Tê tay chưa chắc là do mỏi, có thể là dấu hiệu của 4 bệnh này
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta sẽ phát hiện cơ thể phát sinh ra những triệu chứng khác nhau, trong đó có tê tay.
Tê tay về cơ bản ai cũng đã từng gặp, nhiều người tưởng là do mệt mỏi, nhưng một số bác sĩ cho biết, tê tay còn có thể là dấu hiệu của 4 bệnh.
1. Bệnh tiểu đường
Ảnh minh họa
Ở những người mắc bệnh tiểu đường, cơ thể thường gặp khó khăn khi di chuyển đường từ máu vào tế bào. Do đó, khi lượng đường trong máu cao trong một thời gian dài có thể dẫn đến sự tổn thương thần kinh. Tình trạng này còn được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường.
Đây là loại tổn thương thần kinh gây tê tay và chân. Các triệu chứng khác của bệnh lý thần kinh này có thể bao gồm: Đuối sức, mất thăng bằng và có cảm giác như kim chích. Do đó, khi tê tay thường xuyên thì cần phải đến bệnh viện kiểm tra.
Cột sống của chúng ta rất dễ bị thoái hóa, trở nên yếu đi nếu như đốt sống thường xuyên cọ xát với các dây thần kinh. Khi mắc bệnh, mọi vận động của người bệnh đều trở nên khó khăn hơn, cuộc sống sinh hoạt và công việc thay đổi rất nhiều.
Họ sẽ phải chịu đựng nhiều cơn đau, ban đầu chúng xuất hiện ở cổ, vai rồi dần dần lan xuống các vị trí khác trên cơ thể, toàn thân đau nhức. Đặc biệt, bệnh nhân cũng cảm thấy tê tay theo chiều mà dây thần kinh đi qua, bạn tuyệt đối không nên chủ quan với tình trạng trên.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Ở giai đoạn đầu của bệnh tai biến mạch máu não, người bệnh thường có triệu chứng tê tay. Do bệnh mạch máu não đã khiến chức năng cung cấp máu của các chi bị tắc nghẽn nên sẽ xuất hiện triệu chứng tê tay.
Ngoài ra, người bệnh còn thường xuyên đột ngột nhìn mờ một hoặc hai mắt. Tuy nhiên, tình trạng này xuất hiện trong thời gian ngắn. Trong trường hợp nghiêm trọng, có người không thể nói được rõ ràng, yếu hoặc tê đột ngột ở tay hoặc chân, đặc biệt là nếu chỉ ở một bên cơ thể.
4. Chứng rối loạn tuyến giáp
Tuyến giáp ở cổ của bạn sản xuất ra các hormone giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi tuyến giáp sản xuất quá ít hormone là dấu hiệu cho thấy tuyến giáp hoạt động kém dần hoặc suy giáp. Nếu tình trạng suy giáp không được điều trị, có thể làm tổn thương các dây thần kinh cảm giác của cánh tay và chân. Đây còn được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên. Chứng bệnh này có thể gây yếu, ngứa ran và tê tay chân của bạn.
Cần chú ý gì khi xử lý tê tay?
Ảnh minh họa
Vận động thường xuyên chống tê tay
Đa số mọi người đều ngại cử động khi bị tê tay, đặc biệt là các động tác có sử dụng chân tay. Muốn thoát khỏi tình trạng này, bạn nên tăng cường luyện tập thể dục thể thao. Bạn có thể chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe, có cường độ vừa phải. Mỗi ngày tập 30 phút với các môn thể thao như đi bộ, dưỡng sinh, yoga…
Bạn nên tránh ngồi, đứng quá lâu một chỗ
Nếu đi làm bạn nên đứng dậy đi lại sau 1 – 2 tiếng ngồi ghế. Thư giãn 5 – 10 phút sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi lẫn tê chân tay. Chú ý không ngồi xổm, không cúi người mang vác vật nặng cũng như đi giày dép chật, giữ cho chân tay không bị lạnh quá.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ dinh dưỡng như ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, nhiều rau xanh và hoa quả để cung cấp vitamin cho cơ thể. Loại bỏ thực phẩm không tốt cho cơ thể như không ăn quá nhiều thực phẩm có cholesterol, không uống rượu, bia, hút thuốc lá … Vì các chất kích thích sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. thay đổi thực đơn ăn liên tục; ăn nhiều rau xanh và hoa quả nhằm bổ sung vitamin, đặc biệt bổ sung các loại vitamin có lợi cho máu như B1, B2, B6, B12…
Nhìn chung, hiện tượng tê tay có thể là tình trạng tạm thời, cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng. Đối với những người thường xuyên bị tê tay, bạn hãy sắp xếp thời gian đi kiểm tra sức khỏe ngay. Chúng ta không nên chủ quan với bất cứ hiện tượng lạ nào trên cơ thể, nếu không bạn sẽ khó phát hiện các vấn đề về sức khỏe của mình.
[Sống khỏe] Khi trẻ chậm tăng trưởng chiều cao
Tình trạng trẻ không đạt được các mốc tăng trưởng về chiều cao theo từng độ tuổi được gọi là chậm tăng trưởng chiều cao, có thể gây sự mặc cảm, tự ti và ảnh hưởng đến một số hoạt động xã hội của trẻ.
Những nguyên nhân
Trên thực tế, không ít các bậc phụ huynh khi thấy trẻ có thể trạng thấp còi thường tự ý mua các thực phẩm chức năng, các loại sữa bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng để giúp tăng chiều cao cho trẻ mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tình trạng này có thể dẫn đến mất cân bằng các chất dinh dưỡng, thừa cân mà chiều cao vẫn không được cải thiện.
Theo BSCKI. Hoàng Khánh Chi - Khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, có nhiều nguyên nhân dẫn đến chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ như thể tạng kém, suy dinh dưỡng, các bệnh lý dị tật bẩm sinh, rối loạn di truyền hoặc nhiễm sắc thể (thiếu GH, loạn sản xương...), trẻ bị suy thận mạn, các bệnh lý nội tiết như suy giáp, thiếu hormone tăng trưởng, suy tuyến yên... Bên cạnh đó, bệnh có thể do bẩm sinh hoặc do chấn thương đầu nặng, u não, nhiễm trùng dạng viêm màng não và viêm não. Cũng có nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân.
Cần khám sức khỏe định kỳ cho trẻ để kiểm tra quá trình phát triển của trẻ. Ảnh: Phạm Hùng
Trong các nguyên nhân gây chậm tăng trưởng ở trẻ, tỷ lệ thiếu hormone tăng trưởng ước tính chỉ chiếm khoảng 1/4.000 - 1/10.000 trẻ, nhưng lại là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến chậm tăng trưởng. Để điều trị và cải thiện chiều cao hiệu quả, trẻ cần được phát hiện thiếu hormon tăng trưởng ngay khi tuổi còn nhỏ. Việc tầm soát, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ở "giai đoạn vàng" sẽ giúp cải thiện quá trình thúc đẩy tăng chiều cao cho trẻ.
Bé N.M.T., ngụ tại Bình Phước, đã 14 tuổi nhưng chỉ nặng 33kg, cao 135cm (so với chuẩn chiều cao trung bình thì bé thiếu đến 28cm). Mỗi năm bé chỉ tăng 1 - 2cm và thậm chí có năm không tăng. Thấy con trai quá thấp bé so với các bạn cùng lớp, chị P. - mẹ T. đã đưa bé đi khám ở bệnh viện địa phương và được tư vấn cho bé sử dụng thêm các loại sữa bổ sung canxi cùng một số thực phẩm chức năng giúp tăng chiều cao.
Tuy nhiên, sau một thời gian chị thấy chiều cao của bé vẫn không được cải thiện. Lo lắng về sức khỏe của con, chị đưa bé đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.Các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết, Nhi, Chẩn đoán hình ảnh, Dinh dưỡng - Tiết chế... đã phối hợp đánh giá các nguyên nhân có thể gây chậm tăng trưởng chiều cao ở trẻ.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm tầm soát, các bác sĩ cho biết bé T. bị thiếu hụt hormone tăng trưởng trầm trọng do suy tuyến yên toàn bộ. Các bác sĩ cho tiêm hormone tăng trưởng đồng thời bổ sung các hormone tuyến yên cho bé. Chỉ hơn 6 tháng sau, chiều cao của bé tăng hơn 18cm, đạt hơn 153cm. Chị H. rất vui mừng khi thấy bé T. lớn nhanh hơn hẳn và đạt tăng trưởng chiều cao như mong muốn.
Cần tầm soát và điều trị sớm
TS BS Trần Quang Nam - Trưởng khoa Nội tiết Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh khuyến cáo, tốc độ tăng trưởng sẽ dừng khi tuổi xương được 14 - 15 tuổi ở bé trai và 15 - 16 tuổi ở bé gái. Lúc này, các sụn xương sẽ đóng lại, việc điều trị hormone tăng trưởng sẽ không còn tác dụng. Do đó, việc tầm soát, chẩn đoán và điều trị đúng thời điểm là rất quan trọng.
Ở giai đoạn đầu, trẻ sẽ được điều trị tại chuyên khoa Nội tiết Nhi bằng hormone tăng trưởng. Khi đến độ tuổi thiếu niên, trẻ sẽ được đánh giá lại tình trạng rối loạn hormone tăng trưởng. Nếu rối loạn hormone tăng trưởng vẫn tiếp diễn, cần điều trị lâu dài cho bé tại chuyên khoa Nội tiết người lớn.
Nếu bỏ qua "giai đoạn vàng" phát triển, việc điều trị sẽ không còn tác dụng, trẻ sẽ thấp hơn nhiều so với chiều cao lẽ ra có thể sẽ đạt được khi trưởng thành. Điều này có thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cũng như tâm lý sau này của trẻ.
Vì vậy, các bậc phụ huynh nên liên tục theo dõi tốc độ tăng trưởng của con theo biểu đồ tăng trưởng. Nếu thấy chiều cao của con thấp hơn trung bình, nên đưa trẻ đến khám chuyên khoa Nội tiết và chuyên khoa Nhi để được tầm soát các nguyên nhân chậm tăng trưởng chiều cao, đặc biệt là bổ sung hormone tăng trưởng trong trường hợp có chỉ định để phát triển chiều cao cho trẻ càng sớm, càng tốt.
Tràn dịch màng phổi, do đâu? Tràn dịch màng phổi là hiện tượng xuất hiện dịch trong khoang màng phổi (khoang trống giữa thành ngực và phổi) nhiều hơn mức sinh lý bình thường, gây nên những biến đổi trên cơ thể người bệnh. Đây là một hội chứng gây ra bởi nhiều bệnh khác nhau. Tràn dịch màng phổi tìm được nguyên nhân chiếm 80-90%, tràn dịch màng...