Tàu vũ trụ bí ẩn của Trung Quốc đã quay về Trái Đất an toàn?
Đây có thể là nỗ lực của Trung Quốc để bắt kịp công nghệ tên lửa và tàu vũ trụ dùng được nhiều lần.
Ngày 4/9, Tân Hoa Xã đăng một bản tin ngắn cho biết Trung Quốc đã phóng thành công tên lửa Trường Chinh-2F, mang theo “tàu vũ trụ thử nghiệm tái sử dụng” từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền, tỉnh Cam Túc.
Bản tin của Tân Hoa Xã cho biết sau khi lên quỹ đạo, tàu vũ trụ của Trung Quốc sẽ ở trên không trung một thời gian trước khi quay trở lại Trái Đất.
Đến ngày 6/9, Tân Hoa Xã xác nhận tàu bay này đã “trở về thành công nơi đáp sau 2 ngày trên không gian”.
“Thử nghiệm thành công này là một bước đột phá trong nghiên cứu công nghệ tàu bay tái sử dụng của Trung Quốc, đem lại phương thức thuận tiện và tiết kiệm để tận dụng không gian một cách hòa bình”, bản tin này cho hay.
Tên lửa Trường Chinh-2F tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền vào tháng 3.
Theo Cnet, đây là một cuộc thử nghiệm rất bí mật của Trung Quốc. Không có một bức ảnh nào ghi lại quá trình phóng tàu vũ trụ, thậm chí thời gian phóng chính xác cũng không được đề cập.
Video đang HOT
Theo South China Morning Post, ảnh chụp một biên bản chính thức lan truyền trên mạng xã hội cho thấy nhân viên và những người tham quan địa điểm phóng tàu được yêu cầu không quay phim hay thảo luận trực tuyến về vụ phóng .
Văn bản cũng nói “mọi đơn vị cần tăng cường giáo dục về an ninh và quản lý nhân sự trong các nhiệm vụ để đảm bảo không rò rỉ bí mật”.
Một nguồn tin quân sự đã xác nhận tính xác thực của văn bản, cho biết: “Có rất nhiều điều đầu tiên trong vụ phóng này. Tàu vũ trụ là mới, phương thức phóng cũng khác. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần đảm bảo an ninh được tăng cường”.
“Sự bí mật này khiến nhiều người tin rằng đây không phải là dự án tàu không gian bình thường, mà có thể thuộc quân đội”, Jonathan McDowell, nhà khoa học vũ trụ tại Trung tâm thiên văn Harvard-Smithsonian nhận xét trong buổi thảo luận của Cơ quan không gian châu Âu (ESA).
Công ty Khoa học và Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc, đơn vị nhà nước chuyên nghiên cứu và phát triển các thiết bị vũ trụ đã công bố kế hoạch thử nghiệm tàu vũ trụ tái sử dụng được đã được công bố từ cuối năm 2017.
Với khả năng đưa người hoặc hàng hóa lên vũ trụ, sau đó trở lại Trái Đất và sử dụng cho các nhiệm vụ sau, các tên lửa và tàu vũ trụ tái sử dụng sẽ là phương án tiết kiệm hơn nhiều so với tàu vũ trụ truyền thống.
Các nhà khoa học vũ trụ cho rằng con tàu vừa được Trung Quốc phóng lên không trung có thể là một chiếc “máy bay vũ trụ”, tức là thiết bị vừa có thể bay ở trong bầu khí quyển như máy bay, lại vừa có thể làm các nhiệm vụ không gian. Thiết bị này bay tự động, không cần phi hành gia điều khiển, tương tự tàu vũ trụ Boeing X-37B được Không quân Mỹ và Lực lượng không gian Mỹ dùng trong nhiều năm qua.
“Trung Quốc đã thử nghiệm nhiều ý tưởng máy bay vũ trụ trong vài năm qua”, Andrew Jones, phóng viên chuyên quan sát các chương trình vũ trụ của Trung Quốc nhận định. Thông báo đăng trên Tân Hoa Xã cuối năm 2017 cũng khẳng định thiết bị mà Công ty Khoa học và công nghệ vũ trụ Trung Quốc đang nghiên cứu “có khả năng hạ cánh theo phương ngang”.
X-37B được thử nghiệm để phát triển “các công nghệ tàu vũ trụ có thể tái sử dụng cho tương lai của Mỹ trong không gian và tiến hành các thí nghiệm có thể được trả về để kiểm tra trên mặt đất”, theo website của Lực lượng Không gian Mỹ.
X-37B có chuyến bay lên quỹ đạo đầu tiên vào năm 2010 và lập kỷ lục 730 ngày ở trên quỹ đạo từ năm 2017 đến năm 2019.
Các tàu vũ trụ siêu thanh như X-37B có tiềm năng được sử dụng làm vũ khí có thể tiêu diệt vệ tinh, trạm vũ trụ, mục tiêu mặt đất hoặc tên lửa của đối phương và sẽ rất khó bị phát hiện hoặc đánh chặn.
Thiết bị tự hành NASA mang theo công cụ biến CO2 thành oxygen trên sao Hỏa
Thiết bị tự hành Perseverance của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã được phóng lên không gian vào ngày 30.7, mang theo nhiều công cụ tối tân đến sao Hỏa, trong đó có thiết bị như "cây xanh" trên Trái đất.
Thiết bị tự hành Perseverance dự kiến đáp xuống bề mặt sao Hỏa vào ngày 18.2.2021
Nhiều công cụ được Perseverance mang theo nhằm thử nghiệm để đặt nền tảng cho mục tiêu đưa con người thám hiểm sao Hỏa, theo trang Business Insider hôm 9.8.
Trong số này, ấn tượng nhất không phải là Ingenuity, trực thăng đầu tiên sẽ cất cánh trong bầu không khí loãng của hành tinh đỏ, mà là MOXIE: thiết bị chuyển hóa CO2 thành oxygen, dạng khí chỉ chiếm không đầy 0,2% trong khí quyển sao Hỏa.
Oxygen là một trong những thách thức khó giải quyết cho các sứ mệnh thám hiểm không gian. Dưỡng khí rất tốn không gian chứa, và nhiều khả năng các nhà phi hành gia không thể nào mang đủ oxygen đến sao Hỏa trong trường hợp cần xây dựng khu quần cư cho con người trên bề mặt hành tinh.
Đó là vấn đề mà NASA muốn giải quyết thông qua MOXIE. Robot có kích thước cỡ bình ắc quy của ô tô chỉ bằng 1% mô hình trên thực tế của thiết bị mà một ngày nào đó các nhà khoa học muốn gửi đến sao Hỏa, có lẽ vào thập niên 2030.
Giống như cây xanh, MOXIE được đặc biệt thiết kế để hoạt động trong điều kiện khí quyển mỏng manh của sao Hỏa để hấp thụ CO2. Kế đến, nó sẽ khởi động quy trình điện hóa để phân tách các phân tử thành oxygen và carbon monoxide (CO), trước khi kết hợp các phân tử oxygen thành O2.
MOXIE phân tích độ tinh khiết của O2 và phóng thích khoảng 99,6% O2 ra môi trường bên ngoài. Đối với phiên bản kích thước đầy đủ trong tương lai, thiết bị sẽ chuyển oxygen vào các bồn chứa để sử dụng dần cho con người và rốc két.
Người đứng đầu tổ điều tra MOXIE, Michael Hecht cho hay không cần quá lo ngại về hàm lượng carbon monoxide được tạo ra sau quy trình trên, vì loại khí này sẽ tiến nhập khí quyển sao Hỏa nhưng không ở mức có thể gây rối loạn sinh quyển của hành tinh đỏ.
Vì MOXIE chỉ là thiết bị nhằm chứng minh khái niệm, nó không sản sinh quá nhiều oxygen, mà chỉ tạo được khoảng 10g trong một giờ làm việc trên sao Hỏa (tương đương với 34 lít không khí trên Trái đất). Để dễ so sánh, một người cần 540 lít dưỡng khí để thở trong 24 giờ ở điều kiện Trái đất.
MOXIE dự kiến sẽ bắt đầu làm việc ngay sau khi Perseverance đáp xuống bề mặt sao Hỏa vào ngày 18.2.2021.
Cuộc trở về nhà lịch sử của các phi hành gia Mỹ trên tàu SpaceX Tàu không gian đầu tiên chở hai phi hành gia Mỹ đến Trạm không gian quốc tế (ISS) trong gần một thập niên đã quay về Trái đất an toàn vào rạng sáng 3.8 sau khi bung dù xuống vùng biển ngoài khơi bang Florida. Tàu không gian Crew Dragon bung dù xuống vùng biển ngoài khơi Florida vào rạng sáng 3.8 Do...