Tây Ninh: Bãi đá chuông trên núi Heo
Tảng đứng, tảng nằm ngổn ngang như thời khai thiên lập địa núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh). Có tảng lớn cao hơn người đứng, ở mọi tư thế và kiểu dáng tạo nên cảnh quan kỳ thú và bí hiểm.
Bãi đá nằm bên phía “ta-luy âm” của đường lên. Còn bên “ta-luy dương”, dù chưa phát hiện đá chuông nhưng đá và cây cũng tạo nên những cảnh tượng dễ làm cho lòng người say đắm.
Đấy là một bãi đá, thoạt nhìn không thấy gì đặc biệt. Bởi cũng giống như nhiều bãi đá granite ngổn ngang khắp núi Bà Đen. Trong quá trình “tạo sơn” từ hàng triệu năm trước, đá được chồng xếp lên nhau lẫn cùng với đất. Để cho khắp núi Bà hôm nay, là cảnh quan “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” như Bà Huyện Thanh Quan từng viết ở bài thơ Qua đèo ngang thuở trước.
Vậy mà bãi đá này lại không bình thường chút nào, khi cán bộ quản lý và công nhân làm đường lên núi phát hiện ra. Rằng nhiều tảng trong bãi đá, khi gõ vào thì ngân lên tiếng chuông đồng lảnh lót. Cũng có khi là tiếng chuông trầm đục vang xa, nên anh em mới gọi đây là bãi đá chuông.
Theo chân đoàn khảo sát của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tây Ninh, chúng tôi đến bãi đá nằm ngay bên cạnh con đường lên núi đang thi công. Ngay cả con đường này đã là một kỳ tích của thời hiện đại. Thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân cũng có tham vọng mở con đường lên núi Bà, nhưng mới chỉ được hơn cây số đã phải dừng lại.
Con đường bắt đầu từ khu vực Ma Thiên Lãnh, vòng qua núi Heo rồi lượn dần lên núi Bà Đen. Đến cuối tháng 6.2022, con đường dài khoảng 11km này chỉ còn chừng 1km nữa là lên đến đỉnh. Chính là con đường đã đưa người tới những khám phá mới, mà khám phá đầu tiên là bãi đá chuông. Chỉ cần một cục đá nhỏ trên tay gõ vào tảng đá ở đây là đã ngân nga tiếng chuông đồng. Viên đá nào cất tiếng chuông, đã được cán bộ, nhân viên của Công ty cổ phần Mặt trời Tây Ninh đánh dấu.
Tảng đứng, tảng nằm ngổn ngang như thời khai thiên lập địa núi Bà Đen. Có tảng lớn cao hơn người đứng, ở mọi tư thế và kiểu dáng tạo nên cảnh quan ký thú và bí hiểm. Bãi đá nằm bên phía “ta-luy âm” của đường lên. Còn bên “ta-luy dương”, dù chưa phát hiện đá chuông nhưng đá và cây cũng tạo nên những cảnh tượng dễ làm cho lòng người say đắm. Đấy là những cây sanh, cây gừa cổ thụ, gốc rễ xùm xoà nhoài lên mặt đá, khiến ta đi ngang bỗng nhiên thèm được dừng lại thư giãn nghỉ ngơi dưới cây và trên đá.
Từ đây, ở cao độ khoảng 250 mét, nhìn ra thấy cửa nhà, ruộng rẫy triền miên, xa xanh dưới la đà sương sớm. Anh cán bộ quản lý hái tặng tôi một chùm lá non và một trái cóc rừng. Cắn vào chua dịu và ngon. Một chị đi cùng vừa bắt gặp loài hoa lạ trên núi, chị đặt tên ngay là “hoa đá chuông”.
Nhìn về chân núi
Video đang HOT
Ông Trương Văn Hùng- Giám đốc Sở VHTTDL khảo sát bãi đá chuông
Phía “ta-luy dương” của bãi đá
Bãi đá bên “ta-luy âm”
Núi Chứa Chan: Những điều cần thiết cho một trải nghiệm trekking an toàn
Với độ cao 837m Núi Chứa Chan- Gia Lào được biết đến là ngọn núi cao thứ hai tại Nam Bộ và chỉ đứng sau núi núi Bà Đen - Tây Ninh (996m).
Nó cũng là địa điểm khá lý tưởng dành cho các bạn trẻ đam mê trekking (đi bộ dài ngày). Leo núi rèn luyện sức khỏe cũng như cắm trại nghỉ ngơi vào dịp cuối tuần. Dưới đây là những trải nghiệm thú vị mà nhóm các bạn trẻ thuộc Công ty Cổ Phần Công Nghệ & Kỹ Thuật STECH đã chinh phục nóc nhà Đồng Nai này.
Một góc quang cảnh tại núi Chứa Chan, Đồng Nai
Được biết, buổi trekking của nhóm bạn trẻ thuộc Công ty Cổ Phần Công Nghệ & Kỹ Thuật STECH (gọi tắt là Công ty STECH) diễn ra trong hai ngày và có sự tham dự của hơn 40 thành viên bao gồm Ban Giám đốc cùng các thành viên của công ty. Ngay khi trời còn tờ mờ sáng nhóm bạn trẻ đã có mặt địa điểm để lên xe di chuyển tới khu vực chân núi Chứa Chan thuộc địa phận huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
Nhìn từ xa, ngọn núi trông hùng vĩ với ba ngọn núi liên tiếp nhau trông như những chiếc bát úp ngược. Địa hình núi cũng khá dốc với đường lên quanh co, nhỏ hẹp cùng nhiều bậc thang đá được xếp ngay ngắn sẽ thử sức người leo. Do đó, việc đảm bảo an toàn cho bản thân khi leo núi là một điều vô cùng quan trọng.
Đường lên núi Chứa Chan gồ ghề với những tảng đá to nhỏ xếp chồng lên nhau
Khảo sát về những vật dụng cần thiết để mang theo khi đi leo núi, anh Trần Minh Vũ - thành viên nhóm Data, thuộc bộ phận IT Công ty STECH và cũng là người từng chinh phục nhiều ngọn núi trước đó cho biết: "Tôi nghĩ vật dụng quan trọng nhất khi đi trekking tại núi Chứa Chan đó là giày và nước uống. Do địa hình núi dốc, khó đi lại nên một đôi giày thật chắc chắn rộng rãi sẽ giúp chân không bị đau. Bên cạnh đó, khi chúng ta hoạt động, cơ thể sẽ mất nhiều nước nên việc cung cấp nước kịp thời không chỉ giúp chúng ta đỡ khát mà còn tăng thêm năng lượng để có thể chinh phục được núi cao".
Việc leo núi mất rất nhiều sức, cơ thể sẽ nhanh đói và mất nước. Để đảm bảo sức khỏe cho một chuyến leo núi, cần chuẩn bị thức ăn phù hợp với bản thân, chia thức ăn thành từng túi theo từng bữa ăn, có thể đem dư đồ ăn hơn để đề phòng chuyến đi dài hơn dự kiến. Bên cạnh đó, kẹo ngọt hay thanh socola sẽ giúp bạn bổ sung thêm năng lượng, đỡ mệt mỏi". Anh Trần Minh Vũ cũng cho biết thêm.
Theo đó, vào khoảng 10 giờ, các bạn trẻ của công ty STECH với đầy đủ giày, mũ, thức ăn được trang bị đã bắt đầu cuộc hành trình từ dưới chân chân núi và sau đó thì chia làm 3 nhóm di chuyển liên tục theo đường cây cột điện. Mặc dù, phải trải qua một chặng đường hơn 4 tiếng đồng hồ leo núi và hầu hết mọi người đã cạn kiệt sức lực nhưng tất cả đều vô cùng hào hứng, vui vẻ trước những trải nghiệm mới lạ.
Các thành viên của STECH tham gia chụp hình theo nhóm tại chân núi Chứa Chan
Chia sẻ tại buổi trekking, chị Lê Ngô Nguyên Anh, thành viên Ban giám đốc STECH cho biết: Hôm nay có thể xem là một hành trình mà tất cả nhân viên trong công ty đều mong muốn tham gia để thỏa mãn đam mê chinh phục các đỉnh cao của Việt Nam.
Nói về những vật dụng cần thiết khi tham gia trải nghiệm, chị Lê Ngô Nguyên Anh cho biết thêm: Với những địa điểm leo núi gồ ghề và hiểm trở như núi Chứa Chan sẽ rất cần một cây gậy trekking giữ thăng bằng cũng như giảm lực xuống chân để dễ dàng hơn khi di chuyển. Nên chọn gậy cao ngang với khuỷu tay, có lò xo ở phần tay cầm để chống xóc hoặc bạn cũng có thể tận dụng những cây tre ven đường để hỗ trợ mỗi khi mệt mỏi.
Ngoài ra, trên đỉnh núi Chứa Chan cũng khá vắng vẻ hoang vu. Mặc dù nơi đây cũng có doanh trại bộ đội nhưng họ vẫn sẽ không thể có mặt kịp thời để giúp đỡ bạn khi bị bệnh hoặc gặp sự cố. Do vậy, việc chuẩn bị thuốc và đồ dùng sơ cứu là rất cần thiết.
Những chai nước quý báu từ các anh bộ đội làm việc tại núi Chứa Chan.
Mọi người cần chuẩn bị các loại thuốc cơ bản như: thuốc giảm đau, thuốc đau bụng, đau đầu, hạ sốt,...Cũng giống như thuốc, bạn cần chuẩn bị thêm bông, gạc, thuốc đỏ, ôxy già,...để dùng khi bị thương.
"Các vật dụng khác như kem chống nắng, kem chống muỗi, thiết bị dò đường GPS, bật lửa,...cũng không kém phần quan trọng. Bản thân người leo núi nên chuẩn bị những vật dụng mà bản thân cần thiết nhất, gọn và nhẹ để có thể dễ dàng mang, vác theo mà không tốn nhiều sức lực." Chị Lê Ngô Nguyên Anh cho biết thêm.
Anh Vũ đã có những chia sẻ thêm: "Công ty STECH của mình chuyên về công nghệ nên đặc thù của công việc là tiếp xúc nhiều với máy tính để lập trình những phần mềm hoặc ứng dụng và ngồi trong phòng làm việc nhiều, chính vì vậy leo núi giúp tôi có thể giao lưu, gặp gỡ bạn mới, có thêm nhiều mối quan hệ, giải tỏa được căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi."
Các thành viên Công ty Cổ Phần Công Nghệ & Kỹ Thuật STECH chụp ảnh kỷ niệm tại núi Chứa Chan.
Mỗi bộ môn thể thao sẽ mang lại lợi ích khác nhau cho người chinh phục. Trong đó, leo núi và trekking cũng đòi hỏi người tham gia phải tự dùng sức mình để đu, bám, leo, trèo ở những nơi có địa hình khó. Điều đó làm cho "những người chinh phục đỉnh cao" có được những cảm xúc, cảm giác mãnh liệt của việc khám phá, thử thách bản thân vượt qua giới hạn của chính mình cũng như bảo vệ thiên nhiên.
Nếu bạn muốn thử thách sự kiên trì của bản thân, leo núi sẽ là lựa chọn hấp dẫn./.
Cách Sài Gòn không xa có một 'Đà Lạt thu nhỏ' cực chill với núi non mây trời Chỉ sau 2 giờ đồng hồ lái xe từ Sài Gòn là một thung lũng Ma Thiên Lãnh hoang sơ, thần bí với những góc chụp đẹp lịm tim sẽ hiện ngay trước mắt. Thung lũng Ma Thiên Lãnh, Tây Ninh còn được ví "Đà Lạt thu nhỏ của vùng Đông Nam Bộ", bởi không khí nơi đây rất trong lành, yên bình,...