Tàu vũ trụ NASA tìm thấy siêu núi lửa mới của hệ Mặt Trời
Thiết bị JunoCam trên tàu vũ trụ Juno của NASA đã tìm ra sự thật về đốm đen khổng lồ xuất hiện trên “hỏa ngục” của hệ Mặt Trời.
Theo Sci-News, hình ảnh mới mà tàu vũ trụ Juno gửi về Trái Đất cho thấy một vùng tối màu rộng lớn nơi mặt trăng Io của Sao Mộc, được xác định là nhiều luồng dung nham và trầm tích núi lửa bao phủ một khu vực rộng khoảng 180×180 km.
Hình ảnh mới (trái) cho thấy một siêu núi lửa mới xuất hiện và hình ảnh hồng ngoại trước đó cho thấy vô số núi lửa đang cùng lúc phun trào ở Io – Ảnh: NASA
Io là một trong những vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc, lớn hơn vệ tinh mang tên Mặt Trăng của Trái Đất một chút.
Nó được phát hiện vào đầu thế kỷ XVII bởi nhà thiên văn học lừng danh Galileo Galilei cùng với 3 mặt trăng Sao Mộc khác là Ganymede, Calisto, Europa, tạo thành nhóm 4 “mặt trăng Galilean”.
Io là thiên thể có hoạt động núi lửa khủng khiếp nhất Thái Dương hệ với khoảng trên 400 ngọn núi lửa đang hoạt động.
Video đang HOT
Hoạt động núi lửa quá mạnh của Io là kết quả của nhiệt thủy triều do ma sát sinh ra bên trong vệ tinh này khi nó bị kéo giữa Sao Mộc và các vệ tinh lân cận là Europa và Ganymede.
Ngọn núi lửa mới được phát hiện nằm ngay phía Nam đường xích đạo của Io.
Nó xuất hiện ở khu vực mà những hình ảnh được chụp trong sứ mệnh Galileo của NASA năm 1997 chỉ là một vùng trống trải, do vậy các nhà khoa học kết luận đó phải là một siêu núi lửa mới.
Phían Đông của ngọn núi lửa mới có màu đỏ khuếch tán từ lưu huỳnh được núi lửa phun ra ngoài không gian và rơi trở lại bề mặt Io.
Ở phía Tây, hai dòng dung nham đen đã phun trào, mỗi dòng dài khoảng 100 km.
Tại điểm xa nhất của dòng chảy, nơi dung nham tụ lại, nhiệt độ đã khiến vật chất đóng băng trên bề mặt bốc hơi, tạo ra hai lớp trầm tích hình tròn màu xám chồng lên nhau.
Từ độ cao hơn 2.500 km, tàu vũ trụ Juno đã chụp rõ nét tổng cộng chín luồng khí liên quan đến các đặc điểm núi lửa đang hoạt động trên Io và cả những thay đổi khác, chẳng hạn như dòng dung nham mới và các trầm tích bề mặt khác.
Đây là một phát hiện thú vị đối với NASA bởi Io rất đặc biệt. Trong Thái Dương hệ, chỉ có mặt trăng này và Trái Đất là có hoạt động núi lửa mạnh mẽ được xác nhận trong thời điểm hiện tại.
Các hoạt động địa chất sôi động là một phần không thể thiếu để khiến một hành tinh có thể phát sinh và nuôi dưỡng được sự sống.
Tuy người ta không mong tìm thấy sự sống ở Io, một thế giới mà hoạt động địa chất đã trở nên quá đà và biến thành địa ngục, nhưng nó là “phòng thí nghiệm” đặc biệt để bổ sung cho các nghiên cứu về những thế giới xa xôi khác.
Bản đồ mới cho thấy núi lửa 'làm loạn' trên Mặt trăng bùng nổ nhất Hệ Mặt trời
Mặt trăng vệ tinh Io của sao Mộc được bao phủ bởi hàng trăm ngọn núi lửa đang hoạt động và giờ đây, các chuyên gia đã có bản đồ đầu tiên mô phỏng hiện tượng này.
Dù nhiều Mặt trăng vệ tinh trong Hệ Mặt trời có đặc điểm kỳ quặc, hấp dẫn khác nhau, nhưng khó có thể sánh ngang với thế giới núi lửa cực đoan của Mặt trăng Io, Sao Mộc. Nó là thế giới hỗn loạn có hoạt động núi lửa mạnh nhất trong Hệ Mặt trời.
Io là Mặt trăng vệ tinh nằm trong cùng trong bốn Mặt trăng lớn nhất của Sao Mộc. Io lớn hơn một chút so với Mặt trăng của Trái đất, có hoạt động núi lửa mạnh nhất trong Hệ Mặt trời, bùng nổ với các đám khói cao tới hơn 500 km so với bề mặt.
Vì là Mặt trăng vệ tinh gần nhất với hành tinh chủ khổng lồ, nên nó chịu tác động của lực hấp dẫn mạnh mẽ khi quay quanh Sao Mộc. Thành phần khoáng chất của Io liên tục bị lực hấp dẫn kéo và đẩy, tạo ra nhiệt ma sát sâu bên trong Mặt trăng, điều này làm cho nó có hoạt động núi lửa cực kỳ mạnh mẽ.
Hoạt động núi lửa diễn ra trên khắp Io có thể làm sáng tỏ nhiều cơ chế bí ẩn bên trong. Do dữ liệu nghèo nàn về các cực của vật thể nên đến nay các nhà khoa học vẫn thiếu một bản đồ đầy đủ mô tả hoạt động núi lửa, khiến họ khó có thể suy luận, điều nguyên nhân.
Io được bao phủ bởi hàng trăm ngọn núi lửa. Đây là thế giới có hoạt động núi lửa mạnh nhất trong Hệ Mặt trời. (Ảnh: Nature Astronomy/Creative Commons Attribution 4.0)
Trong nghiên cứu mới, các chuyên gia phân tích dữ liệu từ tàu vũ trụ Juno của NASA quay quanh Sao Mộc. Juno cũng đã bay ngang qua Io, thu thập các bản quét cận hồng ngoại ở các cực của Io, mang lại cái nhìn rõ nét về toàn bộ hoạt động trên Mặt trăng vệ tinh này.
Tác giả chính của công trình mới, Ashley Davies, nhà nghiên cứu núi lửa tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA tại Viện Công nghệ California, cho biết: " Đây là bước tiến lớn trong hiểu biết của chúng tôi về hoạt động núi lửa phức tạp trên Io".
Nhóm chuyên gia đã phát hiện 266 điểm nóng núi lửa đang hoạt động trên Io, tất cả được thể hiện trên bản đồ mới nhất. Số lượng núi lửa nằm rải rác trên các vùng cực cũng tương đương với các vùng còn lại trên Mặt trăng, nhưng núi lửa ở vùng cực phát ra năng lượng ít hơn một nửa so với các vùng còn lại.
Họ cũng phát hiện, các núi lửa ở cực bắc Io có năng lượng mạnh gấp đôi so với ở vùng cực nam. Nguyên nhân điều này vẫn chưa rõ ràng, nhưng có thể lớp vỏ địa chất ở cực Nam dày hơn lớp vỏ ở cực Bắc, khiến mắc ma khó nổi lên bề mặt và phun trào.
Ngoài ra, dựa trên các mô hình máy tính mô phỏng mặt trăng Sao Mộc, các chuyên gia cho rằng, Io có thể có một đại dương mắc ma khổng lồ nằm bên dưới bề mặt.
Con người chuẩn bị ngắm rõ dung nhan mặt trăng nhiều núi lửa nhất hệ Mặt trời Tàu vũ trụ Juno của NASA sẽ bay qua mặt trăng núi lửa Io của Sao Mộc vào hôm nay 16.5 (theo giờ Mỹ) và sau đó là bay qua hành tinh khí khổng lồ. Mặt trăng Io và sao Mộc Quãng đường bay ngang qua mặt trăng của sao Mộc lần này sẽ là lần bay sát bề mặt nhất cho đến...