Techcombank khóa ‘room’ ngoại ở 22,5%
Ngân hàng chốt giới hạn sở hữu của khối ngoại nhằm giúp người lao động nước ngoài mua cổ phiếu.
HĐQT Techcombank ( HoSE: TCB ) thông qua nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ mức 22,4951% lên mức 22,5076% vốn điều lệ.
Theo thông tin từ ngân hàng, động thái trên nhằm giúp người lao động nước ngoài được mua 439.000 cổ phiếu TCB thông qua giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.
Trên thị trường chứng khoán, thị giá cổ phiếu TCB kết phiên 8/9 ở mức 21.500 đồng/cp, tăng 44% so với mức đáy cuối tháng 3.
Lũy kế 6 tháng, thu nhập lãi thuần và lãi từ hoạt động dịch vụ tăng lần lượt 23% và 57%, đạt 8.147 tỷ đồng, và 1.974 tỷ đồng. Trừ chi phí hoạt động và trích lập dự phòng, ngân hàng lãi trước thuế 6.737 tỷ đồng, tăng 19%, tương đương 52% kế hoạch năm. Lãi sau thuế tăng tương đương lên 5.394 tỷ đồng
Video đang HOT
Tổng tài sản đến cuối tháng 6 ở mức 395.861 tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm. Cho vay khách hàng trước dự phòng tăng 0,3% lên 231.665 tỷ đồng. Nợ xấu giảm 2.099 tỷ đồng, giảm 32% so với đầu năm. Trong đó, nợ nhóm 5 giảm hơn 1.600 tỷ đồng, xuống gần 903 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,33% xuống 0,91%.
Tiền gửi khách hàng hơn 249.857 tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Khoản phát hành giấy tờ có giá cũng tăng 34% lên 23.404 tỷ đồng.
Lãi suất huy động ngân hàng giảm mạnh, thấp nhất dưới 3%
Đầu tháng 9, lãi suất huy động tiếp tục giảm mạnh, kỳ hạn ngắn giảm xuống dưới 3%/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức trần quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Theo biểu lãi suất tháng 9 của một số ngân hàng, mức lãi suất các kỳ ngắn hạn được điều chỉnh giảm 0,2-0,4 điểm phần trăm so với cuối tháng 8.
Tại Techcombank, lãi suất kỳ hạn 1 tháng khi gửi tại quầy đối với khách hàng thường giảm 0,3 - 0,45 điểm phần trăm so với tháng 8. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm dưới 1 tỷ đồng với kỳ hạn 1 tháng chỉ còn được hưởng lãi suất 2,85%/năm, gửi trên 3 tỷ chỉ được lãi suất 3,2%/năm.
Lãi suất huy động tiếp tục giảm mạnh.
Tương tự, lãi suất kỳ hạn 2 tháng - 5 tháng của Techcombank giảm xuống còn 2,95-3,3%/năm. Lãi suất kỳ hạn 6 tháng giảm mạnh xuống còn 4,5-4,9%/năm. Lãi suất kỳ hạn 12 tháng giảm xuống còn 4,8-5,2%/năm. Lãi suất kỳ hạn 18 tháng - 23 tháng giảm xuống còn 4,85%-5,25%/năm.
VPBank cũng áp dụng biểu lãi suất mới từ 4/9 và giảm nhẹ ở nhiều kỳ hạn ngắn. Cụ thể, lãi suất tiết kiệm tại quầy của VPBank kỳ hạn 7 tháng - 11 tháng giảm xuống còn 5,6%-5,9%/năm. Với số tiền dưới 300 triệu sẽ có lãi suất 5,6%/năm; từ 300 triệu đến dưới 10 tỷ được hưởng lãi suất 5,8%/năm; từ 10 tỷ trở lên sẽ có lãi suất 5,9%/năm.
Trong khi đó, VPBank chỉ tăng nhẹ lãi suất kỳ hạn 1 tháng - 2 tháng thêm 0,05 điểm phần trăm lên 3,55-3,75%/năm, lãi suất kỳ hạn 3 tháng. Kỳ hạn 5 tháng cũng tăng 0,05 điểm phần trăm lên 3,6-3,95%/năm.
Tại Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB), lãi suất tiền gửi niêm yết cho kỳ hạn 1 tháng được điều chỉnh giảm 0,2 điểm phần trăm xuống còn 3,4%/năm trong kho lãi suất tại kỳ hạn 2 tháng được giữ nguyên ở mức là 3,6%/năm.
Tại các kỳ hạn từ 3 tháng - 5 tháng, lãi suất huy động được đồng loạt điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm cho mỗi kỳ hạn. Trong đó, tại kỳ hạn 3 tháng được niêm yết mức 3,75%/năm; còn tại kỳ hạn 4 tháng và 5 tháng có cùng mức lãi suất áp dụng là 3,95%/năm.
Lãi suất ngân hàng MB kỳ hạn 6 tháng tiếp tục được giữ nguyên ở mức 5,9%/năm. Tuy nhiên, điều kiện để được hưởng mức lãi suất này là số tiền gửi phải từ 200 tỷ đồng trở lên.
Đối với các kỳ hạn 7 tháng, 8 tháng và 9 tháng được qui định chung mức lãi suất là 5,1%/năm. Theo đó, trong khi kỳ hạn 7 tháng và 8 tháng cùng lúc giảm 0,2 điểm phần trăm thì kỳ hạn 9 tháng được điều chỉnh giảm tới 0,3 điểm phần trăm.
Theo các chuyên gia, lãi suất huy động liên tục giảm sâu trong thời gian qua là do các ngân hàng đang thừa vốn, đầu ra tín dụng tăng rất chậm bởi doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn trong bối cảnh bị ảnh hưởng dịch COVID-19.
Tính đến 26/8, tăng trưởng tín dụng mới ở mức 4,23% so với cuối năm 2019, trong khi tăng trưởng tiền gửi vẫn rất tốt dù lãi suất giảm sâu.
Tạm tính, trong gần 8 tháng từ đầu năm, toàn hệ thống ngân hàng mới giải ngân thêm khoảng hơn 346.600 tỷ đồng tín dụng ra nền kinh tế, tương đương hơn 1.400 tỷ đồng/ngày. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong nửa thập kỷ qua của ngành ngân hàng.
Trong khi đó, số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết đến hết tháng 6 năm nay, tổng phương tiện thanh toán tăng 5,15% so với cuối 2019, đạt trên 11,118 triệu tỷ đồng, tương đương số tăng tuyệt đối là hơn 544.550 tỷ đồng.
Với số liệu nói trên, hệ thống ngân hàng đã được bổ sung thêm gần 200.000 tỷ đồng thanh khoản trong 8 tháng qua dựa trên con số tạm tính chênh lệch giữa mức tăng trưởng M2 và tăng trưởng tín dụng ra nền kinh tế.
Báo cáo thị trường tiền tệ tháng 8 của Công ty Chứng khoán HSC cũng cho biết thanh khoản hệ thống ngân hàng đang ở mức dồi dào chưa từng có, ngay cả khi Kho bạc Nhà nước rút ròng 189.700 tỷ đồng tại 3 ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank từ đầu năm.
Lãi suất ngày càng thấp nhưng gửi tiết kiệm vẫn được xem là kênh tích trữ, đầu tư hấp dẫn với người dân hiện nay. Các chuyên gia cho biết, tiền gửi vào ngân hàng vẫn tăng mạnh bất chấp lãi suất thấp bởi người Việt Nam có thói quen gửi tiết kiệm, đại bộ phận vẫn xem đây là kênh sinh lời an toàn cho các khoản tiền nhỏ lẻ. Hơn nữa, việc đầu tư vào các kênh sinh lời khác như vàng, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản...ẩn chứa nhiều rủi ro trong bối cảnh biến động như hiện nay.
Lãi suất huy động kỳ hạn ngắn giảm mạnh xuống dưới 3%/năm Từ nửa cuối tháng 8 đến nay, hàng loạt ngân hàng áp dụng biểu lãi suất huy động mới, tiếp tục giảm mạnh ở nhiều kỳ hạn. Đáng chú ý, lãi suất huy động kỳ hạn ngắn có nơi giảm mạnh xuống dưới 3%/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức trần quy định của NHNN. Lãi suất tháng 9 tiếp tục giảm...