Techcombank không chia cổ tức, đặt kế hoạch lãi trước thuế 11.750 tỷ đồng năm 2019
HĐQT Techcombank trình cổ đông kế hoạch lãi trước thuế hợp nhất 11.750 tỷ đồng trong năm 2019, tăng 10% so với năm ngoái và tăng 20% nếu không tính khoản lợi nhuận bất thường từ việc bán TechcomFinance. Đồng thời, ngân hàng này cũng trình kế hoạch không chia cổ tức cho năm 2018.
Techcombank không chia cổ tức, đặt kế hoạch lãi trước thuế 11.750 tỷ đồng năm 2019
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố nội dung các tờ trình đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019.
Nội dung đáng chú ý đầu tiên là việc ngân hàng này lại quay trở lại chiến lược không chia cổ tức.
Cụ thể, tại tờ trình cổ đông về việc trích lập quỹ và phân phối lợi nhuận năm 2018, HĐQT Techcombank cho biết sẽ không chia lợi nhuận nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Năm 2018, Techcombank đã chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 1:2, nghĩa là cứ 1 cổ phiếu thì được nhận thêm 2 cổ phiếu. Tuy nhiên, 7 năm liên tiếp trước đó, ngân hàng này đã không chia cổ tức cũng với lý do giữ lại lợi nhuận để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Video đang HOT
Một nội dung đáng chú ý khác là HĐQT Techcombank trình cổ đông kế hoạch lãi trước thuế hợp nhất 11.750 tỷ đồng trong năm 2019, tăng 10% so với năm ngoái và tăng 20% nếu không tính khoản lợi nhuận bất thường từ việc bán TechcomFinance.
Techcombank đặt kế hoạch tổng tài sản đạt 375.821 tỷ đồng, tăng 17% sau một năm; huy động vốn kế hoạch đạt 274.156 tỷ đồng, tăng 32%; dư nợ tín dụng đạt 245.366 tỷ đồng, tăng 13% hoặc cao hơn trong mức Ngân hàng Nhà nước cho phép; tỷ lệ nợ xấu nội bảng thấp hơn 2,5%.
Năm 2019, phía Techcombank cho biết sẽ tiếp tục mở rộng cách tiếp cận khách hàng theo mô hình hệ sinh thái trong các chuỗi giá trị phục vụ nhu cầu ngắn hạn (như hàng tiêu dùng) và trung dài hạn (như ô tô, nhà ở).
Đồng thời, tiếp tục đi theo hướng tăng đóng góp từ thu phí dịch vụ đối với khách hàng doanh nghiệp nhờ hệ thống ngân hàng giao dịch hiện đại và đối với khách hàng cá nhân nhờ các sản phẩm thẻ, bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tài khoản và thanh toán, đặc biệt trên các kênh online.
Cùng với đó, Techcombank cũng phát triển một số giải pháp mới trong các lĩnh vực phân phối trái phiếu, bảo hiểm phi nhân thọ…
Ở một nội dung khác, HĐQT Techcombank trình cổ đông phương án phát hành tối đa 10 triệu cổ phiếu cho cán bộ, công nhân viên (cổ phiếu ESOP) với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu, nhằm “thu hút, khuyến khích và giữ cán bộ, nhân viên giỏi, có năng lực, tiếp tục làm việc, cống hiến lâu dài cho Techcombank”. Thời gian phát hành dự kiến trong quý II hoặc quý III/2019.
Đặc biệt, số cổ phiếu ESOP này không bị hạn chế chuyển nhượng.
Đại hội năm nay, Techcombank sẽ bầu HĐQT mới. Theo tờ trình, HĐQT sẽ có 8 ứng viên gồm: ông Hồ Hùng Anh, ông Nguyễn Đăng Quang, ông Nguyễn Thiều Quang, ông Nguyễn Cảnh Sơn, ông Đỗ Tuấn Anh, ông Lee Boon Huat, ông Saurabh Narayan Agarwal và ông Nguyễn Nhân Nghĩa (ứng cử Thành viên HĐQT độc lập).
So với dàn HĐQT hiện tại thì danh sách trên vắng tên ông Nguyễn Đoan Hùng (Thành viên HĐQT độc lập) và có thêm 2 ông Saurabh Narayan Agarwal và Nguyễn Nhân Nghĩa.
Ông Saurabh Narayan Agarwal hiện công tác tại quỹ đầu tư Warburg Pincus, là Giám đốc Warburg Pincus NewYork, Hoa Kỳ và Singapore. Trong khi đó, ông Nguyễn Nhân Nghĩa từng là công tác tại Ngân hàng Nhà nước và BIDV.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Lãi suất tiền đồng xáo trộn
Lãi suất tiền đồng được các ngân hàng tăng giảm ở các kỳ hạn khác nhau trong khi lãi suất giao dịch tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng đang giảm nhiệt.
Một số ngân hàng tăng giảm lãi suất tiền đồng
NGỌC THẠCH
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa tăng lãi suất thêm 0,2%/năm đối với tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng, lên 7 - 7,3%/năm tùy theo số tiền gửi; Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tăng lãi suất 0,4%/năm ở kỳ hạn 48 tháng lên 8%/năm; Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) tăng lãi suất huy động tiền đồng thêm 0,2%/năm ở một số kỳ hạn như 6 - 9 tháng lên 6,5%/năm; 10 - 11 tháng lên 6,6%/năm; 13 - 18 tháng lên 7,4%/năm.
Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) tăng lãi suất kỳ hạn 3 tháng lên 5,3 - 5,4%/năm; lãi suất kỳ hạn 6 tháng giảm còn 5,9%/năm, kỳ hạn 20 tháng còn 6,9%/năm.
Nhìn chung, lãi suất huy động tiền đồng của các ngân hàng được phân ra rõ nét. Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần có phần tỷ lệ cổ phần lớn từ nhà nước, lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng ở mức từ 4,5 - 5,5%/năm, trên 6 tháng ở mức 6,8%/năm. Các ngân hàng cổ phần, lãi suất huy động dưới 6 tháng khoảng 5,5%/năm, và các kỳ hạn còn lại tăng cao hơn tùy theo số tiền và kỳ hạn gửi, lên mức cao nhất trên thị trường hiện nay là 8,6%/năm.
Trong khi đó, lãi suất tiền đồng giao dịch giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng hiện nay tiếp tục giảm từ 0,2 - 0,5%/năm tùy theo kỳ hạn so với đầu tháng 3. Theo công bố từ Ngân hàng Nhà nước, lãi suất tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng ngày 7.3 ở kỳ hạn qua đêm giảm xuống còn 3,87%/năm, 1 tuần còn 3,92%/năm, 2 tuần còn 3,99%/năm, 1 tháng còn 4,37%/năm, 3 tháng còn 4,9%/năm, 6 tháng còn 5,28%/năm. Doanh số giao dịch trên thị trường cũng đã giảm so với đầu tháng, chẳng hạn như kỳ hạn qua đêm xuống còn 29.260 tỉ đồng thay vì trên 30.000 tỉ đồng trước đó.
Theo thanhnien.vn
Nhộn nhịp mua - bán cổ phiếu quỹ: Các doanh nghiệp toan tính gì? Giảm cung cổ phiếu để hỗ trợ thị giá là động cơ hay được các doanh nghiệp đề cập đến nhất nhưng trong rất nhiều trường hợp, mục đích thực sự ẩn sau lại là nhằm "mua thấp, bán cao" hoặc tăng tỷ lệ biểu quyết. MB vừa chi khoảng 1.000 tỷ đồng mua vào 46,8 triệu cổ phiếu quỹ Gần đây, một...