Tây Ban Nha hoãn đấu giá băng tần 5G do dịch Covid-19
Tây Ban Nha cho biết sẽ tạm hoãn một phiên đấu giá phổ tần 5G mà họ đã lên kế hoạch trước đó do lo ngại sự bùng phát của virus Corona chủng mới.
Ericsson và Vodafone đang nỗ lực triển khai mạng 5G ở Tây Ban Nha
Là một phần của nỗ lực trên toàn châu Âu để tăng tốc độ phát triển của internet và mở rộng vùng phủ sóng 5G, Tây Ban Nha đã giải phóng không gian nằm trong dải tần 700 MHz cho các nhà mạng bằng cách chuyển từ truyền hình analog sang truyền hình kỹ thuật số mặt đất dự kiến hoàn thành vào ngày 30.6 tới.
Theo Reuters, tình huống mới buộc chính quyền Tây Ban Nha chia sẻ với Ủy ban châu Âu rằng họ sẽ phải thiết lập một thời hạn mới cho băng tần 700 MHz tùy thuộc vào ngày dỡ bỏ các biện pháp khẩn cấp nhằm đối phó với dịch bệnh Covid-19. Trước Tây Ban Nha, Áo cũng đã hoãn một cuộc đấu giá 5G vào tuần trước và CEO của tập đoàn Iliad (Pháp) cho biết sắp tới kế hoạch 5G ở Pháp cũng có thể gặp phải số phận tương tự.
Bên cạnh Ý, Tây Ban Nha là một trong các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19 với hơn 87.000 người bị nhiễm và hơn 7.700 ca tử vong, khiến chính phủ nước này phải ra lệnh phong tỏa toàn bộ đất nước và tạm thời ngừng mọi hoạt động không cần thiết để tập trung chống dịch.
Hữu Thắng
MWC 2020 bị hủy: Các nhà sản xuất phải xoay sở ra sao?
Sau khi một loạt các tên tuổi lớn như LG, Sony, Nokia, Ericsson và Vivo đều tuyên bố rút lui thì mới đây, ban tổ chức GSMA đã thông báo hủy bỏ triển lãm MWC 2020.
Video đang HOT
Theo Android Authority, đây là lần đầu tiên trong lịch sử ba thập kỷ tổ chức, MWC bị hủy bỏ do lo ngại sự bùng phát của virus corona ở Barcelona (Tây Ban Nha). Hội nghị di động toàn cầu MWC từ lâu đã được xem là một sự kiện quan trọng của giới công nghệ. Chính vì thế, khi nó bị hủy bỏ, các nhà sản xuất sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, cũng như đối với người tiêu dùng yêu thích công nghệ và toàn bộ ngành công nghiệp di động nói chung. Vậy, sức ảnh hưởng của việc hủy bỏ MWC 2020 ra sao? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây:
Điều gì sẽ xảy ra đối với các sự kiện ra mắt đã được dự tính trước đó?
Dự kiến, một số công ty sẽ cho ra mắt sản phẩm mới tại triển lãm, diễn ra từ ngày 24 đến 27/2. Trong đó bao gồm Huawei Mate XS, Xiaomi Mi 10, TLC 10 Series, Motorola Edge thế hệ mới và Realme X50 Pro 5G.
Không biết liệu quyết định hủy bỏ MWC năm nay có làm ảnh hưởng đến kế hoạch ra mắt sản phẩm mới của các hãng hay không. Nhưng đã có một nhà sản xuất lớn cho biết, họ vẫn sẽ tổ chức sự kiện của mình ở Barcelona, với đầy đủ các bên truyền thông tham gia.
Trước khi chương trình bị thông báo hủy bỏ, Huawei và Xiaomi vẫn cho biết họ sẽ tiếp tục tham gia với nhiều dự định phía trước, bao gồm tổ chức họp báo và gian hàng tham quan. Trong khi đó, TCL cho biết đã hủy bỏ mọi buổi lễ ra mắt, nhưng vẫn giữ lại các quầy trưng bày sản phẩm.
Nhiều khả năng, một số công ty sẽ thay việc tổ chức trực tiếp bằng các thông cáo báo chí hay ra mắt trực tuyến. Sony, nhà sản xuất đã tuyên bố rút lui trước khi MWC 2020 bị hủy bỏ cho biết, hãng sẽ thay thế bằng việc phát trực tiếp sự kiện công bố sản phẩm mới cho người hâm mộ.
Một số khác có thể trì hoãn việc ra mắt và tổ chức trong vài ngày sau đó. Tuy nhiên, mối lo ngại về virus corona có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng liền nên khả năng trên là khó có thể xảy ra. Vì vậy hãy cùng chờ xem trong 48 giờ tới, có nhà sản xuất nào đưa ra bất kỳ động thái mới hay không.
Ảnh hưởng đôi chút đến người dùng
Thông thường, lễ ra mắt sản phẩm mới chỉ được xem là hình thức và là cơ hội để các nhà sản xuất phô diễn những công nghệ mình có đến với truyền thông, công chúng. Với tất cả sự phấn khích và hào nhoáng, việc tổ chức sự kiện ra mắt được xem là không quá trọng và cần thiết trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay.
Nhưng nếu bạn đang đón chờ từng ngày cho sự ra mắt của một sản phẩm nào đó, thì có lẽ việc MWC 2020 bị hủy bỏ đã phần nào làm ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Nhưng hãy yên tâm vì các nhà sản xuất vẫn sẽ cố gắng để mang đến những chiến dịch quảng bá "đỉnh cao" cho chiếc smartphone của mình và chiêu dụ người dùng.
Vậy còn ngành công nghiệp di động thì sao?
Các sản phẩm dự kiến ra mắt tại MWC 2020 và được nhiều người mong đợi chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm. Như bao triển lãm thương mại khác, giá trị thực của MWC là sự quy tụ của hơn 100.000 chuyên gia trong ngành di động, bao gồm rất nhiều giám đốc điều hành cấp cao đến từ khắp nơi trên thế giới. Trong khuôn khổ sự kiện, mục đích chính của họ là cùng nhau thỏa thuận, gặp gỡ đối tác, tìm nhà cung cấp và phân phối, hay chỉ đơn giản là nói chuyện kinh doanh cùng nhau.
Tầm quan trọng của sự kết nối giữa nhiều công ty với nhau tại sự kiện MWC không thể diễn tả bằng định lượng, cũng như không thể nói sai lệch. Bên cạnh nhiều cơ hội hợp tác bị bỏ lỡ, việc hủy bỏ triển lãm sẽ tác động trực tiếp đến các công ty, cụ thể đây là tác động tiền tệ. Lấy ví dụ, MWC 2020 có thể ước tính tạo ra 500 triệu EUR sản lượng kinh tế và hơn 14.000 lao động tạm thời.
Các công ty có thể chi đến hàng triệu đô la để tổ chức các sự kiện, thiết kế gian hàng, điều động đội ngũ nhân viên từ khắp nơi. Chính vì thế, việc MWC 2020 bị hủy bỏ đã khiến phần chi phí tổ chức ấy "mất trắng".
Đối với những ông lớn, những con số ấy chỉ là một phần trong chi phí kinh doanh. Nhưng sự thiếu vắng MWC dường như đã đánh một đòn mạnh lên các doanh nghiệp công nghệ vừa và nhỏ, khi đã tiêu một khoản tiền lớn cho việc sắp xếp chi phí tham gia, chỗ ngủ nghỉ và du lịch.
Việc hủy bỏ MWC chắc chắn sẽ gây "tác động lạnh" đến với ngành công nghiệp di động toàn cầu. Cụ thể hơn, sự bùng phát của virus corona có thể gây nguy cơ trì hoãn các dự án và sản phẩm mới, làm lỡ mất các thỏa thuận tiềm năng và khiến các công ty hoạt động kinh doanh khó khăn hơn.
Trong đó, các công ty vừa và nhỏ sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất, trở nên thiếu hụt các nguồn lực cần thiết, cũng như gặp khó khăn trong việc điều nhân viên đi khắp thế giới để gặp gỡ các đối tác.
Ngay cả với những tác động tiêu cực trên, việc hủy bỏ MWC 2020 có ảnh hưởng mạnh mẽ, lâu dài đến ngành công nghiệp di động hay không? Câu trả lời là không. Có thể, các công ty sẽ tìm cách xoay sở, thích nghi với tình hình hiện tại và tìm cách tiến lên. Mặc dù MWC là một sự kiện lớn, nhưng suy cho cùng, nó vẫn chỉ là một triển lãm công nghệ mà thôi.
Barcelona, truyền thông, và MWC 2021
Tất nhiên, ngành công nghiệp di động vẫn sẽ phát triển mà không có MWC 2020. Tuy nhiên, từ hàng ngàn nhân viên của đơn vị tổ chức GSMA, trung tâm hội nghị Fira, các nhân viên tiếp thị và chuyên gia PR, đến các công nhân, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn và du lịch ở Barcelona sẽ là những người ảnh hưởng trực tiếp.
Thành phố Barcelona và khu vực Catalonia có thể chịu ảnh hưởng nặng nề khi mà những cư dân hoạt động nhờ du lịch sẽ thất thu hàng trăm triệu Euro. Mọi năm, có rất nhiều người dân nơi đây hoạt động bằng nhiều hình thức để phục vụ cho các khách tham quan tham dự MWC.
Mà đa phần những người tham dự đều là các bên truyền thông. Sự kiện MWC đã thu hút hàng nghìn nhà báo, blogger và các chuyên gia truyền thông về tham dự. Cũng tương tự như Android Authority, sẽ có rất nhiều tờ báo khác xuất hiện trong sự kiện này.
Được biết, để có thể đi đến quyết định hủy bỏ, ban tổ chức MWC - GSMA và chính quyền ở Barcelona, Catalonia đã có những căng thẳng nhất định. Chắc chắn, một số công ty sẽ không hài lòng với quyết định này. Tuy nhiên về phần mình, GSMA cho biết vẫn sẽ giữ mối quan hệ hợp tác với chính quyền nơi đây để tổ chức MWC 2021 và các sự kiện lớn trong tương lai.
Theo VN Review
Dịch Covid-19: Sau Trung Quốc, Apple đóng cửa tất cả các cửa hàng bán lẻ tại Tây Ban Nha Apple mới đây đã ra lệnh đóng cửa vô thời hạn tất cả 11 cửa hàng bán lẻ tại Tây Ban Nha trong bối cảnh dịch virus Corona ngày càng lan rộng. Cùng ngày, chính phủ Tây Ban Nha tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Các biện pháp vệ sinh phòng dịch và cách ly đã được áp dụng tại Apple...