TechCrunch Disrupt 2012: Thị trường Đông Nam Á được quan tâm “một cách đặc biệt”
Mới đây nhà sáng lập Yammer, mạng xã hội doanh nghiệp vừa được mua lại với mức giá 1,28 tỷ USD, David Sacks đã có những nhận định cho rằng thung lũng Silicon sắp đến ngày tàn.
David Sacks tại TechCrunch Disrupt 2012 San Francisco.
Theo Sacks, để tạo ra một công ty thành công mới cần một ý tưởng mà hội tụ đủ bốn yếu tố:
(1) Thoát khỏi tầm chú ý của các đại gia Internet.
(2) Có thể triển khai và chứng minh tính khả thi chỉ với 5 triệu USD, con số điển hình của vòng Seeding (đầu tư vốn ban đầu) tại thung lũng Silicon.
(3) Tìm một ý tưởng có bản quyền để tránh sự “công kích” hoặc “ăn cắp” của các công ty lớn khi họ nhận ra tiềm năng của ý tưởng đột phá.
(4) Tránh những cuộc kiện tụng bản quyền sáng chế.
“Liệu còn được bao nhiêu ý tưởng như thế?”, giám đốc điều hành Yammer chốt lại bằng một câu hỏi mở.
Video đang HOT
TechCrunch Disrupt
TechCrunch Disrupt 2012 tại San Francisco là sự kiện công nghệ thuộc hàng lớn nhất trong năm, thu hút đến khoảng 90% start-up từ thung lũng Silicon tham dự.
Start-up Alley – TechCrunch Disrupt 2012 San Francisco.
Theo dõi TC Disrupt chúng ta mới thấy lời nói của David Sacks không phải là vô cớ. Những sản phẩm từ thung lũng Silicon tham gia ngày hội công nghệ cũng là các giải pháp cho những nhu cầu hết sức thực tế. Một số sản phẩm như: Giải pháp giúp thuê xe đạp dạo phố, giải pháp tìm nhà hàng khách sạn hạng A với mức giá 2 triệu USD… Ngay cả giải nhất của Disrupt năm nay: YourMechanic cũng là ứng dụng rất thường ngày nhưng lại hữu ích giúp bạn tìm kiếm thợ sửa xe gần địa điểm của bạn nhất và thông báo với họ tình trạng hỏng hóc của xe.
Điểm chung của những giải pháp này là sự thiết thực, đáp ứng những nhu cầu trong một ngách thị trường. Điều này có vẻ như ngược với quan điểm của CEO Yammer: “Tạo ra những thị trường mới thay vì tạo ra những thị phần mới ở thị trường cũ”
Lý giải điều này, có lẽ cuộc sống tại những trung tâm kinh tế, công nghệ cao của thế giới như Mỹ, nhu cầu sinh hoạt thực tế và hoàn thiện hóa cuộc sống là điều mà họ hướng tới thay vì tìm những giải pháp tổng thế, giải quyết vấn đề lớn như ở các nước đang phát triển. Với những đặc thù đó, những ứng dụng hay sản phẩm dự thi TechCrunch từ thung lũng Silicon đều được coi là giải pháp cải thiện những vướng mắc hiện tại, không hẳn là những sáng tạo đột phá mang tham vọng thay đổi thế giới, theo cách mà David Sacks nói tới.
Cơ hội cho những thị trường mới nổi
Từ khóa “Southeast Asia” rất thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và báo chí, bởi với họ dường như đây là một thị trường mới nổi mà họ không có nhiều thông tin nhưng lại có những sản phẩm đột phá trong vài năm gần đây.
Thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây cũng nhộn nhịp với làn sóng start-up, những thương vụ đầu tư gây chú ý. Mới đây, hệ thống phân phối nội dung số Appota của Việt Nam đã giành được tiếng vang lớn tại sự kiện Demo-Asia, giành giải đột phá nhất của Founder Institude toàn cầu và nhận được sự bảo trợ của tập đoàn Microsoft.
Ông Đỗ Tuấn Anh – Founder Appota tại Demo Asia 2012.
Tiếp đến là sự kiện TechCrunch Disrupt tại San Francisco. Một đại diện Việt Nam tham dự là sản phẩm TimBox của CNC Mobile. Tại đây, TimBox đã nhận được những tín hiệu rất khả quan. Giám đốc chiến lược của Skype, giám đốc công cụ và kỹ thuật Nokia cùng một số doanh nghiệp lớn của châu Á như SingTel, NTT Docomo, Quỹ mạo hiểm Pulse… cho rằng sản phẩm TimBox là sự đột phá về thiết kế trải nghiệm người dùng so với các ứng dụng hay những mạng xã hội di động hiện tại. Một số bên đã có bước tìm hiểu sâu hơn và dự định nghiêm túc về đầu tư vào
những sản phẩm và đội ngũ start-up tại khu vực Đông Nam Á.
Kevin Hague, Giám đốc công cụ và kỹ thuật Nokia cùng đại diện TimBox tại TC Disrupt.
Đại diện TimBox, ông Nguyễn Minh Thảo chia sẻ: “Start-up Việt Nam và thị trường Đông Nam Á rất tiềm năng. Tại TechCrunch Disrupt, báo chí và giới đầu tư dành sự quan tâm một cách đặc biệt đến thông tin thị trường và sản phẩm Đông Nam Á”.
Ngày càng có nhiều tín hiệu đáng mừng về các start-up, sản phẩm và làn sóng đầu tư. Hy vọng Việt Nam sẽ sớm trở thành điểm nóng start-up công nghệ trong tương lai không xa.
Theo Genk
Mark Zuckerberg: Facebook hiện sở hữu 1 tỷ truy vấn tìm kiếm mỗi ngày
"Mạng xã hội Facebook của chúng tôi hiện đang sở hữu khoảng 1 tỷ lượt truy vấn và tìm kiếm mỗi ngày", CEO, đồng sáng lập mạng xã hội lớn nhất hành tinh Mark Zuckerberg tự hào tuyên bố vào ngày hôm qua trên sân khấu của Hội thảo TechCrunch Disrupt 2012 tại San Francisco, Mỹ.
Mark cho hay, các truy vấn này chủ yếu là những lệnh tìm kiếm tên các thành viên trên Facebook, tuy nhiên, bên cạnh đó, người dùng cũng sử dụng Facebook để "săn tìm" các ứng dụng hay hoặc các trang thương hiệu.
Vị giám đốc điều hành khẳng định rằng trong tương lai, Facebook chắc chắn sẽ tiến sâu hơn vào lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến. Lĩnh vực này đang tồn tại nhiều cơ hội tuy nhiên, Facebook sẽ không bắt lấy những cơ hội này bằng cách đi theo lối truyền thống: xây dựng các công cụ tìm kiếm như Google khi trả về một danh sách dài dằng dặc các kết quả cho truy vấn của người dùng. "Việc tìm kiếm sẽ phải cung cấp tập hợp các câu trả lời cho người dùng. Tôi có một câu hỏi này, nhiệm vụ của công cụ tìm kiếm giờ đây sẽ phải là hãy trả lời nó một cách cụ thể cho tôi, chứ đừng bắt tôi phải tự mình tìm câu trả lời giữa một loạt liên kết xanh nữa", Mark cho hay.
Mark cũng lấy ví dụ người dùng muốn biết thông tin về một nhà hàng sushi và có thể nhận được câu trả lời chính xác dựa trên các kết nối hiện tại của họ trên Facebook. "Nếu chúng tôi tập trung xây dựng công cụ tìm kiếm của riêng mình, bạn có thể thực hiện truy vấn kể trên dễ dàng". Mark tiếp tục "Chúng tôi có một đội ngũ kĩ sư đang làm việc trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến", tuy nhiên hiện giờ, vẫn chưa có "kế hoạch xây dựng cụ thể hơn". "Chúng tôi sẽ thực hiện điều này vào thời điểm thích hợp", Mark khẳng định.
Đây chắc chắn không phải là những gì gã khổng lồ Google, hiện bị đe dọa bởi hoạt động kinh doanh quảng cáo của Facebook muốn nghe.
Theo Genk
Mạng xã hội Facebook và một tương lai thương mại điện tử Đây là giai đoạn khó khăn cho Facebook. Làm mất lòng tin của nhà đầu tư, giá cổ phiếu giảm chỉ còn phân nửa so với đợt IPO và thương vụ mua lại Instagram với giá khá "chát" trong nỗ lực biến Facebook thành một ông lớn trên di động tương lai của Facebook có vẻ còn ảm đạm hơn so với tình...