Tây đón Tết dương lịch ở Việt Nam: Buồn xa nhà, vui an toàn
Một buổi sáng cuối năm 2020 đầy biến động, cô gái người Nga Maria Velikaya bất ngờ nhận được quà sinh nhật từ cô bạn đồng hương ‘cùng xóm trọ’ với mình ở Mũi Né ( Bình Thuận).
Maria Velikaya (trái), Anna Shafran (giữa) và Amy Oumaima El Gaddar chụp ảnh selfie thân thiết cùng hai đứa trẻ con chủ nhà nơi Maria và Anna thuê vào ngày sinh nhật của Maria ở Mũi Né, ngày 26-12-2020 – Ảnh: NGỌC ĐÔNG
Bình thường, tuần lễ cuối cùng của năm luôn là dịp khá đặc biệt với Maria bởi Giáng sinh, sinh nhật cô, sinh nhật mẹ cô rồi năm mới đều diễn ra trong vỏn vẹn một tuần này. Những năm trước, Maria gọi đây là giai đoạn “ăn mừng liên miên”, còn năm nay cô đón tuần lễ đặc biệt này một mình ở nơi cách người thân của mình đến mười mấy giờ bay. Trong khi đó, mẹ cô mắc COVID-19 ở quê nhà.
“Ở Việt Nam, ít nhất chúng tôi được an toàn, có thể làm được nhiều điều, thậm chí có đôi lúc tôi quên mất thế giới ngoài kia đang có chuyện gì cho đến khi nói chuyện với bạn bè mình ở các nước khác.
Maria Velikaya chia sẻ sự may mắn khi ở Việt Nam, trong khi ở quê nhà mẹ cô, bố của bạn cô, nhiều bạn bè của cô đều “sợ hãi và tuyệt vọng” vì nhiễm virus corona.
May mắn vì ở Việt Nam
“Với nhiều người Nga, năm mới là một kỳ lễ của gia đình khi mọi người quây quần bên mâm cơm đầy đồ ăn và cùng nhau đón chờ thời khắc giao thừa. Chúng tôi cũng dành nhiều thời gian để dọn dẹp nhà cửa, mua sắm, chuẩn bị quà cáp. Năm nay tôi sẽ tụ họp với mấy người bạn Nga ở đây, cùng ăn các món Nga và đón chờ năm mới. Chúng tôi sẽ cố gắng tạo không khí đón năm mới giống như ở nhà” – Maria thoáng buồn khi chia sẻ với Tuổi Trẻ.
Tuy nhiên, cô cũng biết mình “cực kỳ may mắn” và “vô cùng biết ơn”. “Tôi hiểu rằng dù mình có ở nhà thì cũng không thể đón năm mới như trước. Để tránh nguy cơ lây nhiễm, nhiều người trên thế giới cũng không thể về thăm cha mẹ mình. Ở Việt Nam, dù không có gia đình nhưng tôi biết mình đang ở tình trạng tốt nhất rồi”, Maria bày tỏ.
Tháng 5 năm ngoái, Maria lần đầu đến Việt Nam với hợp đồng làm việc một năm ở TP.HCM. Dịp Tết dương lịch, cô đến Mũi Né để đón năm mới vì thích không khí nơi miền biển yên bình, và rồi năm tháng sau đó cô chuyển hẳn đến sống vì quá thích nơi đây. Hiện tại Maria làm giáo viên tại một trung tâm Anh ngữ ở thành phố Phan Thiết, cách nơi cô thuê nhà khoảng 20 phút đi xe máy.
Video đang HOT
Thật ra, Maria không đón sinh nhật một mình. Cô có cô bạn Amy người Morocco từ TP.HCM ra thăm, được người bạn đồng hương Anna tặng quà, và còn được những người chủ nhà mà Maria nói là “cực kỳ thân thiện” tặng bánh sinh nhật.
“Tôi nghĩ sẽ ổn thôi”, cô gái người Nga 28 tuổi Anna Shafran cười buồn khi được hỏi cảm giác đón năm mới xa nhà. Trong khi đó, cô bạn người Morocco Amy Oumaima El Gaddar sẽ quay về TP.HCM để đón năm mới cùng nhóm những người bạn Úc, Nam Phi, Mỹ… của mình.
“Tôi nghĩ mình sẽ chỉ gặp những người mình quen, biết họ cũng quan tâm đến virus như mình, vì virus vẫn còn đâu đó ngoài kia dù Việt Nam là đất nước an toàn. Chúng tôi đã sống ở đây một mình, nếu bị nhiễm bệnh rồi không thể đi làm nữa thì thật kinh khủng, nên phải cẩn thận”, Amy chia sẻ.
Mong đại dịch mau qua
Khi được hỏi về điều ước cho năm mới, Amy không ngần ngại thổ lộ mong muốn đại dịch biến mất đi để mọi người có thể gặp lại người thân và kế hoạch cho cuộc sống của mình. “Lúc trước, bạn có thể bảo rằng hai tháng tới mình sẽ đi chỗ này, chỗ kia, nhưng hiện tại điều đó là không thể”, Amy giải thích.
“Tôi không dám nói đến chuyện du lịch khám phá thế giới, nhưng có những thời điểm trong cuộc sống mà bạn cần phải vượt ngàn dặm xa để ở bên cạnh người thân của mình, và tôi thật sự hi vọng năm tới sẽ được làm như vậy. Ở Nga, vào đêm giao thừa, chúng tôi có phong tục viết điều ước của mình ra giấy rồi đốt đi, sau đó bỏ vào rượu champagne uống. Năm nay tôi biết mình phải viết gì vào giấy ước rồi”, Maria tâm sự.
“Còn tôi ước mình có thể đi Bali”, Anna cười tiếp lời. Trước đó, cô đã lên kế hoạch đi Bali nhưng đại dịch bùng phát làm mọi kế hoạch chu du của cô đổ bể.
Cùng mong ước đại dịch mau qua để được gặp lại gia đình và bạn bè ở quê nhà, nữ blogger du lịch người Mỹ Samantha cho biết đây là lần đầu tiên cô đón năm mới ở Việt Nam, khi đại dịch COVID-19 vô tình biến kế hoạch du lịch Việt Nam một tháng của cô thành đến gần một năm.
“Tôi sẽ làm một bữa tiệc nhỏ ở nhà với bạn bè thôi. Tôi không biết ở các nước khác bạn bè tôi sẽ đón năm mới như thế nào vì nhiều nơi phải thực hiện giãn cách xã hội. Riêng tôi thấy mình thật có phước khi được ở Việt Nam, nơi mà tôi vẫn cảm thấy an toàn và ở đây người ta xử lý các ca mới nghiêm túc hơn nhiều nước khác”, Samantha chia sẻ.
Rủ nhau làm điều ý nghĩa
Không chỉ đón khoảnh khắc chuyển năm trong bối cảnh đặc biệt, một số người nước ngoài còn “tận dụng” đại dịch để làm điều ý nghĩa và đặt mục tiêu cho năm mới của mình.
Danny Flood, anh chàng người Mỹ đến từ San Diego, đã “tranh thủ” thời gian bị “kẹt” ở Việt Nam vì COVID-19 gần một năm qua để du ngoạn khắp đất nước này. Tự nhận mình là một gã “du mục” chính hiệu, Danny từng sống ở nhiều nơi trên thế giới. Anh cho biết nếu không có đại dịch thì lúc này anh cũng chẳng biết mình đang ở phương trời nào vì sở thích lang thang. Giáng sinh tuần trước anh ở Hà Nội, còn giờ thì đang ở Đà Nẵng để đón năm mới.
“Tôi sẽ gặp vài người bạn, có khi chúng tôi sẽ đón năm mới gần khu vực cầu Rồng”, Danny chia sẻ qua điện thoại khi đang trên đường ra sân bay Đà Nẵng đón bạn từ Sài Gòn.
Không chỉ tranh thủ đi du lịch, anh chàng vốn có đam mê nghiên cứu ngôn ngữ này còn hạ quyết tâm học tiếng Việt. Anh đặt mục tiêu phải nói tiếng Việt tốt hơn, học được nhiều từ vựng hơn trong năm 2021.
Không chỉ vậy, Danny còn vào một diễn đàn có nhiều người nước ngoài ở Việt Nam để động viên mọi người rằng “tiếng Việt không khó như người ta tưởng đâu!”.
Tương tự như Danny, ông John Petter Klovstad, người Na Uy đang sống ở TP.HCM, cũng muốn làm điều gì thật ý nghĩa để chào đón 2021, và việc ông chọn là… đi nhặt rác. Từ đầu tháng 12, mỗi sáng khi chạy bộ quanh khu nhà mình ở, ông đeo thêm găng tay, xách thêm vài chiếc bọc rồi nhặt rác trên đường chạy. Người đàn ông 59 tuổi này xem đó là một món quà Giáng sinh ông muốn gửi đến những người xung quanh mình. Sau đó, ông quyết định lên mạng “thách” bạn bè mình và cả những người khác làm theo.
Kêu gọi nhặt rác để làm năm mới sạch đẹp
Ông John Petter Klovstad, người Na Uy, chụp ảnh cùng “chiến lợi phẩm” là rác ông nhặt được khi chạy bộ buổi sáng ở TP.HCM – Ảnh: P.K.
“Các bạn ngày nào đó hãy đi ra đường và nhặt một túi rác như tôi, bất kể bạn đến từ nước nào hay đang sống ở quốc gia nào. Hãy cùng nhau làm cho năm mới của chúng ta sạch sẽ hơn”, ông John Petter Klovstad kêu gọi trên một diễn đàn có 123.000 thành viên.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ, ông John kể trên đường chạy nhặt rác, khi thì có người cho ông chai nước suối, lúc lại có người tặng ông ly trà đá và bao tay, cũng có người đến bắt tay và nói điều ông làm thật tuyệt. Những cử chỉ từ người lạ đó khiến người đàn ông 59 tuổi thấy ấm lòng trước thềm năm mới ở phương xa.
Những ngày đen tối của Anh
Hệ thống y tế Anh đang đối mặt với sự quá tải "chưa từng có" khi số bệnh nhân Covid-19 nhập viện cao kỷ lục, hơn 20.000.
Hôm 28/12, Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia NHS thông báo 20.426 bệnh nhân Covid-19 đang được điều trị, vượt qua con số kỷ lục 18.946 thiết lập hôm 12/4. Giới chức y tế Wales và Scotland cũng lo ngại sự quá tải sẽ đến trong những ngày tới.
Anh đang là vùng dịch lớn thứ 6 thế giới, ghi nhận 41.385 ca nhiễm mới hôm 28/12, mức tăng cao nhất trong một ngày kể từ khi đại dịch bùng phát. 357 người tử vong, nâng tổng số ca chết lên 71.109.
Tiến sĩ Yvonne Doyle, Giám đốc y tế của Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE), cho biết: "Mức độ lây nhiễm rất cao vào thời điểm các bệnh viện đang ở ngưỡng dễ bị tổn thương nhất, với số lượng bệnh nhân mới gia tăng ở nhiều vùng".
"Thực sự đáng lo ngại", bà nói.
Thủ tướng Boris Johnson công bố lệnh phong tỏa London và khu vực đông nam nước Anh, dịp Giáng sinh, trong cuộc họp báo hôm 19/12. Ảnh: AFP .
Các nhà khoa học khuyến cáo Thủ tướng Boris Johnson thực hiện các biện pháp áp chế mạnh hơn những quy định áp dụng vào tháng 11, bao gồm đóng cửa các trường cấp 2, quán rượu và các cửa hàng không thiết yếu.
Trước đó, biện pháp tái phong tỏa toàn quốc được Anh áp dụng từ 0h ngày 5/11 đến hết ngày 2/12. Đây là một trong những lệnh giới hạn nghiêm ngặt nhất từ sau Thế chiến II, trong đó người dân được yêu cầu ở nhà và chỉ ra đường vì những lý do thiết yếu. Các cửa hàng thiết yếu và trường học vẫn được mở cửa. Hôm 19/12, London cùng phần lớn khu vực đông nam đất nước cũng bị phong tỏa trở lại với quy định cấm tụ tập quá ba gia đình vào dịp Giáng sinh.
Chủng nCoV mới phát hiện hôm 14/12, với 20 đột biến so với phiên bản gốc và có khả năng lây nhiễm cao hơn 70%, được cho là nguyên nhân gây nên tình trạng quá tải hiện nay.
8 nước châu Âu và nhiều quốc gia khác trên thế giới đã ghi nhận các ca nhiễm nCoV chủng mới đầu tiên từ Anh. Hơn 50 quốc gia cấm mọi chuyến bay hoặc siết chặt kiểm soát hành khách từ Anh nhằm hạn chế sự lây lan của biến chủng này.
Ông Trump và ông Biden cùng gửi thông điệp Giáng sinh, thể hiện rõ khác biệt Tổng thống Donald Trump và Tổng thống đắc cử Joe Biden đều chúc mừng Giáng sinh tới người dân Mỹ nhưng thông điệp mà hai người đưa ra khác nhau hoàn toàn. Trong một video, ông Biden nhấn mạnh nỗi đau mà đại dịch Covid-19 gây ra và nhắc người Mỹ về "lòng nhân đạo" còn ông Trump chỉ chúc mừng nhân dịp...