Tàu tuần tra Anh trực chiến 5 năm ở châu Á
Anh triển khai hai tàu tuần tra xa bờ Tamar và Spey tới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để hoạt động tại đây trong ít nhất 5 năm.
Hải quân Anh cho biết hai tàu tuần tra xa bờ HMS Tamar và HMS Spey khởi hành từ căn cứ hải quân Portsmouth ngày 7/9 để tới khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và dự kiến hoạt động tại khu vực “từ 5 năm trở lên”.
Hai chiến hạm sẽ bảo vệ lợi ích của Anh trong khu vực, cũng như “các vùng lãnh hải, nguồn lợi hải sản, thực hiện nhiệm vụ chấp pháp, đóng vai trò thu thập thông tin và đại diện cho hình ảnh hải quân Anh ở bất cứ nơi nào chúng đi qua”, theo thông cáo của hải quân Anh.
Hai tàu tuần tra xa bờ của Anh khởi hành tới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sau khi nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đi qua Biển Đông và tới Nhật Bản trong đợt triển khai đầu tiên kéo dài 7 tháng. Hải quân Anh cho biết nhóm tác chiến Queen Elizabeth cập cảng Nhật Bản nhằm thể hiện cam kết ngày càng tăng của nước này với an ninh hàng hải trong khu vực.
Tàu tuần tra HMS Spey rời căn cứ Portsmouth, Anh ngày 7/9. Ảnh: Twitter/HMNB Portsmouth.
Anh, Hà Lan, Mỹ và Nhật Bản hồi cuối tháng 8 tổ chức diễn tập chung ở Thái Bình Dương hồi nhằm chứng minh khả năng tương tác giữa các lực lượng hải quân. Cuộc diễn tập được tổ chức trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc với Anh, Mỹ và một số nước phương Tây.
Video đang HOT
Đại sứ Trung Quốc tại Anh Trịnh Trạch Quang kêu gọi London và Bắc Kinh cải thiện quan hệ sau khi căng thẳng song phương leo thang vì vấn đề Hong Kong và Tân Cương.
Chu Thần Minh, chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh, cho rằng việc Anh triển khai tàu tới trực chiến dài hạn ở châu Á là động thái nhằm hỗ trợ Mỹ và tăng hiện diện quân sự trong khu vực.
“Các tàu tuần tra của Anh không mạnh về năng lực tấn công lẫn phòng thủ, do đó chúng không gây ra bất cứ thay đổi nào đáng kể về cán cân sức mạnh quân sự. Tuy nhiên, chúng đóng vai trò quan trọng về mặt chính trị”, chuyên gia Chu nói. “Chúng góp phần chứng tỏ rằng Anh vẫn có ảnh hưởng toàn cầu và họ đang phối hợp với Mỹ trong định vị chiến lược”.
Tàu tuần tra HMS Tamar (trái) và HMS Spey (phải) rời căn cứ Portsmouth, Anh ngày 7/9. Ảnh: Twitter/HMNB Portsmouth
Tamar và Spey là hai chiến hạm mới nhất thuộc biến thể Batch 2 của lớp tàu tuần tra River. Hải quân Anh lần lượt biên chế tàu tuần tra Tamar và Spey vào tháng 12/2020 và tháng 6 năm nay.
Các chiến hạm này có lượng giãn nước 2.000 tấn, dài 90 m, thủy thủ đoàn 70 người, có thể đạt tốc độ tối đa 46 km/h và đi biển trong 35 ngày liên tục. Chúng được trang bị một hải pháo DS30B 30 mm, 4 trung liên FN MAG 7,62 mm và hai súng 6 nòng xoay 7,62 mm cùng sàn đáp trực thăng.
Báo Trung Quốc nêu lý do khiến tàu ngầm bị Anh phát hiện
Một nhược điểm của các tàu ngầm Trung Quốc khiến chúng bị nhóm tác chiến tàu sân bay Anh phát hiện khi qua Biển Đông.
Tuy vậy, truyền thông Trung Quốc đã đưa ra một lý giải khác.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh (Ảnh: Hải quân Anh).
Hãng tin Daily Express đầu tuần này đưa tin, hôm 2/8, nhóm vận hành trên tàu HMS Kent và HMS Richmond trong nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh, đã phát hiện hai tàu ngầm lớp Type 093 của Hải quân Trung Quốc bám theo khi nhóm tàu di chuyển từ Biển Đông đến Tây Thái Bình Dương.
Sau khi di chuyển qua eo biển Luzon, nhóm tàu của Anh tiếp tục phát hiện tàu ngầm Type 093 thứ ba của Trung Quốc bám theo. Đội vận hành nhóm tàu Anh cho biết, họ phát hiện các tàu ngầm của Trung Quốc do "âm thanh đặc trưng phát ra từ chân vịt" của chúng.
Chỉ vài giờ sau khi những thông tin này xuất hiện, Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) của Trung Quốc đã bác bỏ thông tin cho rằng các tàu ngầm của nước này bị phát hiện khi đang bí mật bám theo nhóm tác chiến tàu sân bay Anh.
Global Times dẫn lời một chuyên gia giấu tên cho biết: "Các tàu của Hải quân Trung Quốc có thể đã dùng tàu HMS Queen Elizabeth làm mục tiêu giả định. Có thể tàu ngầm Trung Quốc đã cố ý lộ ra sau khi hoàn thành nhiệm vụ nhằm phát đi thông điệp cảnh báo nhóm tàu Anh".
Nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Hoàng gia Anh hồi cuối tháng 5 đã bắt đầu hành trình dự kiến kéo dài 28 tuần đến châu Á. Trong hành trình này, nhóm tác chiến tàu sân bay dự kiến thăm hơn 40 quốc gia ở khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hoạt động triển khai này được coi là một phần trong chính sách xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương của Anh sau khi rời Liên minh châu Âu (EU) nhằm khẳng định tầm ảnh hưởng của Anh hậu Brexit cũng như nhằm kiềm chế sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Tháng trước, Anh cũng tuyên bố triển khai thường trực hai tàu chiến ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương từ cuối tháng 8.
Truyền thông Trung Quốc từng cho biết, Bắc Kinh sẽ theo dõi sát các hoạt động của tàu chiến Anh và sẵn sàng đối phó "mọi hành động không thích hợp".
Trước đó, Hải quân Anh được cho là đã lường trước được kịch bản có thể bị các tàu của Trung Quốc bám theo khi ở hoạt động ở các vùng biển trong khu vực. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace hôm 30/7 tuyên bố, tàu chiến Anh sẽ hoạt động ở bất cứ đâu luật pháp quốc tế cho phép. "Các tàu của Trung Quốc chắc chắn bám theo và gây khó khăn. Nhưng chúng tôi tôn trọng Trung Quốc và cũng hy vọng Trung Quốc sẽ tôn trọng chúng tôi", Bộ trưởng Wallace nói.
Trung Quốc hiện có 6 tàu ngầm thế hệ mới với tên gọi chính thức là tàu ngầm lớp Type 093 được đưa vào biên chế năm 2006, trong số 66 tàu ngầm đang hoạt động. Với 85 thủy thủ, tàu ngầm này có thể hoạt động 80 ngày và có khả năng phóng các tên lửa siêu thanh diệt hạm.
Một chuyên gia giấu tên nhận định: "Trung Quốc đang phát triển năng lực tàu ngầm mà chúng ta không nên đánh giá thấp mặc dù họ chưa có kinh nghiệm thực chiến như các đội tàu ngầm của Mỹ và Anh".
Tàu dầu Israel bị tấn công Một tàu chở dầu do công ty Israel vận hành bị tấn công trên biển Arab ngoài khơi Oman vào đêm 29/7, khiến hai thủy thủ thiệt mạng. "Chúng tôi đã nhận được thông tin về vụ tấn công nhằm vào một tàu hàng ngoài khơi bờ biển Oman", Bộ Quốc phòng Anh cho biết trong thông cáo ngày 30/7. "Bộ tư lệnh...