Tàu Trung Quốc lại vào vùng biển Nhật Bản
Tối qua, 3 tàu hải giám Trung Quốc lại đi vào vùng biển của Nhật Bản quanh quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư đúng thời điểm Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều đang có cuộc gặp với cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama để thảo luận khả năng cải thiện quan hệ.
Từ tháng 9 năm ngoái, tàu Trung Quốc thường xuyên tiến vào vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) cho biết ba tàu hải giám trên tiến đến gần quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) tối 3/8 và đây là ngày thứ hai liên tiếp các tàu này có mặt ở vùng biển tranh chấp.
Theo JCG, các tàu trên vốn là 3 trong 4 tàu đi vào vùng biển Senkaku vào sáng 2/8 nhưng bị phát hiện tiến vào vùng biển của Nhật Bản gần quần đảo tranh chấp vào khoảng 17h15′ chiều cùng ngày.
Phản hồi cảnh báo của JCG thông qua radio, một trong ba tàu hải giám đã tuyên bố bằng cả tiếng Trung và tiếng Nhật rằng quần đảo này là lãnh thổ của Trung Quốc.
Những động thái trên hoàn toàn trái ngược với tuyên bố của Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều trong cuộc gặp với cựu Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama diễn ra gần như cùng thời điểm.
Video đang HOT
“Quan hệ hai nước đang đối mặt với những khó khăn to lớn. Hai bên cần nhìn thẳng vào thực tế và tìm hướng giải quyết phù hợp cho các vấn đề trong quan hệ song phương”, ông Lý Nguyên Triều nói tại cuộc gặp.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng tỏ ý mong muốn phía Nhật Bản rút ra những bài học từ quá khứ và duy trì con đường phát triển hòa bình.
Về phần mình, ông Hatoyama nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ Nhật – Trung, đồng thời kêu gọi hai bên giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại. Cựu Thủ tướng Nhật Bản cho rằng hai nước nên tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường và năng lượng.
Thời gian qua, các đại diện của Nhật Bản đã tới Bắc Kinh để thảo luận về biện pháp giải tỏa căng thẳng trong quan hệ hai nước.
Hiện mối quan hệ giữa hai cường quốc châu Á này đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ khi chính phủ Nhật Bản quôc hữu hóa 3 trong số 5 đảo chính thuộc quần đảo Senkaku/Điếu như hồi tháng 9 năm ngoái, động thái đã khiến Trung Quốc liên tục cử các tàu đi vào vùng biển tranh chấp bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Nhật Bản.
Vũ Anh
Theo Dantri
Trung Quốc chỉ trích Nhật vì phản đối bình luận của Lý Khắc Cường
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua đã chỉ trích các bình luận của một chính trị gia Nhật nhằm phản đối các bình luận của Thủ tướng Lý Khắc Cường tại Đức.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi.
Hôm 26/5, ông Lý Khắc Cường đã tới thăm thành phố Potdams trong khuôn khổ chuyến thăm Đức. Potsdam là nơi Tuyên bố Potsdam được thông qua nhằm đưa ra những điều khoản đầu hàng đối với Nhật Bản trong Thế chiến II.
Tại Potdams, ông Lý Khắc Cường nói rằng tất cả các lãnh thổ mà Nhật Bản đánh cắp của Trung Quốc, trong đó có đông bắc Trung Quốc, Đài Loan và các quần đảo liên quan, phải được trả lại cho Bắc Kinh.
Bình luận của Thủ tướng Trung Quốc ngay lập tức vấp phải sự phản đối của phí Nhật Bản.
Hôm 27/5, chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã bác bỏ khẳng định của ông Lý, nói rằng "những bình luận đó phớt lờ lịch sử. Nhật Bản không bao giờ chấp nhận điều đó".
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm qua đã chỉ trích các bình luận của chính trị gia Nhật Bản.
Ông Hồng Lỗi còn yêu cầu phía Nhật đối mặt với lịch sử, làm rõ và sửa lại các tuyên bố liên quan và không bao giờ lặp lại các bình luận thiếu thận trọng, Xinhua đưa tin.
Nhật Bản và Trung Quốc đã tranh cãi gay gắt về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư kể từ khi Tokyo quốc hữu hóa một số hòn đảo thuộc quần đảo hồi tháng 9 năm ngoái.
Các tàu của hai nước thường xuyên đối đầu nhau kể từ đó. Hồi tháng 1, Nhật Bản cáo buộc tàu Trung Quốc ngắm bắn radar vào tàu nước mình.
Hồi tháng 4, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố sẽ dùng vũ lực để trục xuất bất kỳ công dân Trung Quốc nào đổ bộ lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Theo Dantri
Đài Loan đòi Nhật Bản đền bù sau vụ đấu vòi rồng Các nhà hoạt động Đài Loan hôm nay đã yêu cầu Nhật Bản đền tù 5 triệu đôla Đài Loan (173.000 USD) vì làm hư hại con tàu mà họ sử dụng trong chuyến đi tới quần đảo tranh chấp ở Hoa Đông hồi tháng trước. Tàu Nhật Bản và Đài Loan phun nước về phía nhau ngày 24/1 Con tàu, chở 7...