tổ chức hỗ trợ gian hàng trưng bày sản phẩm tại Techfest Vietnam 2019 tại Quảng Ninh tổ chức vào đầu tháng 12 tới.
Nhận định chung về chất lượng của các dự án tham gia Chung kết cuộc thi, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN cho biết, nhìn chung các dự án có chất lượng rất tốt, biết khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng là nông nghiệp và thủy hải sản. Nhiều dự án tập trung hướng đến giải quyết những vấn đề của địa phương như nuôi trồng hải sản, phát triển nông nghiệp xanh, năng lượng xanh, ứng dụng Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Techmart – Techfest Mekong 2019 được tổ chức tại Cần Thơ lần này không chỉ mang đến cơ hội cho các startup trong vùng gặp gỡ nhà đầu tư.
Nhiều bạn trẻ là sinh viên đến từ các trường đại học trong vùng như Cần Thơ, An Giang… đã biết làm việc nhóm, kết hợp với giảng viên của các trường đại học với doanh nghiệp, doanh nhân, nên những dự án đều mang đậm hơi thở cuộc sống. Các bạn đã biết tích hợp giữa phần mềm máy tính, điện thoại di động với IoT, với các phần mềm khác về cơ sở dữ liệu để đưa ra những mô hình kinh doanh. Việc tiếp cận ban đầu về mô hình kinh doanh của các sinh viên sẽ là cơ sở phát triển tiếp mô hình có khả năng nhân rộng.
Chia sẻ về những dự án của vùng ĐBSCL, trong đó có dự án của Cần Thơ, bà Trần Hoài Phương, Phó Giám đốc Sở KH&CN TP Cần Thơ khẳng định thế mạnh hiện nay của tỉnh và các địa phương trong vùng là lực lượng thanh niên có tinh thần khởi nghiệp rất cao, đầy đam mê và nhiệt huyết, có ý chí phấn đấu, tự lực vươn lên, vượt qua khó khăn với nhiều ý tưởng mới có tính sáng tạo. Tuy nhiên, các dự án này vẫn tập trung chủ yếu ở một số lĩnh vực thuộc nông nghiệp, chế biến lâm sản và du lịch nên cần mở rộng sang các lĩnh vực khác.
Có thể nói rằng sẽ khó gia tăng giá trị nông sản và mở rộng thị trường tiêu thụ để tăng thu nhập cho nông dân nếu sản phẩm không được đầu tư KH&CN. Chỉ có đầu tư cho KH&CN trong lĩnh vực nông nghiệp, kể cả đầu vào lẫn đầu ra, thì sức người mới được giải phóng và sản phẩm mới được nâng giá trị. Với các dự án/ý tưởng khởi nghiệp có tại Techmart – Techfest Mekkong 2019 có khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn đã thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư cũng như người dân trong vùng. Đây thực sự là hoạt động thiết thực góp phần đẩy mạnh ứng dụng KH&CN phát triển kinh tế xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Techmart – Techfest Mekong 2019 là sự kiện nằm trong chuỗi hướng đến ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia – TECHFEST VIETNAM, sự kiện thường niên lớn nhất dành cho cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam, do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, cơ quan, tổ chức chính trị – xã hội thực hiện.
TECHFEST VIETNAM 2019 sẽ được tổ chức vào các ngày từ mùng 4 đến mùng 6 tháng 12 năm 2019 tại Quảng Ninh. Điểm nổi bật của sự kiện năm nay là sự tham gia của các đối tác trong khu vực và trên thế giới như Singapore, Malaysia, Hàn Quốc… trong chuỗi các hoạt động.
Theo đất việt
AI có thể bắt kịp bộ não của con người trong kỷ nguyên 6G
Vào tháng 3 năm nay, Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã bỏ phiếu đồng thuận mở băng tần 95GHz đến 3THz cho 6G, 7G hoặc bất kỳ công nghệ thế hệ tiếp theo nào. Nhờ tốc độ truyền dữ liệu cực nhanh AI có thể ngang tầm với bộ não con người.
Tiến sĩ Ted Rappaport và các đồng nghiệp tiên phong trong nghiên cứu không dây của Đại học New York đã xuất bản một bài báo mới về IEEE, tin rằng phổ không dây sẽ còn tăng hơn nữa trong kỷ nguyên 6G. Theo họ, có thể tăng từ 5G lý thuyết 100GHz (gigahertz) lên 3THz (terahertz). Việc mở tần số THz sẽ cung cấp một thị trường khổng lồ cho các ứng dụng không dây. Băng thông mới giúp truyền dữ liệu thực sự lớn trong chưa đầy 1 giây. Điều tuyệt vời hơn nữa là lượng dữ liệu được truyền sẽ tương đương với bộ não con người.
Ví dụ, máy bay tấn công không người lái hiện tại có sức mạnh tính toán hạn chế của thiết bị trên máy bay do giới hạn kích thước của nó. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên 6G trong tương lai, với sự dẫn đường từ xa của thiết bị AI, hiệu suất chiến đấu của nó sẽ tương đương với một phi công xuất sắc. Người dùng cuối cũng dễ dàng mua một thiết bị đầu cuối có sức mạnh tính toán ở cấp độ não người và giá sẽ khoảng 1.000 USD.
Nhóm của Tiến sĩ Rappaport cũng hy vọng rằng sẽ có nhiều thiết bị sẽ được hưởng lợi, ví dụ như máy ảnh sóng milimet chụp đêm, radar độ phân giải cao và quét an toàn cơ thể người. Băng thông lớn đến mức khó tin cũng sẽ cho phép chuyển đổi từ mạng cáp quang không dây, dựa trên cơ sở hạ tầng cáp quang sang kết nối mạng và trung tâm dữ liệu.
Có rất nhiều lợi ích cho 6G, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Ví dụ, việc thu nhỏ các công nghệ cốt lõi và tác động của quang phổ đến sức khỏe con người. Ngoài ra, sóng 6G sẽ yêu cầu antenna định hướng cao, một phần vì chúng rất dễ bị nhiễu trong khí quyển, đặc biệt là antenna trên 800 GHz.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, giống như những thách thức kỹ thuật trong quá khứ, nhiều khó khăn của 6G sẽ được giải quyết từng cái một trong tương lai. Ví dụ, năng lượng tiêu thụ khi truyền dữ liệu sẽ giảm hơn nữa và antenna có mức tăng cực cao sẽ có kích thước nhỏ hơn, điều này sẽ cho phép tích hợp 6G lên các thiết bị di động.
Theo FPT Shop
Căng thẳng với Mỹ chưa ngã ngũ, Huawei chuyển hướng sang 'gắn bó' với Nga Giữa bối cảnh căng thẳng, tập đoàn viễn thông khổng lồ của Trung Quốc đang từng bước giảm sự phụ thuộc với Mỹ để chuyển sang hợp tác công nghệ với Nga. Gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei đã liên hệ với một số công ty công nghệ Nga để tạo ra các liên doanh công nghệ. Cùng với đó, Huawei...