Tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67: Ngân hàng khởi kiện chủ tàu
Vướng mắc liên quan đến tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 ở tỉnh Bình Định vẫn chưa dừng lại, đó là vấn đề về bảo hiểm, tình trạng chây ì nợ vay.
Phần lớn những khoản vay ngân hàng của các chủ tàu cá vỏ thép đều rơi vào “nợ xấu”. Nhiều chủ tàu không trả hoặc né tránh trách nhiệm trả nợ ngân hàng. Hiện, chưa có giải pháp nào tháo gỡ tình trạng này.
Một chủ tàu vỏ thép ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định cho biết, trước đây tàu vỏ thép của ông do Công ty TNHH Một thành viên Nam Triệu đóng, giá trị gần 18 tỷ đồng. Trong đó, tiền vay ngân hàng 17 tỷ đồng, còn 1 tỷ đồng là tiền gia đình đối ứng. Ngay sau khi hạ thủy đã xảy ra một số sự cố về thiết kế, tàu của ông mất 1 năm nằm bờ. Đến cuối năm 2018, tàu được cải hoán chuyển đổi nghề và ra khơi trở lại. Tuy vậy, đến nay ông gần như không trả nợ tiền lãi ngân hàng. Theo chủ tàu cá này, nguyên nhân là làm ăn ngày một khó, không có lãi nên không đủ khả năng trả nợ ngân hàng.
Những con tàu 67 ở huyện Phù Cát đã đi hoạt động trở lại.
“Riêng năm nay nghề biển quá đói, giá cá, mực hạ nên làm không có thu nhập. Làm chủ có đủ lỗ và hòa thôi chứ không có thu nhập. Mình ráng đi làm vậy để 1 tháng cấp cho anh em bạn thuyền mỗi người 5-6 triệu để giữ chân bạn để mưu sinh cuộc sống. Bây giờ nói tiền để trả cho ngân hàng là không có để trả nổi” – một chủ tàu nói.
Trong khi đó, theo nhận định của các cơ quan chức năng, nhiều tàu cá đi biển đánh bắt, hoạt động hiệu quả nhưng chủ tàu không chịu trả nợ ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Định cho biết, thực hiện Nghị định 67 của Chính phủ, các ngân hàng thương mại trong tỉnh đã cho 61 chủ tàu vay hơn 900 tỷ đồng để đóng mới tàu cá. Đến nay, tổng dư nợ cho vay còn gần 870 tỷ đồng. Trong số này, có 45 chủ “tàu vỏ thép 67″ nợ quá hạn hơn 270 tỷ đồng.
Video đang HOT
Hiện nay, hơn 70% số tàu vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 hoạt động có lãi, 3 tàu hoạt động hòa vốn và chỉ có 4 tàu cá hoạt động thua lỗ. Các tàu thua lỗ là tàu hoạt động hậu cần nghề cá, không thể đi đánh bắt. Thế nhưng, việc thu hồi nợ từ các chủ tàu này đều gặp trở ngại.
Khởi kiện chủ tàu
Trước tình trạng chủ tàu cá không chịu trả nợ vay ngân hàng, có ngân hàng đã khởi kiện ra tòa. Ngân hàng Viettinbank Bình Định đã khởi kiện 1 chủ tàu ra tòa. 3 chủ tàu còn lại đang được xem xét để tiếp tục khởi kiện, thu hồi tàu. Ngân hàng Vietcombank Chi nhánh Bình Định cũng đã khởi kiện 2 chủ tàu.
Phần lớn những con tàu này đã hoạt động có lãi.
Theo đại diện các ngân hàng, khởi kiện chủ tàu ra tòa là điều không mong muốn. Bởi nếu thắng kiện, thu hồi tàu cá cũng không thể quản lý được, dẫn đến có thể tàu hoen rỉ, hư hỏng. Nếu bán phát mãi cũng khó tìm được người mua.
Ông Nguyễn Trà Dương, Phó Giám đốc phụ trách Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Định cho biết: “Đứng góc độ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Bình Định, vừa qua vạch lên kế hoạch thu hồi nợ. Phân loại từng loại khách hàng, phân tích được khách hàng nào có thiện chí trả nợ, khách hàng nào thực sự khó khăn thì chúng tôi sẽ có biện pháp cùng tháo gỡ khó khăn cho khách hàng để thu hồi nợ. Và hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã trình cho UBND tỉnh kế hoạch thu hồi nợ”.
Trước thực tế đáng lo ngại này, vừa qua, UBND tỉnh Bình Định có buổi làm việc với các ngân hàng thương mại cho vay đóng tàu vỏ thép theo Nghị định 67, lãnh đạo các địa phương có tàu vỏ thép bàn giải pháp “đòi nợ”. Tỉnh đề nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Định chủ trì, yêu cầu tất cả các địa phương phối hợp với Ngân hàng tiến hành rà soát, đánh giá đầy đủ hoạt động của từng tàu cá vay theo Nghị định 67. Nếu tàu hoạt động hiệu quả mà chủ tàu cố tình “chây ì” không trả nợ ngân hàng thì sẽ có biện pháp thu hồi nợ kiên quyết hơn, tàu nào thua lỗ cũng phải có giải pháp hỗ trợ kịp thời.
“Vừa qua, UBND tỉnh phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Bình Định có 1 đề án rất cụ thể. Sắp tới Đề án này UBND tỉnh ban hành buộc các chủ tàu phải trả nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng. Chỉ trừ một số các trường hợp quá quắt thì mới truy tố ra pháp luật khi ngân hàng khiếu kiện. Bởi vì, các chủ tàu khi ra khơi bám biển thì phần lớn có lãi, ít khi lỗ” -ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định khẳng định./.
VAMC sẽ dùng 15.000 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt để mua nợ xấu các ngân hàng yếu kém, có tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 3% trong năm 2020
VAMC cũng cho biết sẽ tiếp tục xúc tiến việc thành lập sàn giao dịch nợ VAMC nhằm quản lý, khai thác thông tin về khoản nợ/ tài sản.
Công ty quản lý tài sản VAMC vừa công bố báo cáo Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2020.
Báo cáo cho biết, trong năm 2019, VAMC đã thực hiện mua 381 khoản nợ của 9 tổ chức tín dụng với tổng dư nợ gốc nội bảng là 20.544 tỷ đồng, giá mua nợ là 19.846 tỷ đồng, đạt 99,23% kế hoạch đã được NHNN phê duyệt.
Lũy kế từ khi thành lập đến hết năm 2019, VAMC đã thực hiện mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt với tổng dư nợ gốc nội bảng là 359.393 tỷ đồng, giá mua nợ là 327.413 tỷ đồng.
Theo Nghị quyết 42/2017/QH14, VAMC đã thực hiện mua nợ xấu theo giá trị thị trường được 37 khoản nợ với tổng giá mua nợ là 2.247 tỷ đồng (góp phần xử lý nợ 2.131 tỷ đồng dư nợ xấu cho TCTD), đạt 112% chỉ tiêu mua nợ theo giá trị thị trường đã được NHN phê duyệt.
Lũy kế từ năm 2017 đến 31/12/2019, VAMC đã thực hiện mua nợ xấu theo giá trị thị trường đạt 8.0213 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng bới giá mua nợ là 8.207 tỷ đồng.
Năm 2019, dư nợ gốc xử lý tạm tính của VAMC là 69.778 tỷ đồng. Lũy kế đến 31/12/2019 tạm tính 258.205 tỷ đồng dư nợ gốc xử lý. Tổng số tiền thu hồi nợ trong năm 2019 là 32.273 tỷ đồng. VAMC đã đã bán khoản nợ đạt 16.265 tỷ đồng, xử lý tài sản bảo đảm 6.468 tỷ đồng.
VAMC đặt kế hoạch năm 2020 phát hành trái phiếu đặc biệt tối đa 15.000 tỷ đồng, mua nợ xấu theo giá trị thị trường 5.000 tỷ và xử lý nợ dự kiến 50.000 tỷ đồng (dư nợ gốc).
Đối với việc mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt, VAMC sẽ mua nợ xấu bằng TPĐB của các TCTD yếu kém, có thể gây rủi ro cho hệ thống, các TCTD có tỷ lệ nợ xấu lớn hơn 3% với phạm vi và số lượng nợ xấu theo quyết định của NHNN.
VAMC cũng dự kiến trình NHNN và các cơ quan có thẩm quyền xem xét phê duyệt tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỉ đồng theo nội dung tại Đề án Cơ cấu lại và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017-2020, hướng tới 2022.
VAMC cho biết sẽ triển khai xúc tiến việc thành lập sàn giao dịch nợ VAMC nhằm quản lý, khai thác thông tin về khoản nợ/tài sản.
Tăng lãi suất tiết kiệm online không làm lãi vay tăng Nhiều chuyên gia cho rằng, do mức cộng thêm lãi suất không lớn và cũng chỉ áp dụng cho những khoản tiền gửi online nên không ảnh hưởng tới mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường. Hơn nữa, hiện các ngân hàng cũng vẫn tuân thủ nghiêm quy định về lãi suất tiền gửi của NHNN. Các ngân hàng đang tăng...