Tây Ninh phát triển giao thông nông thôn: Cần cơ chế đặc thù về vốn
Sau 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), hệ thống giao thông nông thôn (GTNT) ở Tây Ninh đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, phục vụ sản xuất của người dân.
Tuy nhiên, khả năng huy động vốn còn hạn chế, Tây Ninh đang cần thêm cơ chế đặc thù để đáp ứng chỉ tiêu giao thông.
Nhiều thành quả
Ông Nguyễn Hồng Hải – Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, Tây Ninh vốn là tỉnh nghèo thuần nông ở biên giới. Vì thế, việc đầu tư mạng lưới đường GTNT có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện đời sống người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Trước năm 2011, mạng lưới các tuyến đường huyện và đường xã trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có tổng chiều dài trên 3.700km, chưa bao gồm các tuyến đường xóm và đường trục chính nội đồng. Tỷ lệ nhựa hóa, bêtông hóa các tuyến đường còn thấp. Hệ thống đường đô thị có tổng chiều dài trên 210km, tỷ lệ nhựa hóa chỉ đạt hơn 34%.
Tây Ninh cần cơ chế đặc thù để nâng cao khả năng huy động đầu tư cho giao thông nông thôn. Ảnh: N.V
Năm 2011, tỉnh Tây Ninh bắt tay vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM với xuất phát điểm rất thấp khi bình quân mỗi xã chỉ đạt 3,1 tiêu chí. Riêng tiêu chí giao thông, không có xã nào trên toàn tỉnh đạt được.
Video đang HOT
Theo ông Hải, thực tế từ năm 1998, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định về huy động vốn trong nhân dân, các tổ chức kinh tế, xã hội để xây dựng GTNT trên địa bàn.
Qua 10 năm, kết quả thực hiện tiêu chí giao thông trong chương trình NTM đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Quy hoạch GTNT cho 9 huyện, thành phố giai đoạn đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Tây Ninh đã có 36/80 xã hoàn thành tiêu chí giao thông với 2.200km đường được đầu tư, nâng cấp. Hệ thống đường huyện dài hơn 978km, hệ thống cầu trên đường GTNT từng bước được đầu tư, nâng cấp.
Còn nhiều khó khăn
Bà Trần Ngọc Sâm (ngụ xã Phước Thạnh, huyện Gò Dầu) chia sẻ: “Từ khi có chủ trương làm NTM, đường sá đẹp hơn hẳn, kể cả đường nội đồng. Việc đi lại thuận tiện, sạch sẽ, giúp ích nhiều cho người dân buôn bán, sản xuất”. Tuy nhiên, theo bà Sâm, tốc độ cải thiện GTNT hiện còn chậm, cũng không ít tuyến đường trong tỉnh chỉ đưa vào sử dụng một thời gian, nhiều con đường đã hư hỏng.
Thừa nhận thực tế trên, ông Hải cho biết quá trình xây dựng GTNT còn không ít khó khăn. Trong đó, khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn vốn cần để thực hiện tiêu chí giao thông rất lớn. Một số địa phương thực hiện việc vận động người dân và doanh nghiệp chung tay xây dựng NTM còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách. Công tác phân khai nguồn vốn ở một số địa phương còn chậm, ảnh hưởng đến việc tổ chức triển khai thi công các công trình.
Ông Võ Đức Trong – Phó trưởng Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh cho biết, hiện Tây Ninh vẫn chưa có cơ chế đặc thù cho xây dựng NTM, nhất là với tiêu chí xây dựng GTNN luôn chiếm tỷ lệ kinh phí rất lớn.
Tây Ninh cần có cơ chế đặc biệt trong xây dựng NTM, nhất là cho giao thông đường làng, ngõ xóm. Không thể bất cứ kinh phí nào cũng trông chờ vào ngân sách. Tỷ lệ vốn ngân sách đã đầu tư hiện cao nhưng khả năng huy động thêm từ các nguồn lực khác còn rất ít.
Theo Danviet
Bức xúc vì tiếng ồn, Tây Ninh tăng kiểm soát nuôi chim yến tự phát
Mật độ xây dựng nhà nuôi yến tự phát ở Tây Ninh tăng khá nhanh thời gian qua đã gây ra không ít bức xúc do ô nhiễm tiếng ồn và điều kiện vệ sinh thú y chưa đảm bảo ngay trong khu dân cư.
Bức xúc vì ô nhiễm tiếng ồn
Sở NNPTNT Tây Ninh đánh giá, địa bàn tỉnh có diện tích trồng trọt lớn, lượng côn trùng làm mồi cho yến khá phong phú. Người chăn nuôi yến nếu tổ chức tốt sẽ có lợi nhuận rất cao do chỉ tốn chi phí ban đầu để xây dựng, không tốn chi phí thức ăn, giá bán tổ yến cao và ổn định.
Ngoài việc xây dựng nhà nuôi, người nuôi phải có máy phát âm thanh giống tiếng kêu chim yến để dẫn dụ chim về làm tổ.
Một nhà nuôi chim yến xây dựng ngay trong khu dân cư. Ảnh: N.V
Qua khảo sát, âm thanh từ thiết bị dẫn dụ chim yến phát tiếng kêu ở một số nơi mở lớn, mở suốt ngày đêm. Một số người nuôi đã chọn xây dựng nhà nuôi ở xa khu dân cư vì không muốn ảnh hưởng đến người dân xung quanh, nhưng cũng có không ít người xây dựng trong khu dân cư.
Bà Nguyễn Hiền Thục (ngụ huyện Dương Minh Châu) kể, thời gian trước, một hộ dân kế bên đã cải tạo lại căn nhà thành nhà "2 trong 1", vừa ở vừa nuôi chim. "Nhà này mở loa dẫn dụ chim yến suốt ngày đêm, âm thanh lớn đến nỗi đi xa khoảng 1km rồi mà vẫn còn nghe tiếng. Phân chim, lông chim rơi khắp cả khu vực này" - bà Thục bức xúc.
Tại TP.Tây Ninh, một người dân cho hay, chỉ cách chưa đầy 100m nơi chị sống là hộ nuôi yến. Người dân xung quanh phải chịu đựng tiếng ồn suốt cả ngày lẫn đêm, vì quá bức xúc nên chị phải nhờ chính quyền can thiệp.
Hoàn thiện khung pháp lý
Theo báo cáo của Sở NNPTNT Tây Ninh, trong những năm gần đây, số lượng nhà nuôi yến phát triển khá nhanh. Năm 2017, toàn tỉnh có 27 nhà yến thì hiện nay đã tăng lên 152 nhà yến, tăng hơn 5 lần, với tổng diện tích nuôi gần 19.427m2, tập trung chủ yếu tại huyện Dương Minh Châu, Trảng Bàng, Hòa Thành và Tân Biên.
Hầu hết các hộ nuôi chim yến mang tính chất tự phát, người dân tìm hiểu thông tin và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Khảo sát cho thấy, diện tích xây dựng một nhà yến tối thiểu là 50m2 sàn. Người dân thường xây nhà nhiều tầng với chi phí xây thô khoảng 2,3 triệu đồng/m2, chi phí cho hệ thống dẫn dụ chim khoảng 1,2 - 1,4 triệu đồng/m2. Tổng chi phí xây nhà yến khoảng 3,5 - 3,7 triệu đồng/m2, do đó, chỉ có các hộ có điều kiện kinh tế mới có thể nuôi yến.
Ông Võ Đức Trong - Giám đốc Sở NNPTNT Tây Ninh cho rằng, đây là ngành chăn nuôi khá mới mẻ trên địa bàn. Tuy mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng chỉ mang tính chất tự phát, số lượng hộ nuôi chưa nhiều và cũng chưa có một nghiên cứu khảo sát nào cụ thể nên cần phải có thêm thời gian thu thập thông tin.
Luật Chăn nuôi do Quốc hội thông qua năm 2018 và có hiệu lực từ 1/1/2020. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn của Trung ương về việc thực hiện quản lý nuôi chim yến. Trong khi đó, tình hình nuôi chim yến phát triển nhanh và tự phát gây bức xúc trong nhân dân.
Sở NNPTNT Tây Ninh đã căn cứ những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành để xây dựng quy định tạm thời, trong đó có liên kết với Luật Chăn nuôi để khi Luật Chăn nuôi có hiệu lực thì quy định này cũng phát huy được hiệu quả quản lý.
Ông Trong cho biết, Sở NNPTNT đang tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Dự kiến, quy định sẽ được ban hành vào tháng 10/2019.
Theo Danviet
Nhận ô tô sang bạc tỷ, nguyên lãnh đạo Công an tỉnh Cao Bằng nói gì? Hai viên Đại tá, cựu giám đốc và phó giám đốc công an Cao Bằng xác nhận, bản thân đã không lường trước hệ quả của việc nhận xe ô tô của doanh nghiệp biếu tặng. Trước Công an Cao Bằng, nhiều địa phương khác từng nhận xe tặng của doanh nghiệp.Ảnh minh họa Chiều 11/10, trao đổi với phóng viên Tiền Phong,...