Tẩy lông ‘vùng kín’: Đừng chủ quan làm theo sở thích
Tự ý tẩy lông “vùng kín” mà không tham khảo tư vấn của bác sĩ có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Chào bác sĩ. Em năm 22 tuổi chưa lập gia đình. Em rất hay bị ngứa ở ‘vùng kín’ nên thường dọn dẹp vùng này cẩn thận. Tuy nhiên, một số bạn bè khuyên không nên dọn dẹp lông ở ‘vùng kín’ vì không tốt nên em cũng hoang mang. Bác sĩ cho em hỏi em có nên làm như vậy nữa không, liệu em làm vậy thì có ảnh hưởng gì không? Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin chân thành cảm ơn! (Nguyễn Dạ Thảo)
Trả lời:
Dạ Thảo thân mến!
Có rất nhiều chị em đã từng nghĩ đến chuyện thay đổi ‘diện mạo’ của ‘vùng kín’ vì mục đích làm đẹp hay lý do nào đó. Dọn dẹp lông ‘vùng kín’ có thể rất bình thường nhưng nếu làm không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da thông qua quan hệ tình dục.
Lông ở ‘vùng kín’ có chức năng bảo vệ bộ phận sinh dục, do đó cần phải được chăm sóc một cách cẩn thận nhất. Để tỉa hoặc tẩy đi chúng ta không nên sử dụng dụng cụ dao lam, dao cạo điện… bởi vì sau khi bị tẩy sạch, lông vẫn mọc lại, thậm chí rậm hơn và nếu không cẩn thận dễ gây tổn thương, làm cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
‘Vùng kín’ nếu bị tổn thương sẽ có mắc nhiều bệnh (Ảnh minh họa: Internet)
Một nguyên nhân nữa gây viêm nhiễm là vùng da non không còn lớp che chắn, lại kết hợp với những tác động mạnh khi ‘quan hệ’ càng khiến khu vực nhạy cảm dễ bị tổn thương.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, thường xuyên dọn dẹp vùng này còn tăng nguy cơ kích thích da và nang lông. Cộng với ánh sáng và môi trường ẩm ướt của cơ quan sinh dục, vùng bị cạo sẽ tạo điều kiện cho sự sinh sôi các ổ vi trùng độc hại dẫn đến bệnh herpes sinh dục, mụn mủ, nhọt, áp- xe, nấm, viêm bàng quang…
Vì vậy, để giữ sức khỏe cho cơ quan sinh dục, chị em nên chịu khó vệ sinh sạch sẽ. Còn vấn đề thẩm mỹ khi đi biển thì nên khắc phục bằng cách chọn quần bơi có đệm ở vùng tam giác, chứ không nhất thiết phải tẩy lông ‘vùng kín’.
Ngoài ra, nếu lông ‘vùng kín’ dài quá gây bất tiện, bạn chỉ cần tỉa gọn nó ngắn hơn một chút, nhưng phải nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương. Việc tỉa ngắn này vẫn giúp bạn có ‘vùng kín’ gọn gàng, lại dễ dàng vệ sinh trong ngày ‘đèn đỏ’. Đặc biệt lại không bị nhiễm các chứng bệnh phụ khoa.
Vì vậy, bạn nên cân nhắc khi duy trì thói quen này. Ngoài việc phải hết sức cẩn trọng khi thực hiện, bạn nên theo dõi xem có dấu hiệu khác thường nào ở cơ thể không, nếu có, cần tham khảo tư vấn của bác sĩ và đi khám sớm.
Chúc bạn vui khỏe!
BS Hoa Hồng
Theo Afamily
Bí quyết vàng ngăn ngừa huyết trắng cho chị em
Huyết trắng hay còn gọi là khí hư, có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể.
Tuy nhiên, khi nhiều mầm bệnh tấn công, vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này, dẫn đến viêm nhiễm gọi là bệnh huyết trắng. Bệnh huyết trắng là một trong những bệnh phụ khoa mà hầu hết phụ nữ đều có thể mắc phải, nhưng rất ít trong số đó hiểu về những ảnh hưởng từ căn bệnh này.
Huyết trắng bình thường
Có màu trắng đục hoặc trong, ít, không hôi; không hiện diện các dấu hiệu như kích thích, ngứa, đau khi giao hợp; ống sinh dục và cơ quan sinh dục ngoài bình thường...
Bệnh huyết trắng là một trong những bệnh phụ khoa mà hầu hết phụ nữ đều có thể mắc phải (Ảnh minh họa: Internet)
Huyết trắng bệnh lý
Số lượng nhiều, có mùi hôi, màu sắc thay đổi như vàng, xanh, trắng đục đóng thành váng. Hiện diện các dấu hiệu như ngứa, bỏng rát, giao hợp đau, tiểu đau, tiểu nhiều lần, đau âm ỉ vùng bụng thấp. Bệnh huyết trắng thường xảy ra sau giao hợp, sảy thai, sau sinh... Tác nhân gây ra huyết trắng có thể là do nấm men, tạp trùng hoặc trùng roi.
Ảnh hưởng của huyết trắng đến sức khỏe
Gây phiền toái và cảm giác khó chịu đối với phụ nữ trong cuộc sống hoặc sinh hoạt vợ chồng hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc lứa đôi. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài, lây lan, tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh, ung thư cổ tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản...
Đối với phụ nữ mang thai
Bệnh huyết trắng nếu chữa khỏi ở giai đoạn đầu sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nếu huyết trắng do nấm kéo dài, không điều trị sẽ làm viêm nhiễm, thủng màng gây hay rỉ ối non dẫn đến sinh non.
Bệnh huyết trắng nếu chữa khỏi ở giai đoạn đầu sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi (Ảnh minh họa: Internet)
Phòng ngừa
Để phòng tránh bệnh huyết trắng, chị em cần vệ sinh vùng kín một cách khoa học, kết hợp với một chế độ ăn đầy đủ rau xanh, dưỡng chất và một thói quen sinh hoạt tình dục lành mạnh một vợ một chồng.
Vệ sinh sạch vùng kín nhưng không dùng dung dịch rửa quá nhiều lần trong ngày vì có thể làm thay đổi độ pH; lau khô vùng kín bằng khăn sạch hoặc giấy vệ sinh sau mỗi lần rửa. Năng thay quần lót, tránh mặc quần ẩm ướt; không nên mặc quần bên ngoài bằng vải dày như jean...
Giặt sạch quần lót, phơi ra nắng và ủi nóng bề trái trước khi mặc lại. Bỏ thói quen thụt rửa âm đạo, chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài bởi vì ống sinh dục có khả năng tự làm sạch bằng cách tạo ra dịch tiết và các nhu động hướng từ trong ra để đẩy các tác nhân gây bệnh ra ngoài nếu có.
Nếu thấy âm đạo ra nhiều dịch, có mùi hôi, ngứa ngáy, thì nên đi khám phụ khoa để được điều trị kip thời.
Theo SKĐS
'Cậu bé' bị ảnh hưởng do thủ dâm không đúng cách Với các bạn nam, những kiến thức về thủ dâm đôi khi được hiểu chưa đầy đủ và chính xác. Thưa bác sĩ, bác sĩ cho em hoi viêc thu dâm nhiêu co anh hương tơi tinh trung không? Chăng han như la thu dâm nhiêu nay mai sinh con co bi măc cac di tât bâm sinh (câm điêc,....) không? Và thu...