Tay có những dấu hiệu này, đến viện khám kẻo ân hận mấy cũng muộn
Nhìn qua những biểu hiện bất thường trên đôi bàn tay của chính mình bạn cũng có thể chẩn đoán khá chính xác các căn bệnh nguy hiểm như như tiểu đường, tim mạch, tắc nghẽn mạch máu não…
Ảnh minh họa: Internet
Theo các chuyên gia, nếu trên bàn tay xuất hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây thì bạn chớ vội chủ quan, hãy đi khám gấp để phòng tránh bệnh.
Tay khô
Tình trạng tay khô sẽ diễn ra thường xuyên hơn khi tiết trời chuyển đông, do các mô da của bàn tay trở nên khô bởi thời tiết đã hút mất độ ẩm của da. Nếu bạn là người thường xuyên làm việc trong bệnh viện, nhà hàng hoặc bất cứ công việc nào phải rửa tay liên tục thì tình trạng này cũng góp phần làm khô tay. Do mỗi lần rửa tay thì vô tình cũng rửa trôi mất lớp dầu cung cấp độ ẩm tự nhiên cho cơ thể.
Hơn thế nữa, khô tay cũng là tín hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu hụt trầm trọng Omega-6 hay các axit béo thiết yếu. Bạn có thể khắc phục chứng khô tay bằng cách mang theo một chai nhỏ kem dưỡng da hoặc kem dưỡng ẩm để thoa. Bổ sung thêm đậu phụ và quả óc chó vào bữa ăn cũng là một biện pháp hữu hiệu để điều trị.
Trong nhiều trường hợp thì lòng bàn tay đỏ là dấu hiệu của các bệnh về gan như xơ gan, bệnh Hemochromatosis và bệnh Wilson. Ảnh minh họa: Internet
Nhiều chuyên gia cho biết, móng tay bỗng dưng có màu xanh là dấu hiệu của việc ngón tay không được nhận đủ máu chứa oxy. Có thể là do quá trình lưu thông máu ở tay của bạn không tốt, hoặc phổi không bơm đủ oxy vào máu để cung cấp cho toàn bộ cơ thể, từ đó gây ra hiện tượng móng tay có màu xanh. Nghiêm trọng hơn, đây cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh phổi hoặc bệnh tim mà bạn không nên chủ quan xem thường.
Tê bì bàn tay
Ngoài các triệu chứng như trên thì hiện tượng tê bì bàn tay cũng có thể cảnh báo rất nhiều bệnh nguy hiểm như tiểu đường, thoái hóa đốt sống cổ, thiếu máu não cục bộ… thậm chí còn gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu não. Trong đó, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các tổn thương dây thần kinh ngoại biên, từ đó kéo theo hiện tượng tê bì đôi bàn tay.
Ngón tay có u cục
Nếu ngón tay trông giống như một cái dùi cui hoặc một cái dùi trống, móng tay và ngón tay nổi các cục u như củ hành thì thường là do cơ thể bị thiếu hụt oxy. Ngoài ra, theo Richard Russell (bác sĩ tư vấn hô hấp nổi tiếng người Anh) còn cho biết, đó có thể là triệu chứng của một căn bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư phổi hoặc bệnh tim. Thế nên khi có dấu hiệu bất thường này trên ngón tay, bạn hãy đến bệnh viện khám để được các bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất.
Có một số lý do khiến cho lòng bàn tay đổ mồ hôi như: người nhiều mồ hôi, stress, tuyến giáp làm việc quá sức… Nhưng theo bác sĩ phẫu thuật Wendy Denning của tổ chức The Health Doctors tại London chia sẻ rằng: “Lòng bàn tay ra mồ hôi có thể là một dấu hiệu của những thay đổi nghiêm trọng đang xảy ra trong cơ thể”. Ảnh minh họa: Internet
Ngón tay cứng, khó duỗi thẳng hay gập lại
Nếu một sáng thức dậy, ngón tay bạn chợt cứng như đá, rất khó để duỗi thẳng ra hay gập lại bình thường thì phải lưu ý ngay. Bởi đây là dấu hiệu của hội chứng “ngón tay bật/ngón tay lò xo” – là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh đau nhức tay ở người lớn. Hội chứng này có thể làm cản trở chuyển động của ngón tay và khiến bạn khó duỗi hoặc gập ngón tay lại.
Video đang HOT
Hội chứng ngón tay lò xảy ra khi phần gân ngón tay bị viêm, và phụ nữ thường dễ mắc bệnh hơn đàn ông. Nó rất phổ biến với những người làm các công việc thường xuyên cầm nắm mỗi ngày. Những người mắc bệnh về tuyến giáp hay tiểu đường cũng có nguy cơ bùng phát hội chứng này cao hơn.
Tay lạnh
Thỉnh thoảng ai cũng có những lúc lạnh tay hoặc chân, nhất là vào thời tiết lạnh. Tuy nhiên nếu tay chân bạn luôn bị lạnh dù đang ở nhiệt độ ấm thì hãy cẩn thận. Bởi đó là dấu hiệu của hội chứng Raynaud – tình trạng bệnh lý co thắt các mạch máu ngoại vi khi gặp lạnh hoặc các tình huống căng thẳng, giảm lưu lượng máu đến cung cấp cho các mô và tế bào.
Lòng bàn tay đỏ
Thông thường, khu vực rìa ngoài lòng bàn tay cũng có màu đỏ, nhưng lí do khiến cho lòng bàn tay cũng có màu đỏ là do có sự thay đổi trong sự cân bằng nội tiết tố gây giãn mạch máu. Viêm khớp dạng thấp cũng có thể là một lý do khiến lòng bàn tay có màu đỏ.
Ngoài ra, theo giải thích của nhóm các bác sĩ trên trang Medicalnewstoday thì lòng bàn tay có màu đỏ (hoặc nổi vết ban đỏ) cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về gan, đặc biệt đúng với những người từ tuổi 50 trở lên. Nếu phát hiện những vùng màu đỏ trên tay, tốt nhất chúng ta nên đến bệnh viện để được các bác sĩ tư vấn và tìm ra lý do thực sự. Cùng với đó, hãy cố gắng có chế độ ăn uống lành mạnh và giảm đồ uống có hàm lượng cồn cao.
Nếu một sáng thức dậy, ngón tay bạn chợt cứng như đá, rất khó để duỗi thẳng ra hay gập lại bình thường thì phải lưu ý ngay. Bởi đây là dấu hiệu của hội chứng “ngón tay bật/ngón tay lò xo” – là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh đau nhức tay ở người lớn. Ảnh minh họa: Internet
Tay run rẩy
Hãy hạn chế uống cà phê và rượu mạnh vì những đồ uống này cũng có thể gây ra run rẩy tay chân. Các lý do khác như lo âu và căng thẳng quá mức cũng có thể khiến run tay. Tuy nhiên, nếu chứng run tay xảy ra bất thường mà không rõ nguyên nhân và khó kiểm soát thì rất có thể là dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh Parkinson. Bệnh này có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây ra các rối loạn cử động cơ của cơ thể. Vậy nên, bạn cần đi khám ngay khi thấy có hiện tượng run tay bất thường.
Sưng ngón tay
Nếu bạn ăn quá nhiều muối thì tình trạng sưng ngón tay có thể xảy ra. Việc ăn nhiều muối khiến thận khó lọc máu hơn và đẩy ra một vài chất lỏng không mong muốn. Lâu dần khiến chúng tích tụ ở một vài bộ phận cơ thể, trong đó có bàn tay.
Khi chất lỏng bị tích tụ, tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Sau đó làm tăng huyết áp, từ đó gây thêm áp lực lên thận và giảm khả năng lọc máu. Hãy hạn chế muối trong chế độ ăn uống của bạn để tránh khỏi chứng này.
Lòng bàn tay ướt đẫm mồ hôi
Có một số lý do khiến cho lòng bàn tay đổ mồ hôi như: người nhiều mồ hôi, stress, tuyến giáp làm việc quá sức… Nhưng theo bác sĩ phẫu thuật Wendy Denning của tổ chức The Health Doctors tại London chia sẻ rằng: “Lòng bàn tay ra mồ hôi có thể là một dấu hiệu của những thay đổi nghiêm trọng đang xảy ra trong cơ thể”.
Hãy cố gắng hạn chế uống rượu và học cách kiểm soát mức độ căng thẳng (thiền, tập hít vào – thở ra) mà nếu không thấy có hiệu quả thì bạn nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
10 biểu hiện bất thường trên tay đang ngầm "tố cáo" hàng loạt vấn đề sức khỏe mà bạn không ngờ đến
Theo các chuyên gia, nếu trên bàn tay xuất hiện 10 dấu hiệu bất thường dưới đây thì bạn chớ vội chủ quan, hãy đi khám gấp để phòng tránh bệnh.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, bàn tay là một trong những bộ phận đầu tiên bị lão hóa trên cơ thể con người. Bởi vậy, khi cơ thể suy yếu thì ngay lập tức nó sẽ phát ra "tín hiệu" báo động.
Theo các chuyên gia, nếu trên bàn tay xuất hiện 10 dấu hiệu bất thường dưới đây thì bạn chớ vội chủ quan, hãy đi khám gấp để phòng tránh bệnh.
1. Tay khô: Thiếu hụt Omega-6 hay các axit béo
Tình trạng tay khô sẽ diễn ra thường xuyên hơn khi tiết trời chuyển đông, do các mô da của bàn tay trở nên khô bởi thời tiết đã hút mất độ ẩm của da. Nếu bạn là người thường xuyên làm việc trong bệnh viện, nhà hàng hoặc bất cứ công việc nào phải rửa tay liên tục thì tình trạng này cũng góp phần làm khô tay. Do mỗi lần rửa tay thì vô tình cũng rửa trôi mất lớp dầu cung cấp độ ẩm tự nhiên cho cơ thể.
Hơn thế nữa, khô tay cũng là tín hiệu cho thấy cơ thể đang bị thiếu hụt trầm trọng Omega-6 hay các axit béo thiết yếu. Bạn có thể khắc phục chứng khô tay bằng cách mang theo một chai nhỏ kem dưỡng da hoặc kem dưỡng ẩm để thoa. Bổ sung thêm đậu phụ và quả óc chó vào bữa ăn cũng là một biện pháp hữu hiệu để điều trị.
2. Ngón tay cứng, khó duỗi thẳng hay gập lại: Hội chứng "ngón tay bật/ngón tay lò xo"
Nếu một sáng thức dậy, ngón tay bạn chợt cứng như đá, rất khó để duỗi thẳng ra hay gập lại bình thường thì phải lưu ý ngay. Bởi đây là dấu hiệu của hội chứng "ngón tay bật/ngón tay lò xo" - là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh đau nhức tay ở người lớn. Hội chứng này có thể làm cản trở chuyển động của ngón tay và khiến bạn khó duỗi hoặc gập ngón tay lại.
Hội chứng ngón tay lò xảy ra khi phần gân ngón tay bị viêm, và phụ nữ thường dễ mắc bệnh hơn đàn ông. Nó rất phổ biến với những người làm các công việc thường xuyên cầm nắm mỗi ngày. Những người mắc bệnh về tuyến giáp hay tiểu đường cũng có nguy cơ bùng phát hội chứng này cao hơn.
3. Tay lạnh: Hội chứng Raynaud
Thỉnh thoảng ai cũng có những lúc lạnh tay hoặc chân, nhất là vào thời tiết lạnh. Tuy nhiên nếu tay chân bạn luôn bị lạnh dù đang ở nhiệt độ ấm thì hãy cẩn thận. Bởi đó là dấu hiệu của hội chứng Raynaud - tình trạng bệnh lý co thắt các mạch máu ngoại vi khi gặp lạnh hoặc các tình huống căng thẳng, giảm lưu lượng máu đến cung cấp cho các mô và tế bào.
Có hai loại Raynaud phổ biến là nguyên phát do bẩm sinh, còn lại là thứ phát - có thể là triệu chứng của một số bệnh khác và thường có biểu hiện nặng hơn. Raynaud thường xảy ra ở nhóm người lớn tuổi.
4 . Đau tay: Bệnh thần kinh ngoại biên (PN)
Một số người thường bị tê tay hoặc có cảm giác như kim chích sau khi thức dậy do áp lực lên dây thần kinh và chỉ bị tạm thời. Tuy nhiên, nếu kèm theo ngứa và đau thì đó là dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại biên (PN).
Ước tính rằng có hơn 20 triệu người Mỹ đã mắc bệnh này. Nguyên do đến từ nhiều yếu tố kết hợp lại và có các thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu cho đến mắc bệnh tiểu đường.
5. Bắt tay yếu: Bệnh tim
Cái bắt tay chặt rất quan trọng trong giới kinh doanh, bởi đó là dấu hiệu của việc hai bên đã đạt được thỏa thuận mong muốn. Nhưng trong giới y học, bắt tay yếu là tín hiệu phản ánh một trái tim không mấy khỏe mạnh.
Theo một đánh giá năm 2016, tay càng yếu thì nguy cơ mắc bệnh tim cũng cao hơn. Hiện nay có một số nhà nghiên cứu đang đề nghị sử dụng sức mạnh nắm tay để đo nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ chính xác hơn.
6. Tay run rẩy: Bệnh Parkinson
Tay có chút run nhẹ thật sự không phải là vấn đề lớn, bởi bản chất mỗi người đều có một chút run rẩy trong tay được gọi là run sinh lý. Nếu bị run mạnh hơn thì có lẽ do bạn đã uống một vài loại thuốc, uống quá nhiều cà phê hoặc thức khuya.
Nhưng cũng có những cơn run liên quan đến các loại bệnh tật như Parkinson - là một rối loạn thoái hóa của hệ thần kinh trung ương gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ của bệnh nhân. Nếu bạn thấy bàn tay của mình run liên tục, cảm giác như có một viên thuốc nhỏ lăn giữa ngón tay cái và ngón trỏ thì đó là dấu hiệu của bệnh Parkinson sớm.
7. Móng tay yếu, dễ bị nứt: Thiếu kẽm trầm trọng
Móng tay yếu và dễ bị nứt có thể là tình trạng cơ thể đang thiếu kẽm trầm trọng. Kẽm không chỉ giúp bạn phát triển móng tay khỏe mạnh, mà còn tăng cường hệ miễn dịch. Hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm như các loại hạt, sữa chua hay các loại ốc sò cũng là sự lựa chọn tuyệt vời.
8. Lòng bàn tay đỏ: Bệnh về gan
Theo bói toán thì lòng bàn tay đỏ là một dấu hiệu cho thấy cuộc sống sau này sẽ sung túc, giàu sang. Nhưng theo y học thì nó được gọi là ban đỏ lòng bàn tay và nó vô hại. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì nó là dấu hiệu của các bệnh về gan như xơ gan, bệnh Hemochromatosis và bệnh Wilson.
9. Sưng ngón tay: Cơ thể đang quá nhiều muối
Nếu bạn ăn quá nhiều muối thì tình trạng sưng ngón tay có thể xảy ra. Việc ăn nhiều muối khiến thận khó lọc máu hơn và đẩy ra một vài chất lỏng không mong muốn. Lâu dần khiến chúng tích tụ ở một vài bộ phận cơ thể, trong đó có bàn tay.
Khi chất lỏng bị tích tụ, tim của bạn phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể. Sau đó làm tăng huyết áp, từ đó gây thêm áp lực lên thận và giảm khả năng lọc máu. Hãy hạn chế muối trong chế độ ăn uống của bạn để tránh khỏi chứng này.
10. Ngón tay bị phồng to lên: Sức khỏe thực sự không ổn
2000 năm trước, các bác sĩ Hy Lạp cổ đại đã gọi tình trạng này là ngón tay Hippocrates. Lý do chính xác vì sao các đầu ngón tay trở nên to ra đến mức như dùi cui trống, nhưng nó cũng là bằng chứng cho thấy sức khỏe của bạn thật sự không ổn.
Một số bệnh được biết như ức chế oxy đến ngón tay và ngón chân, khiến cho các mô dưới móng dày lên, làm móng bị phồng to ra. Nó cũng là dấu hiệu của bệnh phổi, xơ nang, giãn phế quản và thậm chí là ung thư phổi.
Theo Theepochtimes/afamily
Thói quen trong quan hệ khiến cô gái 24 tuổi bị nhồi máu não Với sự gia tăng tuổi tác và hình thành thói quen xấu, trong mạch máu sẽ ngày càng xuất hiện nhiều "rác", dần dần khiến mạch máu bị tắc nghẽn và rất dễ gây nhồi máu não. Một ngày vào đêm khuya, Tiểu Lê (Hà Nam, Trung Quốc), 24 tuổi được đưa vào bệnh viện bằng xe cấp cứu. Bác sĩ phát hiện...