Tây Ninh: Không để người nghèo bị bỏ lại phía sau
Đó là quan điểm của lãnh đạo Tỉnh ủy Tây Ninh và lãnh đạo Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (CSXH) trong buổi làm việc mới đây tại Tây Ninh.
Quan tâm đến tín dụng chính sách
Theo báo cáo, tỷ lệ hộ nghèo của xã Trí Bình, Châu Thành (Tây Ninh), hiện chỉ còn 2,02% với 41 hộ và hộ cận nghèo là 69 hộ, chiếm tỷ lệ 3,40%.
Chủ tịch UBND xã Trí Bình, Phạm Văn Hồng cho biết: “Trong những năm qua, nguồn vốn ưu đãi đã giúp cho trên 1.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn xã được tiếp cận nguồn vốn; góp phần giúp cho 300 hộ thoát nghèo… Tính đến nay, dư nợ tín dụng tại địa bàn xã Trí Bình đạt trên 17,7 tỷ đồng với 1.050 hộ vay còn dư nợ chiếm 51,8% số hộ dân trong xã. Nguồn vốn tín dụng chính sách đang chuyển dịch hỗ trợ các hộ dân tạo việc làm, nâng cao điều kiện sống và thu nhập góp phần thoát nghèo bền vững..,”.
Ông Dương Quyết Thắng – Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam thăm hỏi, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh Hùng Nguyễn Thị Tám, xã Hảo Đước, huyện Châu Thành (Tây Ninh). (ảnh: Việt Hải)
Làm việc với xã Trí Bình, ông Dương Quyết Thắng đánh giá cao sự cố gắng nỗ lực của bà con địa phương trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn và có tỷ lệ hộ thoát nghèo cao. Trước đề nghị của xã, ngay tại buổi làm việc ông Thắng đồng ý bổ sung 3 tỷ đồng để cho vay chương trình giải quyết việc làm và nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Tây Ninh, Dương Văn Thắng cho biết, từ 3 chương trình tín dụng chính sách ban đầu với tổng dư nợ là 68,7 tỷ đồng, đến nay Ngân hàng CSXH tỉnh Tây Ninh đang triển khai 12 chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ và một số chương trình do UBND tỉnh và huyện, thành phố ủy thác với tổng dư nợ đến nay đạt 2.345 tỷ đồng, tăng 2.276 tỷ đồng và tăng gấp 33,13 lần so với năm 2002, với 108.584 khách hàng còn dư nợ, dư nợ bình quân 21,6 triệu đồng/hộ. Theo ông Dương Văn Thắng, đặc biệt từ sau khi có Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Tây Ninh đã chủ động tham mưu Thường trực Tỉnh ủy ban hành các văn bản chỉ đạo HĐND, UBND tỉnh, Ban Thường vụ các huyện ủy, thành ủy trực thuộc, UBMTTQ và các sở, ngành, đoàn thể liên quan tổ chức quán triệt nội dung của chỉ thị.
Video đang HOT
Kết quả, đến hết tháng 6/2019 tổng số vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 173,1 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh 154,7 tỷ đồng, vốn ngân sách các huyện, thành phố là 18,4 tỷ đồng.
Hỗ trợ vốn cho người nghèo
Theo đánh giá, tín dụng chính sách đã có tác động tích cực và thiết thực đối với đời sống của nhân dân tỉnh Tây Ninh. Trong hơn 16 năm qua đã có gần 389.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận nguồn vốn; góp phần giúp cho gần 40.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; giải quyết việc làm cho trên 40.000 lao động; giúp cho trên 58.000 học sinh, sinh viên có vốn để trang trải chi phí học tập; gần 134.000 hộ được xây dựng công trình cung cấp nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn; trên 1,2.000 căn nhà ở cho hộ nghèo; trên 34.000 lượt hộ ở vùng khó khăn được vay vốn sản xuất kinh doanh,…Tính đến cuối năm 2018, hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn tỉnh Tây Ninh chỉ còn 2,54%, trong đó hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0,99%.
Ông Phạm Viết Thanh- Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh cho biết: “Tín dụng chính sách là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại địa phương, ổn định trật tự an toàn xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước”.
Ông Dương Quyết Thắng đề nghị chính quyền địa phương và các tổ chức hội, đoàn thể cần phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ,… nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; góp phần hoàn thành các chỉ tiêu về giảm nghèo, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Theo Danviet
Vốn ưu đãi "nuôi" khát vọng khởi nghiệp của người dân Gio Linh
Nhờ vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Gio Linh (Quảng Trị), nhiều thanh niên địa phương này đã thực hiện các dự án khởi nghiệp thành công, bước đầu có thu nhập ổn định.
Cử nhân luật thành công với... gà
Một ngày đầu tháng 7, chúng tôi cùng anh Nguyễn Hồng Quân - Phó Bí thư phụ trách Huyện đoàn Gio Linh đến thăm trang trại nuôi gà của chàng trai 8X Trần Tấn Phát, thôn Hà Lợi Trung, xã Trung Giang.
Giữa trảng cát nóng bỏng, trang trại của anh Phát được xây dựng kiên cố có 7.500 con gà thịt sắp xuất bán. Anh Phát cho biết, gà thịt đang có giá 60.000 đồng/kg. Mỗi năm anh Phát nuôi 3 lứa gà thịt, sau khi xuất bán, trừ chi phí, anh còn lãi khoảng 250 triệu đồng. Nuôi gà trên nền đệm lót sinh học nên sau khi xuất bán, anh Phát lấy phân gà bán cho người dân địa phương dùng để trồng trọt, mang lại một khoản thu nhập khá.
Mô hình nuôi thỏ của thanh niên thuộc tổ hợp tác nuôi thỏ Đồng Hải cho thu nhập cao và ổn định. Ảnh N.V
Dẫn chúng tôi dạo quanh khu trang trại rộng 1ha, anh Phát tâm sự, sau khi tốt nghiệp cử nhân luật - Đại học Huế, anh làm nhiều nghề nhưng thu nhập ba cọc ba đồng, ở nhà trọ quanh năm suốt tháng. Sau nhiều đêm suy đi tính lại, cân nhắc đủ điều, năm 2014, anh Phát trở về quê nhà và vay 200 triệu đồng đầu tư nuôi gà. Để tiết kiệm chi phí, anh tự xây dựng chuồng trại, làm đường...
Thông qua Huyện đoàn Gio Linh, anh Phát còn được Ngân hàng CSXH huyện Gio Linh cho vay thêm 50 triệu đồng vốn ưu đãi của để tăng quy mô đàn gà. Nhờ có kỹ thuật nuôi gà, chính quyền địa phương ủng hộ, lại liên kết với doanh nghiệp đảm bảo đầu ra cho đàn gà thịt nên anh Phát có thu nhập ổn định.
Những ngày này, anh Phát còn vay vốn ngân hàng xây dựng hệ thống chuồng lạnh để nuôi thêm 6.000 con gà mỗi lứa. Theo anh Phát, nuôi gà ở chuồng lạnh, có hệ thống làm mát giúp gà ít dịch bệnh, tăng trọng nhanh hơn... Khi hệ thống chuồng lạnh đi vào hoạt động, mỗi lứa anh Phát nuôi từ 13.000 - 14.000 con gà thịt tại 2 khu chuồng, thu nhập dự kiến sẽ tăng gấp đôi so với hiện tại.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Trần Tấn Phát còn tạo điều kiện, giúp đỡ các thanh niên có nhu cầu đến học hỏi kinh nghiệm nuôi gà để tạo chuỗi liên kết, cùng nhau làm giàu. Nhờ những thành tích đáng trân trọng ấy, anh Phát đang được Huyện đoàn Gio Linh đề xuất nhận giải thưởng Lương Đình Của năm 2019.
Nông dân liên kết làm giàu
Ở huyện Gio Linh, tổ hợp tác nuôi thỏ Đồng Hải của nhóm 6 thanh niên ở xã Linh Hải được đánh giá cao về tính hiệu quả. Anh Lê Quang Thọ (SN 1993) - tổ trưởng Tổ hợp tác nuôi thỏ Đồng Hải cho biết, người dân địa phương đã nuôi thỏ từ nhiều năm nay nhưng không mấy hiệu quả.
Mãi đến năm 2015, được Huyện đoàn Gio Linh tư vấn, giúp đỡ và UBND huyện hỗ trợ nên tổ hợp tác được thành lập với 6 thanh niên. Tổ hợp tác nuôi thường xuyên 2.500 - 3.000 con thỏ, cho thu nhập ổn định.
Riêng anh Lê Quang Thọ, sau khi tổ hợp tác được thành lập đã mạnh dạn vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị và Ngân hàng CSXH huyện Gio Linh, mỗi nơi 50 triệu đồng để đầu tư làm chuồng trại, nuôi 50 con thỏ sinh sản và chăn nuôi thêm gia cầm, trồng thêm cây ăn quả, hoa màu. Mỗi tháng thỏ cái đẻ 7-9 con/lứa. Như vậy, mỗi lứa anh Thọ có khoảng 350 con thỏ con để nuôi thành thỏ thịt.
Tại địa phương, nguồn thức ăn cho thỏ từ cây, rau xanh dồi dào nên sau 3 tháng nuôi, thỏ đạt trọng lượng khoảng 2,2kg, giá bán 80.000 - 90.000 đồng/kg. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ thịt thỏ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cũng như cả nước đang rất lớn nên đầu ra luôn ổn định. Mỗi năm, anh Thọ có thu nhập từ 35-40 triệu đồng từ nuôi thỏ. Với gia đình nuôi nhiều, đến 100 thỏ sinh sản như anh Bùi Văn Viện (SN 1980) thì thu nhập mỗi năm lên tới 70-80 triệu đồng.
Theo anh Lê Quang Thọ, khi chưa có tổ hợp tác, các gia đình nuôi nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm nên không hiệu quả. Còn lúc có tổ hợp tác rồi, các hộ liên kết với nhau, mua thức ăn cùng nơi với số lượng lớn nên giá thành giảm; bán cùng một giá nên không xảy ra tình trạng tranh mua tranh bán... từ đó thu nhập ổn định hơn.
Anh Thọ cho hay, Tổ hợp tác nuôi thỏ Đồng Hải đang tiếp tục kết nạp hội viên. Dự kiến, trong năm 2019 sẽ có hai hội viên gia nhập tổ hợp tác.
Ông Dương Đức Hạnh- Phó Chủ tịch UBND huyện Gio Linh cho biết, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH huyện, cùng đội ngũ cán bộ đoàn từ huyện đến cơ sở nhiệt tình tư vấn, ủng hộ, tham gia nên có nhiều mô hình khởi nghiệp của nông dân trẻ mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Quan trọng hơn là nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đang góp phần hình thành, nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn huyện Gio Linh...
Theo Danviet
Tây Ninh phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên Ngày 7.7, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tây Ninh đã tổ chức tiêu hủy 16 con heo nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi tại ấp Bắc Bến Sỏi, xã Thành Long, H.Châu Thành. Phun thuốc khử trùng khu vực phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi ẢNH: GIANG PHƯƠNG Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh...