Tây Nguyên và cuộc chiến chống bệnh bạch hầu
Trong nhiều tháng qua trên địa bàn Tây Nguyên đã xuất hiện nhiều ổ dịch bệnh bạch hầu làm hàng trăm người mắc bệnh, trong đó tử vong 3 người (2 người ở Đăk Nông và 1 người ở Gia Lai). Đây được coi là trung tâm của bệnh dịch bạch hầu của cả nước.
Ảnh minh họa
Để nhanh chóng dập dịch, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Kon Tum và Gia Lai đã tiến hành điều tra, xử lý ổ dịch, đưa ra các giải pháp phòng, chống dịch có hiệu quả lâu dài. Tổ chức các lớp tập huấn về “Hướng dẫn giám sát, phòng chống và điều trị bệnh bạch hầu” cho tuyến huyện và tập huấn “Hướng dẫn thiết lập và vận hành đội đáp ứng nhanh” cho cán bộ ở tuyến tỉnh.
Đáng chú ý, Bộ Y tế cũng phân công 4 bệnh viện tuyến Trung ương thành lập 4 đoàn công tác hỗ trợ cho ngành y tế 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum từ công tác khảo sát phát hiện bệnh, cách ly, xử lý môi trường, điều trị… bệnh bạch hầu trên địa bàn.
Video đang HOT
Từ đó, ngành Y tế chuyển từ biện pháp phòng, chống, điều trị bệnh thụ động sang các biện pháp chủ động: Khoanh vùng, lấy mẫu trong cộng đồng với những khu vực có nguy cơ cao nhằm phát hiện sớm các trường hợp mang trực khuẩn bạch hầu để chủ động trong công tác điều trị; xử lý các biện pháp y tế đối với các vùng phát hiện ca bệnh…
Thực hiện giám sát, rà soát kỹ tất cả các trường hợp có biểu hiện viêm họng và tăng cường giám sát ca bệnh nghi ngờ ở các xã vùng sâu, vùng xa, khi phát hiện ca bệnh lập tức khoanh vùng, cách ly các khu vực đó.
Với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng ngàn người nghi ngờ, tiếp xúc gần hoặc ở trong vùng có dịch được khám, tiêm kháng sinh phòng điều trị.
Để làm tốt việc dập dịch trên địa bàn hướng tới xóa sổ bệnh bạch hầu, ngành Y tế cùng với các cấp chính quyền địa phương đã rà soát, điều tra dịch tễ để truy vết nguồn lây, cũng như việc tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân, hiểu rõ việc tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc ngăn người dịch bệnh không chỉ là bệnh bạch hầu mà còn nhiều bệnh khác như bệnh tả, cúm, vv…
Từ đó mọi người sẽ tự nguyện đưa con em mình đi tiêm chủng đạt tỷ lệ ngày một cao (ở đây hiện nay là một trong những địa bàn trũng nhất của cả nước về tỷ lệ tiêm phòng. Đặc biệt là nhiều thôn bản, đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ tiêm phòng chỉ đạt 10 – 30%).
Tới nay, ngành y tế các tỉnh Tây Nguyên đã tổ chức khám sàng lọc cho hàng trăm ngàn người dân ở các vùng dịch và lân cận, cũng như tập trung cao độ việc điều trị cho những người mắc bệnh; với phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để khẩn trương dập dịch.
Triển khai nhiều biện pháp ứng phó bệnh bạch hầu
Theo TS Viên Chinh Chiến, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, để khống chế sự lây lan của dịch bệnh bạch hầu giải pháp bền vững và an toàn nhất là sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các địa phương trong triển khai tiêm chủng để đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 90% theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Người dân tại các ổ dịch được cấp phát thuốc uống dự phòng phòng chống dịch bạch hầu. Ảnh: ĐÔNG NGUYÊN
Ngày 13-7, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đến nay trên địa bàn 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum đã ghi nhận 78 ca mắc bệnh bạch hầu.
Trong đó, Đắk Nông là địa phương ghi nhận số ca bệnh nhiều nhất với 29 trường hợp, tiếp đó là Kon Tum có 26 trường hợp, Gia Lai là 20 trường hợp và Đắk Lăk ghi nhận 3 trường hợp.
Qua phân tích, điều tra dịch tễ của Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên cho thấy, trong số 78 ca bệnh này có tới 26 ca không có biểu hiện triệu chứng. Nghĩa là người lành mang vi trùng, phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc.
Theo TS Viên Chinh Chiến, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, để khống chế sự lây lan của dịch bệnh bạch hầu giải pháp bền vững và an toàn nhất là sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các địa phương trong triển khai tiêm chủng để đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 90% theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Cùng với đó, cần tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở nâng cao nhận thức về căn bệnh nguy hiểm này để phát hiện sớm, xử lý nhanh ổ dịch, ngăn chặn nguy cơ lây lan ra các khu vực khác.
Để nâng cao hiệu quả điều trị, Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu. Theo đó, bạch hầu là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc lây theo đường hô hấp và có khả năng gây dịch do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae (còn gọi là trực khuẩn Klebs-Leoffler) gây nên.
Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 15 tuổi và ở đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu do chưa được tiêm vaccine đầy đủ. Bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh, kháng độc tố bạch hầu (SAD) và có thể dự phòng bằng vaccine.
Hướng dẫn cũng nêu rõ, tất cả người bệnh nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính. Mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm thì phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trị kháng sinh.
Cùng với đó, Bộ Y tế cũng quyết định lập 4 tổ công tác hỗ trợ kỹ thuật điều trị bệnh bạch hầu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum.
Khi nào dập tắt được dịch bạch hầu tại Tây Nguyên? Trong hơn 1 tháng qua, tại Tây Nguyên đã ghi nhận hơn 50 trường hợp dương tính, trong đó 3 ca bệnh đã tử vong do bệnh bạch hầu. Chỉ trong hơn 1 tháng qua, tại khu vực Tây Nguyên đã ghi nhận hơn 50 trường hợp dương tính với vi khuẩn gây bệnh bạch hầu, trong đó 3 ca bệnh đã tử...