Techcombank: Lợi nhuận năm 2020 mục tiêu 13.000 tỷ, giảm phụ thuộc vào chuỗi giá trị nhà ở
Ban lãnh đạo Techcombank cho biết năm 2020, ngân hàng sẽ mở rộng tiếp cận theo mô hình hệ sinh thái cho chuỗi giá trị hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và giảm sự phụ thuộc vào chuỗi giá trị nhà ở (ReCoM).
Techcombank: Lợi nhuận năm 2020 mục tiêu 13.000 tỷ, giảm phụ thuộc vào chuỗi giá trị nhà ở
Theo tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đặt mục tiêu dư nợ tín dụng cuối năm ở mức 291.586 tỷ đồng, tăng trưởng 13% hoặc cao hơn trong mức Ngân hàng Nhà nước cho phép. Nợ xấu dưới 3%.
Huy động vốn dự kiến đạt mức 268.820 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Tổng tài sản dự kiến đạt 431.483 tỷ đồng, tăng trưởng 12%.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất mục tiêu năm 2020 ở mức 13.000 tỷ đồng, tăng trưởng 1,3%.
Video đang HOT
Trong chuỗi giá trị bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng (ReCoM), Techcombank cũng sẽ tiếp tục tập trung vào các phân khúc ít rủi ro như người mua nhà ở, các giai đoạn bán và giao hàng của dự án trong khi với giai đoạn xây dựng thì tập trung cho vay nhà thầu để phân tán rủi ro.
Về bán hàng và dịch vụ, ban lãnh đạo Techcombank cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh mô hình ngân hàng số, đồng thời chuyên môn hóa và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên để tư vấn chuyên sâu giải pháp tài chính cho khách hàng thông qua việc phát triển các trung tâm Priority hay đào tạo năng lực tư vấn giải pháp bảo hiểm nhân thọ.
Về cơ cấu tổ chức và nhân sự, Techcombank sẽ tái cấu trúc Văn phòng iPMO thành Văn phòng Chuyển đổi hoạt động theo phương thức Agile để tiến lên một bước mới trong hành trình chuyển mình thành một ngân hàng số.
Bên cạnh đó, Techcombank sẽ thành lập bộ phận chuyên trách về dữ liệu và phân tích để nâng cao khả năng phân tích và ra quyết định của ngân hàng. Bên cạnh đó, Techcombank sẽ rà soát lại cấu trúc tổ chức để loại bỏ các bộ phận có chức năng trùng lặp, rà soát lại các quy trình quy định để tối ưu hóa hoạt động của ngân hàng.
Về quản trị rủi ro và vận hành, Techcombank tiếp tục áp dụng và triển khai các hoạt động thay đổi cấu trúc dư nợ khi chuyển trọng tâm tăng trưởng từ khối ngân hàng bán buôn sang khối ngân hàng bán lẻ để đa dạng hóa Bảng cân đối kế toán, tăng biên lợi nhuận (NIM) toàn hàng và tăng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II, tích cực xử lý các vấn đề rủi ro hoạt động để đảm bảo hiệu quả vận hành của ngân hàng.
MSB lên kế hoạch lợi nhuận năm 2020 đạt 1.439 tỷ đồng, tăng trưởng 12%
Về mảng an toàn tài chính, sau khi hoàn thành trụ cột 2 của tiêu chuẩn Basel II vào quý I/2020, MSB dự kiến thực hiện các tiêu chuẩn theo phương pháp nâng cao và hướng tới Basel III.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vừa công bố báo cáo thường niên 2019. Trong đó, MSB đặt mục tiêu trong năm 2020, tổng tài sản đạt khoảng 170 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 8% so với năm 2019; tổng dư nợ tín dụng dự kiến ở mức 81,5 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 20%; tăng trưởng huy động dự kiến ở mức 10%, đạt 99 nghìn tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế kế hoạch năm 2020 của MSB dự kiến đạt 1.439 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước. Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.
Trong đó, tổng thu thuần năm 2020 của mảng Ngân hàng bán lẻ (RB), Ngân hàng Doanh nghiệp (EB) và Ngân hàng Định chế tài chính (FI) tăng trưởng lần lượt gần 40%, 44% và 34%, tương ứng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) giai đoạn 2019-2023 đạt trên 30%.
Tổng thu nhập ngoài lãi của hai ngân hàng chuyên doanh RB và EB chiếm trên 30% tổng thu thuần.
Tốc độ tăng trưởng kép của tổng dư nợ tín dụng và tiền gửi cuối kỳ đến từ hoạt động ngân hàng bán lẻ và ngân hàng doanh nghiệp đạt lần lượt 35% và 18% cho giai đoạn 2019-2023.
Ngân hàng cũng đặt mục tiêu tăng trưởng mạnh tiền gửi không kỳ hạn lên 40.000 tỷ đồng trong năm 2023, tương ứng với CAGR giai đoạn 2019-2023 đạt xấp xỉ 30%. Đây là một trong những nhân tố quan trọng dự kiến sẽ đẩy mạnh biên lợi nhuận của MSB trong giai đoạn tiếp theo.
Về mảng an toàn tài chính, sau khi hoàn thành trụ cột 2 của tiêu chuẩn Basel II vào quý I/2020, MSB dự kiến thực hiện các tiêu chuẩn theo phương pháp nâng cao và hướng tới Basel III.
Trước đó, kết thúc năm tài chính 2019, tổng tài sản của MSB đạt gần 157 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2018 và hoàn thành 103% so với kế hoạch đặt ra; dư nợ tín dụng tăng hơn 23% đạt gần 68 nghìn tỷ đồng; tiền gửi của khách hàng và phát hành các giấy tờ có giá đạt gần 90 nghìn tỷ đồng, tăng xấp xỉ 25% so với đầu năm và vượt kế hoạch mục têu đặt ra.
Tổng lợi nhuận trước trích lập dự phòng đạt 2.200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.287 tỷ đồng, tăng trên 20% so với năm 2018.
Lợi nhuận MSB năm qua tăng trưởng ghi nhận sự đóng góp chủ yếu từ các hoạt động kinh doanh lõi. Cụ thể như tăng trưởng cho vay khách hàng cá nhân đạt 47%; tăng trưởng cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 58%; hoạt động tín dụng đem về hơn 3.000 tỷ đồng thu nhập lãi thuần; doanh thu từ phí đạt 522 tỷ đồng, tăng 92% so với năm 2018. Tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập đạt ở mức cao 35%.
Cũng trong năm qua, MSB đã giảm được 54% quy mô danh mục trái phiếu VAMC. Đồng thời, MSB cũng chính thức được Ngân hàng Nhà nước trao quyết định áp dụng Thông tư 41/2016/TT-NHNN về quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo chuẩn mực quốc tế Basel II.
TRẦN THÚY
Hàng loạt ngân hàng hoãn đại hội cổ đông, giảm mục tiêu lợi nhuận vì Covid-19 Tăng trưởng tín dụng sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến hàng loạt ngân hàng phải lên kế hoạch điều chỉnh mục tiêu lợi nhuận trong năm 2020. Lùi thời hạn đại hội cổ đông Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank) vừa hoãn tổ chức đại hội cổ đông (ĐHCĐ) mà trước đó...