Tế bào ung thư cực “ghét” 6 nhóm người này: Nếu có mặt trong danh sách, bạn có thể yên tâm phần nào không bị ung thư tấn công
Ai trong chúng ta đều ghét bệnh ung thư xong ngay cả ung thư cũng có những kiểu người mà nó rất ghét. Nếu bạn nằm trong số 6 kiểu người dưới đây thì có thể phần nào yên tâm mình sẽ không bị ung thư tấn công.
Tại Trung Quốc, ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2, mỗi năm có hơn 1.6 triệu người nước này bị chẩn đoán mắc ung thư.
Lý do dẫn đến điều này được trang QQ giải thích rằng hầu hết người ung thư đều phát hiện ra bệnh ở giai đoạn di căn. Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư có mối liên hệ trực tiếp với thói quen sống, nhiều người không thiết lập một lối sống lành mạnh nên đã mắc ung thư từ lúc nào không hay.
Ai trong chúng ta đều ghét bệnh ung thư nhưng ngay cả ung thư cũng có những kiểu người mà nó “rất ghét”. Nếu bạn nằm trong số 6 kiểu người dưới đây thì có thể phần nào yên tâm mình sẽ không bị ung thư tấn công.
1. Người luôn vui vẻ
Một tâm trạng tồi tệ không chỉ ảnh hưởng đến cảm xúc mà còn có ảnh hưởng nhất định đến các cơ quan trong cơ thể.
Theo bác sĩ Lưu Vân Phương, trưởng khoa Ung Bướu, Bệnh viện số 1 của Đại học Y Trung Quốc những người duy trì tâm trạng tốt sẽ chống lại được bệnh ung thư, bác sĩ khẳng định đây là một phương pháp chống ung thư mà không hề tốn một xu.
Nguyên nhân là khi chúng ta liên tục không thể kiểm soát cảm xúc, luôn mất bình tĩnh và chán nản sẽ dễ dàng gây tổn thương cho các cơ quan trong cơ thể và làm suy giảm hệ thống miễn dịch, lúc này các tế bào ung thư sẽ dễ dàng tấn công bạn.
2. Người thường xuyên tập thể dục
Tập thể dục có thể thúc đẩy lưu thông máu trong cơ thể, cải thiện quá trình trao đổi chất nhanh hơn, đồng thời cải thiện khả năng miễn dịch và khả năng kháng bệnh của chúng ta.
Bác sĩ Dương Phong Lam, cựu trưởng Khoa phòng chống ung thư của Bệnh viện Ung thư thuộc Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc cho rằng nguy cơ ung thư có thể giảm một cách hiệu quả bằng cách tuân thủ tập thể dục hơn 30 phút mỗi ngày, đặc biệt là chăm chỉ đi bộ.
3. Ng ười có ti ền s ử gia đình không bị bệnh ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, giữa ung thư, gen và các đột biến liên quan có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tế bào ung thư di truyền được lưu lại trong cơ thể thế hệ sau dưới dạng tế bào mầm. Theo thời gian và những ảnh hưởng từ thói quen, lối sống, môi trường, các tế bào này phát sinh đột biến, kết quả là thế hệ sau mắc bệnh di truyền từ cha mẹ.
Video đang HOT
Trong số 12 loại ung thư, nguy cơ di truyền cao nhất là ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, tiếp theo đó là ung thư dạ dày, và ung thư vú. 4 loại ung thư có đột biến di truyền là ung thư tuyến tiền liệt, đầu và cổ, thần kinh đệm và phổi.
Nếu bạn có một người thân gần gũi (bố mẹ, anh chị em) bị loại ung thư này thì khả năng mắc bệnh sẽ tăng cao. Ngược lại, nếu gia đình bạn không có tiền sử ung thư thì khả năng bạn bị bệnh này sẽ tương đối thấp, bạn có thể yên tâm phần nào.
4. Người có thói quen khám sức khỏe định kỳ
Bác sĩ Chương Khải, phó khoa phòng chống ung thư của Bệnh viện Ung thư thuộc Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc cho biết có rất nhiều người nghĩ mình có sức khỏe tốt, không có vấn đề gì nên từ chối kiểm tra y tế. Họ luôn nghĩ rằng kiểm tra y tế là một sự lãng phí tiền bạc. Xong thực sự điều này rất quan trọng, nó giúp chúng ta phát hiện sớm bệnh và điều trị bệnh kịp thời, trong đó bao gồm cả bệnh ung thư.
5. Người không hút thuốc lá, uống rượu
Hút thuốc lá dù chủ động hay bị động đều có khả năng gây ra bệnh ung thư. Theo thời gian, thói quen này không chỉ gây tổn thương phổi mà còn gây hại cho khí quản và khoang miệng.
Bác sĩ Dương Phong Lam, cựu trưởng Khoa phòng chống ung thư của Bệnh viện Ung thư thuộc Viện Khoa học Y khoa Trung Quốc cho rằng thuốc lá và rượu là 2 tác nhân chính gây bệnh ung thư.
Những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cao hơn rất nhiều lần, nó không chỉ gây ung thư phổi mà còn khiến con người phải đối mặt với bệnh ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư vú… Tránh được nguy cơ này là bạn đã giảm thiểu đáng kể nguy cơ bị ung thư rồi.
6. Người ăn uống khoa học
“Bệnh từ miệng mà ra” – câu nói này hoàn toàn đúng với căn bệnh ung thư bởi chế độ ăn uống có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của chính bạn. Nếu bạn thường thích ăn một số thực phẩm có hàm lượng calo cao, chẳng hạn như: Chiên, nướng và các loại khác, thì cơ thể sẽ tích tụ nhiều chất béo và có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn.
Ngược lại, một người có thói quen ăn uống lành mạnh thì độc tố tích tụ trong cơ thể sẽ ít hơn và nguy cơ ung thư không còn quá cao.
Theo QQ, KKnews/baodansinh
3 triệu chứng lạ này này xuất hiện thì rất có thể bạn đã mắc ung thư giai đoạn cuối
Các chuyên gia sức khỏe đã chỉ ra 3 triệu chứng bất thường cảnh báo tế bào ung thư đang phát triển rất nhanh trong cơ thể, bạn hoàn toàn có thể phát hiện ra nó nhờ vào mắt thường.
Mỗi khi nói về bệnh ung thư, điều đầu tiên mà mọi người nghĩ đến đó là không có cách nào chữa khỏi được. Tuy nhiên, đây là quan điểm không thực sự đúng ở thời đại này bởi với sự phát triển không ngừng của y học, hiện nay đã có một số bệnh ung thư có thể được chữa khỏi. Miễn là bệnh được phát hiện sớm, kết hợp với việc điều trị kịp thời, tình trạng bệnh sẽ được kiểm soát.
Miễn là bệnh được phát hiện sớm, kết hợp với việc điều trị kịp thời, tình trạng ung thư sẽ được kiểm soát
Chính vì vậy, điều quan trọng mà tất cả chúng ta cần làm đó là lắng nghe cơ thể để có thể kịp thời tìm ra bệnh trước khi quá muộn.
Chia sẻ trên trang QQ của Trung Quốc, các chuyên gia sức khỏe đã chỉ ra 3 triệu chứng bất thường cảnh báo tế bào ung thư đang phát triển rất nhanh trong cơ thể, bạn hoàn toàn có thể phát hiện ra nó nhờ vào mắt thường.
1. Bỗng dưng nổi hạch
Tế bào ung thư có một đặc điểm: Nếu bộ phận nào không còn chịu đựng được sự phát triển và sinh sản của chúng, chúng sẽ di chuyển đến bộ phận khác dọc theo mạch máu.
Trên thực tế, khi các tế bào ung thư di căn, một số bạch cầu lympho sẽ bị ảnh hưởng, từ đó tạo ra hạch.
Nổi hạch là hiện tượng xuất hiện các khối nhỏ bằng hạt đậu trên cơ thể phát triển rải rác dọc theo các khớp cổ tay, bàn tay, mắt cá chân hoặc bàn chân, nách, cổ, bẹn... Chúng thường có hình bầu dục hoặc hình tròn, thường có chất dịch bên trong, khi ấn vào các hạch sưng, người bệnh sẽ cảm thấy đau.
Tay nổi hạch bất thường
Hạch thường nằm ở nhiều nơi như cổ, nách, bẹn... Thường ở thể chìm, chỉ khi hoạt động mạnh để chống lại bệnh tật hạch mới sưng to.
Đặc biệt, khi có hạch sau tai nổi lên, sưng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh ung thư ở vùng đầu, cổ, đặc biệt là ung thư tuyến giáp. Những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp sẽ xuất hiện hạch tăng dần kích thước theo thời gian. Ban đầu, hạch có thể di động nhưng càng về sau lại càng bám chặt ở vùng tai, khi ấn vào có cảm giác đau và rất cứng.
2. Phù bạch huyết ở chân
Mạch máu và bạch huyết là 2 "kênh" quan trọng để lưu thông máu. Nếu 1 trong 2 "kênh" này bị chặn thì máu không thể chảy tốt. Phù bạch huyết là tình trạng xảy ra khi hệ bạch huyết, đặc biệt là các hạch bạch huyết tại vùng chậu bị tổn thương, ảnh hưởng tới sự lưu thông của dịch bạch huyết xuống chân, bàn chân. Tình trạng phù bạch huyết dễ xảy ra với những người bị béo phì, ung thư.
Chính vì thế, nếu không có vấn đề nào khác mà bỗng dưng nhận thấy chân có phù nề thì cần đi kiểm tra xem cơ thể có khối u ác tính hay không.
3. Đau bất thường
Cảm giác đau là một tín hiệu phát ra khi cơ thể muốn tự bảo vệ nó. Tuy nhiên, nếu bạn không bị chấn thương mà vẫn cảm thấy đau thì nên đi kiểm tra xem liệu có có tế bào ung thư nào đang phát triển hay không vì mỗi vị trí đau lại cảnh báo một căn bệnh ung thư khác nhau.
Phải làm thế nào để có thể phòng chống lại bệnh ung thư?
Để có thể làm giảm nguy cơ mắc ung thư, bạn nên bắt đầu thực hiện những thay đổi trong lối sống sau đây:
- Không hút thuốc
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, sử dụng kem chống nắng thường xuyên
- Hạn chế số lượng rượu, không quá một ly mỗi ngày
- Hạn chế số lượng bạn tình
- Duy trì cân nặng lý tưởng (có thể dựa trên chỉ số khối cơ thể BMI để xác định cân nặng phù hợp)
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn các loại thịt chế biến sẵn. Nên bổ sung hoa quả và các loại rau xanh mỗi ngày
- Luyện tập thể dục đều đặn mỗi tuần
- Hạn chế thức khuya
- Nên làm các xét nghiệm sàng lọc ung thư và tiêm vắc-xin ngừa ung thư theo khuyến cáo của bác sĩ.
Theo QQ/baodansinh
GS.TS Mai Trọng Khoa: Mấy chục năm lâm sàng, chưa thấy ai chữa khỏi ung thư bằng thực dưỡng Trong suốt nhiều năm công tác, GS.TS. Mai Trọng Khoa, nguyên Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ông chưa ghi nhận trường hợp nào chữa khỏi bệnh ung thư chỉ bằng chế độ thực dưỡng. GS.TS Mai Trọng Khoa khám cho người bệnh ung thư Chia sẻ với...