Tế bào bị nhiễm COVID-19 có thể ‘phát nổ’
Các nhà khoa học phát hiện một số tế bào bị nhiễm virus SARS-CoV-2 dường như đã “phát nổ”. Khám phá này có thể giúp họ tạo ra các phương pháp điều trị triệt để mới.
Phản ứng “phát nổ” ở tế bào chết mang tên pyroptosis được cho là có liên quan đến chứng viêm và xảy ra ở khoảng 8 trong số 10 bệnh nhân nhập viện điều trị COVID-19. Hiện tượng này có thể lý giải cách virus SARS-CoV-2 gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến phổi và các bộ phận khác.
Các nhà nghiên cứu Anh phát hiện rằng khi hệ thống miễn dịch cố gắng loại bỏ virus, nó có thể giải phóng các phân tử nguy hiểm vào máu, gây triệu chứng viêm ở các bộ phận dễ bị tổn thương của cơ thể.
Video đang HOT
Một hiện tượng tương tự được gọi là “cơn bão cytokine” – khi hệ thống miễn dịch tiết ra quá nhiều protein chống nhiễm trùng được gọi là cytokine, sau đó tấn công ngược lại các mô khỏe mạnh – từ lâu đã được biết đến là gây tổn hại nghiêm trọng cho cơ thể khi phản ứng với virus SARS-CoV-2.
Nhưng phát hiện mang tính bước ngoặt về tác động của pyroptosis đối với bệnh nhân mắc COVID-19 thể nặng lại có khả năng mở ra những phương pháp điều trị mới nhằm mục đích ngăn chặn quá trình thay vì nhắm vào virus.
Tiến sĩ Gautam Mehta, chuyên gia tư vấn gan tại Bệnh viện Royal Free ở Bắc London, cho biết: “Đó là một phát hiện quan trọng vì hiện tại các phương pháp điều trị COVID-19 của chúng ta đang hướng đến virus. Nếu chúng ta có thể nhắm đến quá trình gây diễn biến nặng, chúng ta có thể phát triển một phương pháp điều trị hiệu quả, ngay cả với những người không được hưởng lợi từ vaccine”.
Pyroptosis – có nghĩa là cái chết bốc cháy của tế bào – thường được quan sát thấy ở những người bị bệnh gan nặng. Các vấn đề xảy ra khi vi khuẩn rò rỉ từ ruột vào gan.
Cảm nhận được nguy hiểm, hệ thống miễn dịch bắt đầu quá trình pyroptosis trong tế bào gan. Khi các tế bào phát nổ, chúng sẽ giải phóng các chất hóa học khiến hệ thống miễn dịch tấn công và sau đó dẫn đến suy gan.
Một số loại thuốc được cho là có thể điều trị chứng pyroptosis đã từng được sử dụng để điều trị chứng lạm dụng rượu và dimethyl fumarate
Tiến sĩ Mehta cho biết đây là những loại thuốc có thể dễ dàng thay thế với giá cả phải chăng và phổ biến trên khắp thế giới.
Nhật Bản phát hiện ca nhiễm biến thể mới XE đầu tiên
Ngày 11/4, Bộ Y tế Nhật Bản thông báo ca nhiễm biến thể mới mang tên XE đầu tiên ở nước này là một phụ nữ đến từ Mỹ và xuống sân bay Narita vào ngày 26/3.
Hình ảnh dưới kính hiển vi do Viện quốc gia về bệnh truyền nhiễm và dị ứng (NIH/NIAID) cung cấp cho thấy virus SARS-CoV-2 được phân tách từ tế bào một bệnh nhân mắc COVID-19, ở Fort Detrick, Maryland (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
Biến thể XE là biến thể tái tổ hợp giữa hai biến thể phụ BA.1 và BA.2 của dòng Omicron. Thái Lan là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á báo cáo về biến thể XE, với ca nghi nhiễm được xác định ngày 2/4. Tiếp đó là các ca được ghi nhận tại Ấn Độ ngày 6/4 và 9/4.
Theo các kết quả nghiên cứu sơ bộ do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổng hợp, XE được phát hiện lần đầu ở Anh vào ngày 19/1 và hơn 600 mẫu phân tích chuỗi gene được xác nhận là biến thể XE. Những ước tính từ những ngày đầu cho thấy XE có tốc độ tăng trưởng lây nhiễm trong cộng đồng cao hơn BA.2 khoảng 10%. Tuy nhiên, điều này cần thêm thời gian và nghiên cứu để khẳng định.
Lần đầu tiên tìm thấy vi hạt trong máu người Khám phá cho thấy các hạt nhựa siêu nhỏ có thể theo dòng máu di chuyển khắp cơ thể và lưu lại nội tạng. Ảnh minh họa - Guardian Tờ Guardian (Anh) đưa tin lần đầu tiên, các nhà khoa học phát hiện hạt vi nhựa trong máu của con người, với tỷ lệ gần 80% tình nguyện viên tham gia thử nghiệm....