Tê giác trắng quý hiếm chào đời tại công viên Anh
Con tê giác trắng quý hiếm mới chào đời tại một công viên ở Anh là một thành tích quan trọng trong nỗ lực bảo vệ loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Tê giác trắng mẹ 12 năm tuổi có tên Keyah lần đầu trải nghiệm cảm giác làm mẹ sau 16 tháng mang thai tại công viên West Midlands Safari Park, Worcestershire, Anh.
C ảnh quay đáng kinh ngạc cho thấy Keyah đi lại xung quanh chuồng, rồi tự mình sinh con. Tìm vị trí thích hợp rồi sau đó nhẹ nhàng đặt con lên chiếc giường rơm một cách an toàn.
Keyah tiến đến rồi thúc vào bắp chân để con con chuyển động. Con tê giác nhỏ cố gắng đứng dậy bên cạnh là tê giác mẹ.
Cha của tê giác con có tên là Barney, hiện đã làm cha của 5 con tê giác trong sở thú. Những người đang chăm sóc nuôi nấng chú tê giác 15 tuổi này hi vọng nó sẽ tiếp tục sinh ra nhiều con nữa góp phần trong chương trình nhân giống.
Video đang HOT
Angela Potter, người đứng đầu Tổ chức Động vật hoang dã cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng chào đón một con tê giác mới. Thật tuyệt khi thấy Keyah ổn định sau khi sinh con và cô ấy chắc chắn sẽ bận rộn khi con tê giác con bắt đầu đi lại. Một con tê giác sinh ra trong môi trường nuôi nhốt là thành tích tuyệt vời của chúng tôi. Hơn nữa, thành tích này cho thấy vai trò quan trọng của chúng tôi trong việc bảo tồn các loài nguy cấp ở châu Âu”.
Cách đây hơn một tháng, sở thú cũng chào đón một con tê giác chào đời. Đây là lần đầu tiên có hai con nhỏ chào đời trong một khoảng thời gian ngắn.
Chương trình nhân giống của công viên đã thành công vang dội, đây là con tê giác thứ 5 được sinh ra sau 5 năm.
Nâng cao nhận thức về bảo tồn là cần thiết để bảo vệ tất cả năm loài tê giác trong tự nhiên. Tê giác trắng có hai phân loài là tê giác trắng phương nam và phương bắc. Tình đến năm 2015, ước tính có khoảng 20.000 con tê giác trắng phương nam còn sống trong tự nhiên.
Trong khi đó phân loài phía bắc hiếm hơn rất nhiều, trong đó chỉ còn hai cá thể còn sống là một đực và một cái đang được chăm sóc trong môi trường nuôi nhốt.
Tê giác là mục tiêu phổ biến của những kẻ săn trộm vì kích thước lớn, thị lực kém, đi chậm, di chuyển theo đàn. Trong khi đó, những kẻ săn trộm tê giác nhằm vào mục đích để lấy sừng. Việc săn bắn không kiểm soát là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm số lượng tê giác trong tự nhiên.
Nuốt nam châm để kiểm tra xem có hút được kim loại hay không, cậu bé 12 tuổi nhận cái kết đắng
Cậu bé 12 tuổi nuốt 54 viên nam châm để xem kim loại có dính vào bụng hay không phải phẫu thuật để bảo toàn tính mạng.
Sự tò mò của con người là cốt lõi mang lại nhiều đột phá trong suốt lịch sử thế giới nhưng kết quả của những hành động đó không phải lúc nào cũng tích cực. Trường hợp của cậu bé 12 tuổi này là một ví dụ điển hình.
Rhiley Morrison, 12 tuổi, người Anh đến từ Greater Manchester, đã phải trải qua cuộc phẫu thuật để bảo toàn tính mạng sau khi cố tình nuốt 54 viên nam châm trong một trò chơi nguy hiểm.
Rhiley Morrison thử nuốt những viên nam châm nhỏ, món quà cậu bé nhận được vào dịp Giáng Sinh để kiểm tra xem liệu các vật dụng kim loại có dính vào bụng mình hay không.
Nuốt nam châm để kiểm tra xem có hút được kim loại hay không, cậu bé 12 tuổi nhận cái kết đắng
Thật không may khi mọi thứ không diễn ra theo đúng kế hoạch. Cậu bé 12 tuổi phải kêu cứu người mẹ Paige vào lúc nửa đêm, khoảng 2 giờ sáng và nói rằng cậu vô tình nuốt phải hai viên nam châm cách đây vài ngày.
Ngay trong đêm, người mẹ đã đưa cậu đi cấp cứu tại Bệnh viện Hoàng gia Salford. Tại đây, các bác sĩ tiến hành chụp X-quang và phát hiện có hơn 2 viên nam châm bên trong người Rhiley Morrison.
Bà Paige, mẹ của Rhiley Morrison, cho biết: "Các bác sĩ ước tính có khoảng 25-30 viên nam châm khi xem phim chụp X-quang, nhưng sau khi trải qua cuộc phẫu thuật 6 tiếng đồng hồ mới phát hiện chính xác có 54 viên. Tôi thực sự cảm thấy vô cùng khó khăn, không thể hiểu nổi bằng cách nào hoặc tại sao con trai mình lại nuốt nhiều viên nam châm như vậy".
Cậu bé 12 tuổi, người rất thích các thí nghiệm, cuối cùng đã nói với mẹ và các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Manchester rằng cậu đã nuốt nam châm để xem liệu những tấm kim loại có dính vào dạ dày của mình hay không và những viên tròn sẽ trông như thế nào sau khi đi ra ngoài qua hậu môn.
Thật không may cho Rhiley, thí nghiệm của cậu bé để lại hậu quả tồi tệ. Rhiley Morrison phải trải qua 10 ngày không thể cử động và nôn ra chất lỏng màu xanh từ bên trong ruột. Cậu cũng không thể tự di chuyển, đi vệ sinh, phải ăn bằng ống và thậm chí các bác sĩ cũng phải đặt ống thông tiểu.
Mẹ của Rhiley Morrison, 30 tuổi nói: "Thật đau lòng khi chứng kiến cảnh cậu bé trải qua tất cả những điều này, thật kinh khủng".
Sau khi xuất viện, Rhiley Morrison phải dùng kháng sinh để ngăn nhiễm trùng. Mẹ Rhiley Morrison cũng chia sẻ câu chuyện của mình trên mạng xã hội để đảm bảo không đứa trẻ nào nghịch dại, thực hiện thử thách tương tự.
Những khối kim loại bí ẩn lần lượt xuất hiện trên khắp thế giới Ngoài Mỹ, Anh, Romania gần đây nhất cột kim loại bí ẩn xuất hiện ở Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2020, ở nhiều nơi trên thế giới xuất hiện nhiều khối kim loại bí ẩn nằm ở một số khu vực nhưng không ai rõ nguyên nhân. Cảnh sát tìm thấy một số người đứng đằng sau các cột kim loại trên, tuy nhiên...