Tây Ban Nha: Phát hiện gây sốc về người cổ đại ở Hang Dơi
Các báu vật mang về từ Hang Dơi ở ngoại ô TP Granada miền Nam Tây Ban Nha đã tiết lộ về trình độ đáng kinh ngạc của những người săn bắt hái lượm 9.500 năm trước.
Các nhà khảo cổ đã sử dụng phương pháp định tuổi thông qua đồng vị carbon phóng xạ để xem xét một bộ sưu tập được những người thợ mỏ mang về từ hang động Cueva de los Murcíelagos, còn có tên là “Hang Dơi” từ đầu thế kỷ XIX. Kết quả gây sốc.
Kết cấu cực kỳ phức tạp của những món đồ được tạo ra từ 9.500 năm trước – Ảnh: MUTERMUR Project
Từ lâu, 76 hiện vật làm từ những vật liệu hữu cơ như gỗ, sậy và cỏ esparto bản địa ở Tây Ban Nha đã gây thú vị vì thể hiện trình độ thủ công cao, dù người ta ước tính chúng đã vài ngàn năm tuổi. Bộ sưu tập được cất giữ trong Bảo tàng Khảo cổ quốc gia ở Madrid.
Ý tưởng thử dùng các phương pháp hiện đại để kiểm tra một lần nữa những thứ đã được kiểm tra, phân loại từ thế kỷ XIX đã nâng cao giá trị của chúng lên một cách bất ngờ, khi tiết lộ những chiếc giỏ được đan lát công phu đã… 9.500 năm tuổi.
Trong khi đó, một đôi dép cỏ được xác định đã 6.200 năm tuổi.
Những chiếc giỏ trong Hang Dơi đẹp hoàn hảo như đồ vật của người hiện đại – Ảnh: MUTERMUR Project
Theo Live Science, với niên đại được xác định, đôi dép đã trở thành loại giày dép cổ xưa nhất từng được khai quật ở Nam Âu, trong khi những chiếc giỏ trở thành bằng chứng trực tiếp lâu đời nhất về kỹ thuật đan lát của những người săn bắt hái lượm thời đại đồ đá giữa.
Trước đây người ta tin rằng mãi đến thời đại đồ đá mới rất lâu sau đó, kỹ thuật đan giỏ mới được phát triển.
Theo tác giả chính Francisco Martinez-Sevilla từ Đại học Alaca (Tây Ban Nha), kết cấu của những chiếc giỏ rất phức tạp, thậm chí một số cái còn kết hợp các kết cấu trang trí hình học công phu bằng sợi nhuộm hoặc tóc người. Một số chiếc giỏ còn được kết quai da dùng để treo.
Phát hiện đáng kinh ngạc này cho thấy nghề thủ công của con người có thể đã đạt đến một trình độ rất cao sớm hơn chúng ta tưởng tượng rất nhiều, ít nhất là ở Nam Âu.
Các hiện vật được bảo quản trong trạng thái cực kỳ tốt, có thể do độ ẩm gần bằng 0 trong Hang Dơi, do đó hứa hẹn vén màn thêm nhiều bí ẩn thú vị khi các nhà khoa học tiếp tục xem xét chúng bằng các kỹ thuật hiện đại.
Những truyền thống bất thường về nụ hôn của một số quốc gia trên thế giới
Ở những quốc gia thậm chí người lạ còn hôn nhau và có quốc gia cấm hôn nơi công cộng? Còn nhiều điều thú vị và bất thường sẽ được giới thiệu dưới đây:
Hãy cùng khám phá những truyền thống thú vị của các quốc gia khác nhau liên quan đến việc thể hiện cảm xúc.
Tây Ban Nha
Đây là một trong số ít quốc gia mà ngay cả những người xa lạ cũng hôn nhau khi họ gặp nhau. Nghi lễ mà ở quốc gia miền nam này gọi là dos besos ("hai nụ hôn"), thực chất là những một cái chạm vào má, kèm theo âm thanh của nụ hôn.
Thông thường, người Tây Ban Nha trước tiên chạm má phải vào nhau, và sau đó là má trái. Đây là cách họ chào hỏi ngay cả những người lạ. Nếu cách chào hỏi như vậy là không thể chấp nhận được đối với bạn, hãy bắt tay hoặc vẫy tay khi gặp mặt. Người Tây Ban Nha tôn trọng không gian cá nhân của người khác.
Italy
Người Italy không giống như người Tây Ban Nha, ngược lại, họ chỉ hôn với những người bạn tốt. Nam giới thường trao nhau nụ hôn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng phong tục hôn là di sản của Đế chế Greco-La Mã cổ đại, cũng như truyền thống niêm phong một thỏa thuận bằng một nụ hôn.
Ở Italy thời kỳ Phục hưng, nụ hôn rất phổ biến tại lễ hội hóa trang. Dưới lớp hóa trang cho phép mọi người trao nhau những nụ hôn nồng cháy, nhưng vào nửa đêm, tất cả các cặp đôi đều cởi bỏ mặt nạ và hôn nhau ở nơi công cộng. Người Italy tin rằng những nụ hôn bảo vệ khỏi những rắc rối và bất hạnh.
Scotland
Đất nước này có một truyền thống thú vị - đón giao thừa bằng lễ rước đuốc và trình diễn lửa. Nhưng với nụ hôn thì sao? Theo truyền thống của Scotland, lễ đón giao thừa nên tập hợp bạn bè và cả những người xa lạ.
Vì vậy, tất cả mọi người có mặt đều hôn tất cả những người bên cạnh mình. Tại một không gian như vậy, những người cô đơn không bao giờ cảm thấy thừa, không giống như các sự kiện năm mới ở hầu hết các quốc gia khác, nơi mà hôn vào những dịp đặc biệt thường là dành cho người thân yêu.
Ai Cập
Ở Ai Cập, việc thể hiện tình cảm nơi công cộng một cách lãng mạn được coi là điều cấm kỵ. Cảnh sát thậm chí có thể yêu cầu một cặp đôi đang ôm hôn nhau giấy chứng nhận kết hôn. Và đối với những nụ hôn nơi công cộng, những người yêu nhau phải đối mặt với một khoản tiền phạt và thậm chí là bị giam.
Tuy nhiên, những người đàn ông quen biết nhau hãy hôn nhau 3 lần khi họ gặp nhau và ôm nhau như một dấu hiệu của sự tôn trọng.
New Zealand
Một trong những phong tục hôn đẹp nhất trên thế giới được gọi là hongi. Đây là cách chào đặc biệt của bộ tộc Maori ở New Zealand, trong đó mọi người chạm trán và mũi. Những lời chào tương tự bằng mũi tồn tại giữa các dân tộc khác như giữa những người Eskimo và giữa các dân tộc bản địa ở lưu vực Thái Bình Dương.
Sự thật hãi hùng ngọn núi 'ăn thịt' khiến 8 triệu người mất mạng Nằm gần thành phố Potosí của Bolivia, Cerro Rico được biết đến là ngọn núi 'ăn thịt người'. Nguyên do là bởi khoảng 8 triệu người bỏ mạng tại ngọn núi này. Ngọn núi Cerro Rico cao gần 4.800m nằm gần thành phố Potosí của Bolivia. Nơi đây còn được biết đến với tên gọi ngọn núi "ăn thịt người. Tên gọi trên...