Tê liệt khi ngủ: Nỗi sợ kinh hoàng của nhiều người mỗi khi nhắm mắt ngủ
Tê liệt khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ đáng sợ và bí ẩn. Nó cũng chính là yếu tố khiến người ta thêu dệt lên nhiều câu chuyện kì bí, ma mị.
Giữa đêm, bạn cảm thấy có nhân vật tà ác nào đó đang theo dõi mình. Bạn cố gắng di chuyển, nhưng cơ thể gần như không nhúc nhích.
Giữa đêm, bạn cảm thấy có nhân vật tà ác nào đó đang theo dõi mình. Bạn cố gắng di chuyển, nhưng cơ thể gần như không nhúc nhích. Bạn cố gắng hét lên, nhưng không có ích gì. Và sau một hồi thì bạn choàng tỉnh dậy với mồ hôi đầm đĩa, tâm trạng có thể lo lắng, sợ hãi vô cùng.
Những điều này nghe có vẻ giống như một cảnh phim kinh dị, nhưng nó lại là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong cuộc sống. Đó là tình trạng tê liệt khi ngủ – chúng ta vẫn quen gọi là “hiện tượng bóng đè”.
Tê liệt khi ngủ là một dạng rối loạn giấc ngủ đáng sợ và bí ẩn. Nó cũng chính là yếu tố khiến người ta thêu dệt lên nhiều câu chuyện kì bí, ma mị.
Tình trạng tê liệt khi ngủ lần đầu tiên được ghi chép rõ ràng trong một luận án y khoa vào thế kỷ 17, bởi bác sĩ người Hà Lan Isbrand Van Diembroeck. Ông đã viết về trường hợp của một phụ nữ “50 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh nhưng hay phàn nàn về những điều bí ẩn mình gặp vào ban đêm”.
Van Diembroeck giải thích: Khi cô ấy chuẩn bị chìm vào giấc ngủ, cô ấy tin rằng ma quỷ nằm trên người mình và ghì cô ấy xuống, khiến cô khó nói hoặc thở. Và khi cô cố gắng vứt bỏ gánh nặng, cô không thể cử động bất kì bộ phận nào của cơ thể.
Những gì người phụ nữ nói trên gặp phải theo ghi chép của Van Dimbroeck có thể là một tình trạng được gọi là “tê liệt khi ngủ”.
Các nhà nghiên cứu định nghĩa nó là “một loại rối loạn giấc ngủ phổ biến, thường lành tính, có đặc trưng là không có khả năng di chuyển hoặc nói chuyện trong thời gian ngắn, sau đó thì tỉnh giấc”.
Lý do tại sao tê liệt khi ngủ khiến nhiều người cảm thấy quá đáng sợ không chỉ bởi vì bạn đột nhiên trở nên tỉnh táo mà bạn còn nhận ra rằng mình thực sự không thể cử động cơ hay nói ra âm thanh. Đó là còn chưa kể đến những cảm giác đáng sợ.
Theo một nghiên cứu được công bố trên Journal of Sleep Research (Tạp chí Nghiên cứu giấc ngủ), tình trạng tê liệt khi ngủ thường xảy ra ngay sau khi ngủ (hypnagogic), tại một thời điểm nào đó trong quá trình ngủ (hypnomesic), hoặc trước khi chuẩn bị tỉnh giấc (hypnopompic).
Các tác giả của nghiên cứu này lưu ý rằng các trường hợp tê liệt khi ngủ phổ biến nhất là hypnomesic, và chúng thường xảy ra sau 1-3 giờ từ khi ngủ.
Tình trạng tê liệt khi ngủ không phải lúc nào cũng là những ảo giác đáng sợ
Mặc dù hầu hết những người đã trải qua tình trạng tê liệt khi ngủ đều có ảo giác đáng sợ nhưng cũng có một vài người lại có trạng thái hạnh phúc thực sự khiến họ thậm chí còn mong chờ được “trải nghiệm” lần nữa.
Một nghiên cứu được tiến hành bởi James Allan Cheyne, từ Đại học Waterloo ở Ontario, Canada, cho thấy rằng những người thường xuyên có cảm giác tích cực trong tình trạng tê liệt khi ngủ là những người dễ bị ảo giác tiền đình động cơ.
“Đôi khi, cảm giác hạnh phúc trong tình trạng tê liệt khi ngủ bắt nguồn từ những cảm giác gợi cảm dễ chịu phát sinh từ ảo giác động cơ tiền đình”, ông Cheyne nói thêm.
Video đang HOT
Hầu hết những người đã trải qua tình trạng tê liệt khi ngủ đều có ảo giác đáng sợ.
Cơ chế “không thể cử động” là gì?
Những gì xảy ra trong cơ thể trong một tình trạng tê liệt khi ngủ sẽ như thế nào? Về cơ bản, trong giai đoạn “ngủ mơ” – được gọi là giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM) – các cơ xương của chúng ta bị tê liệt.
Những lý do đằng sau điều này không được hiểu đầy đủ, nhưng có giả thuyết phổ biến cho rằng trạng thái tê liệt tạm thời này có nghĩa là ngăn cản chúng ta làm tổn thương bản thân, có thể là để tránh phản ứng tự động khi có một giấc mơ bạo lực nào đó.
Trong khi bị tê liệt khi ngủ, bộ não của chúng ta – hoặc một phần bộ não của chúng ta – trở nên tỉnh táo và tỉnh táo, nhưng phần còn lại của cơ thể lại bị cố định.
Đồng thời, trong quá trình tê liệt khi ngủ, nhiều người trải qua những giấc mơ và cảm giác như thể mọi thứ diễn ra là thật – vì thế ý thức làm mờ ranh giới giữa thực tại và ước mơ.
Ai có nguy cơ bị tê liệt khi ngủ?
Một nghiên cứu năm 2016 của các nhà khoa học tại đại học Argosy University, Mỹ tuyên bố rằng tình trạng tê liệt khi ngủ có thể phổ biến ở mức đáng ngạc nhiên. Thế nhưng không có điều gì rõ ràng để nói rằng những ai là người có nhiều nguy cơ bị tê liệt khi ngủ.
Tuy nhiên, những người có giấc ngủ kém – ví dụ, những người ngủ quá nhiều hoặc quá ít – có thể dễ bị tê liệt khi ngủ hơn.
Một báo cáo được công bố trên tạp chí Sleep Medicine Reviews lưu ý:
- Thời gian ngủ quá ngắn (ít hơn 6 giờ) hoặc dài (trên 9 giờ) và ngủ trưa, đặc biệt là ngủ trưa tới hơn 2 giờ thường có liên quan đến tăng tỉ lệ tê liệt khi ngủ.
- Thời gian đi vào giấc ngủ thường dài (hơn 30 phút) và khó khăn khi bắt đầu giấc ngủ có liên quan đến khả năng tăng tình trạng tê liệt khi ngủ.
Tình trạng tê liệt khi ngủ có thể phổ biến ở mức đáng ngạc nhiên.
Bạn có thể làm gì để ngăn chặn tình trạng tê liệt khi ngủ?
Có một số phương pháp dường như được cho rằng có tác dụng giảm tình trạng rối loạn giấc ngủ này như sau:
- Cố gắng không nằm ngửa khi ngủ vì các nghiên cứu chỉ ra có sự liên quan đến các cơn tê liệt khi ngủ khi nằm ngửa để ngủ.
Cố gắng để đảm bảo giấc ngủ của bạn sẽ không bị gián đoạn, vì liên tục thức dậy trong đêm được coi như là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến tê liệt giấc ngủ.
- Tránh lạm dụng các chất kích thích, như thuốc lá và rượu.
- Học cách thiền và kỹ thuật thư giãn cơ bắp có thể giúp bạn đối phó tốt hơn với tình trạng tê liệt khi ngủ.
- Kiên trì trong nỗ lực “di chuyển tứ chi”, chẳng hạn như ngón tay hoặc ngón chân, trong khi bị tê liệt khi ngủ cũng có thể giúp phá vỡ tình trạng này.
- Cuối cùng, nếu bạn thường xuyên bị tê liệt khi ngủ kèm theo cảm giác và bạn nghĩ rằng điều này có thể liên quan đến những lo lắng trong cuộc sống hàng ngày của bạn, thì tốt nhất bạn nên xem xét để giải tỏa tâm lý của mình trước.
Theo afamily
Đi ngủ muộn quá nhiều thì sớm muộn gì bạn cũng mắc những bệnh nguy hiểm này
Nếu bạn thường xuyên đi ngủ sau 11h đêm thì sẽ có nguy cơ lớn mắc các bệnh dưới đây.
Giấc ngủ là một quá trình bao gồm các giai đoạn chuyển từ trạng thái chập chờn sang ngủ sâu, hay còn gọi là REM (Rapid Eye Movements). Khi bước vào giai đoạn ngủ sâu, các giấc mơ xuất hiện, đồng thời não cũng phục hồi sau một ngày dài làm việc, các hooc môn cũng được giải phóng giúp cơ thể thể tái tạo năng lượng.
Giấc ngủ REM chủ yếu xảy ra trong khoảng thời gian từ 11 giờ đêm đến 3h sáng, sau đó cơ thể bước vào trạng thái ngủ lơ mơ. Các nghiên cứu chỉ ra những người đi ngủ từ 9h tối đến 5h sáng sẽ có tần suất giấc ngủ REM nhiều hơn so với những người ngủ sau 11h đêm. Và việc ngủ quá muộn sẽ khiến cơ thể không thể phục hồi được và lâu dần dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ.
1. Mất ngủ
Một hiện tượng bạn sẽ gặp rất nhiều nếu thường xuyên đi ngủ muộn, đặc biệt là sau 11h đêm chính là mất ngủ. Lúc này nhịp sinh học tự nhiên do các nhân SCN điều khiển sẽ bị mất cân bằng và cơ thể tốn rất nhiều thời gian để chìm vào giấc ngủ hoặc thậm chí không thể ngủ được.
Ngay cả khi ngủ được thì giấc ngủ cũng chập chờn và bạn sẽ bị tỉnh giấc hoặc mê sảng bởi những sự kiện mà bộ não đã ghi chép vào ban ngày. Vào hôm sau, cơ thể sẽ uể oải, mệt mỏi vì sau một đêm dài không được tái tạo năng lượng vì mất ngủ.
2. Nguy cơ gặp tai nạn
Việc đi ngủ quá muộn sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc vào ngày hôm sau. Một nghiên cứu đã chỉ ra các tài xế là người bị ảnh hưởng nhiều nhất nếu đi ngủ sau 11 giờ đêm và ngủ không đủ 7 tiếng mỗi ngày.
Theo Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Quốc gia, việc thiếu ngủ và ngủ không ngon đã gây ra hơn 100.000 vụ tai nạn xe hơi mỗi năm, dẫn đến khoảng 1.550 ca tử vong.
Kể cả bạn không lái ô tô mà chỉ điều khiển xe máy thì cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu giấc ngủ không chất lượng. Vì thế, mỗi tối hãy cố gắng đi ngủ trước 11h.
3. Hệ miễn dịch kém
Việc đi ngủ muộn và ngủ ít còn gây ra các bệnh về hệ miễn dịch. Trong một thử nghiệm, những người tham gia khỏe mạnh được chỉ định ngủ 6 giờ mỗi đêm và kết quả cho thấy protein IL-6 đã tăng mạnh ở cả phụ nữ và đàn ông, còn TNF-alpha thì tăng ở nam giới. Cả IL-6 và TNF-alpha đều là các dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm, gây ra đau nhức và dẫn đến chứng loãng xương.
Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học phát hiện ra việc đi ngủ muộn còn làm giảm sản xuất các kháng thể khi được tiêm chủng. Những người tham gia nghiên cứu được tiêm chủng ngay sau khi ngủ khoảng 4-6 giờ mỗi đêm và kháng thể của họ giảm hơn 50% sau 10 ngày tiêm vắc xin.
4. Mắc các bệnh tim mạch
Những người đi ngủ sau 11 giờ đêm, tức là giấc ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi đêm sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn so với người ngủ đủ 8 tiếng. Một nghiên cứu khác đã chứng minh nếu bạn thường xuyên chỉ ngủ dưới 5 tiếng mỗi đêm thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ tăng gấp 2-3 lần.
Khi kiểm tra sức khỏe của những bệnh nhân bị tim mạch, người ta phát hiện ra họ thường bị gián đoạn nhịp sinh học trong giấc ngủ. Dù bệnh tim mạch và việc ngủ ít có mối liên hệ với nhau nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra chính xác nguyên nhân của hiện tượng này.
5. Ung thư vú
Trong một nghiên cứu có 23.995 phụ nữ Nhật Bản, những người ngủ ít hơn 6 tiếng một đêm có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn so với người ngủ đủ 7 giờ. Các nhà nghiên cứu cho biết melatonin, được tiết ra chủ yếu từ tuyến tùng, là yếu tố then chốt trong mối liên hệ giữa việc ngủ muộn và bệnh ung thư. Khi cơ thể thiếu ngủ, lượng melatonin được tiết ra vào ban đêm sẽ giảm hẳn và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
6. Béo phì
Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra sự liên quan giữa việc ngủ muộn, thiếu ngủ và chứng béo phì. Theo các tác giả của một nghiên cứu gồm 1.024 tình nguyện viên từ Wisconsin Sleep Cohort Study, hiện tượng thiếu ngủ dường như kích thích sự thèm ăn nhiều hơn.
Những người tham gia đã trải qua phương pháp đa ký giấc ngủ (polysomnography) vào ban đêm và trả lời các câu hỏi về nhật ký đi ngủ hằng ngày. Ngoài ra, mỗi buổi sáng, họ được lấy mẫu máu để đánh giá về huyết thanh ghrelin, adiponectin, insulin, glucose và lipid. Sau khi phân tích thói quen ngủ và chỉ số khối cơ thể (BMI) cho mỗi người tham gia, các nhà nghiên cứu đã xác định mối liên quan giữa thời gian ngủ và BMI.
Việc ngủ muộn sẽ làm giảm eptin và tăng ghrelin và dẫn đến sự thèm ăn cũng tăng theo. Điều này là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ béo phì.
Trúc Anh
Theo Dân Việt
6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang già nhanh hơn bình thường Da khô và bong tróc, vùng mắt nhiều vết nhăn, rụng tóc, rối loạn giấc ngủ... là dấu hiệu bạn bị lão hóa nhanh, theo Brightside. Nếu da của bạn liên tục khô với bong tróc, xuất hiện đốm sắc tố và nếp nhăn, chứng tỏ đang lão hóa. Bạn nên ăn rau lá xanh, quả mọng và thực phẩm giàu chất béo...