Tàu vũ trụ Mỹ đã rơi, mất tích ở Thái Bình Dương
Tàu vũ trụ Peregrine trong sứ mệnh Mặt Trăng vừa thất bại của Mỹ đã rơi đến Trái Đất nhưng chưa rõ số phận vì vừa mất tích sáng 19-1 (giờ Việt Nam).
Theo thông báo vừa được cập nhật trên tài khoản X của Công ty Astrobotic – đơn vị điều hành tàu vũ trụ Peregrine – liên lạc đã bị gián đoạn kể từ 15 giờ 50 phút chiều 18-1 theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức 3 giờ 50 phút sáng 19-1 theo giờ Việt Nam.
Cho đến nay, Astrobotic vẫn chưa xác định được số phận con tàu, chỉ biết rằng nó rơi ngược về Trái Đất theo đúng con đường dự kiến, tiến vào bầu khí quyển phía trên vùng nước trống trải ở Nam Thái Bình Dương, theo Space.com.
Vụ phóng tàu vũ trụ Peregrine hôm 8-1 từ Trạm Lực lượng Không gian Cape Canaveral của Bộ tư lệnh Không gian – Không quân Mỹ – Ảnh: ASTROBOTIC
Công ty này vẫn đang chờ xác nhận độc lập từ các cơ quan chính phủ. Hiện chưa có báo cáo nào về một quả cầu lửa xâm nhập bầu trời hay mảnh vỡ lạ.
Peregrine là tàu đổ bộ Mặt Trăng, mang theo 5 gói thí nghiệm của NASA và một loạt hàng hóa khác từ 7 quốc gia, bao gồm tro cốt của một người.
Video đang HOT
Nó được kỳ vọng sẽ đánh dấu sự trở lại của nước Mỹ trên bề mặt Mặt Trăng sau hơn nửa thế kỷ, cũng như đánh dấu lần đầu tiên một tàu vũ trụ tư nhân hạ cánh thành công trên thiên thể này.
Tuy nhiên ngay sau khi phóng vài giờ, các nhà khoa học đã ghi nhận sự cố rò rỉ nhiên liệu ngay khi tàu vừa tách khỏi tên lửa đẩy.
Peregrine đã “loạng choạng” trong đường bay tiếp theo, mọi nỗ lực cứu vãn bất thành. Sau khi họp bàn với NASA, Astrobotic đã nghe theo khuyến nghị của cơ quan này, để tàu rơi ngược lại địa cầu một cách có kiểm soát.
Theo đó, con tàu sẽ được định hướng để tái nhập bầu khí quyển ở một khu vực an toàn là phía trên vùng biển trống trải ở Nam Thái Bình Dương, để nếu có mảnh vỡ nào sót lại thì cũng không gây nguy hiểm cho con người.
Tuy vậy, Peregrine là một tàu vũ trụ khá nhỏ nên dự kiến nó sẽ bị bốc cháy hoàn toàn do ma sát trong bầu khí quyển.
Peregrine cũng đã rơi ngược đúng theo kế hoạch dự kiến của Astrobotic, đó là vào ngày 18-1 theo giờ miền Đông nước Mỹ, tức trong khoảng thời gian từ 12 giờ trưa ngày 18-1 đến 12 giờ trưa 19-1 theo giờ Việt Nam.
Trong thời gian gần đây, các cơ quan vũ trụ từ các quốc gia đã tăng tốc chạy đua đổ bộ trên Mặt Trăng, trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ đã thành công.
Ngược lại, ngoài Mỹ ra còn có Israel, Nhật Bản, Nga gặp thất bại trong sứ mệnh, trong đó ba tàu của Israel – Nhật Bản – Nga đã đâm thẳng vào Mặt Trăng do gặp sự cố khi hạ cánh.
Nhật hoãn phóng tàu đổ bộ Mặt Trăng vì thời tiết xấu
Nỗ lực của Nhật Bản trong việc đưa phương tiện đổ bộ xuống Mặt Trăng đã không thể thực hiện do yếu tố thời tiết.
Nhật hoãn buổi phóng tàu đổ bộ Mặt Trăng tại Trung tâm Vũ trụ Tanegashima vì thời tiết xấu (Ảnh: JAXA).
Theo dự kiến, Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) sẽ phóng tàu đổ bộ Thông minh Điều tra Mặt Trăng (SLIM) lúc 7h26 sáng nay (28/8).
Buổi phóng được thực hiện tại Trung tâm Vũ trụ Tanegashima, một hòn đảo cách tỉnh Kyushu khoảng 40 km về phía nam.
Trong sứ mệnh này, JAXA sử dụng tên lửa H2-A do Nhật sản xuất, đưa tàu đổ bộ xuống vị trí được chỉ định trên Mặt Trăng là hố Shioli, có đường kính khoảng 0.27 km.
Ngoài ra, tên lửa cũng mang theo vệ tinh Quang phổ và Chụp ảnh Tia X (XRISM). Đây là vệ tinh do JAXA, NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cùng phát triển, được thiết kế để nghiên cứu quá trình vũ trụ tiến hóa.
Thiết kế của tàu đổ bộ Mặt Trăng SLIM (Ảnh: JAXA).
Tuy nhiên, sứ mệnh đã bị hoãn chỉ vài phút trước giờ phóng. Nguyên nhân được thông báo là do ảnh hưởng từ thời tiết xấu.
Sứ mệnh của Nhật Bản thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế trong bối cảnh vào tuần trước, một quốc gia châu Á khác là Ấn Độ đã thực hiện thành công sứ mệnh đổ bộ lịch sử lên cực nam của Mặt Trăng.
Theo dự kiến, JAXA sẽ tổ chức buổi phóng lại vào tuần sau.
Nếu thành công trong sứ mệnh này, Nhật sẽ trở thành quốc gia thứ 5 hạ cánh thành công phương tiện lên Mặt Trăng, bên cạnh Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, Ấn Độ.
Trước đó vào ngày 25/4, ispace - một công ty khởi nghiệp của Nhật - đã hạ cánh thất bại lên Mặt Trăng do tính toán sai độ cao, khiến tàu Hakuto-R hết nhiên liệu.
Nga phóng tàu thám hiểm Mặt trăng đầu tiên sau 47 năm Nga đã phóng tàu vũ trụ thám hiểm Mặt trăng đầu tiên sau 47 năm, trong nỗ lực trở thành cường quốc đầu tiên hạ cánh xuống cực nam của Mặt trăng. Tên lửa đưa tàu đổ bộ Mặt trăng Luna-25 được phóng lên từ sân bay vũ trụ Vostochny, Nga, ngày 11-8 - Ảnh: REUTERS Theo Hãng tin Reuters, tên lửa Soyuz...