Tàu treo cờ Hồng Kông liên quan vụ vỡ đường ống dẫn dầu ở biển Baltic?
Báo cáo điều tra mới nhất do Phần Lan công bố đã khoanh vùng 1 tàu từ Trung Quốc, vì tàu này xuất hiện đúng lúc đường ống bị vỡ.
Hôm 20.10, cảnh sát Phần Lan cho biết 1 tàu Trung Quốc đang là tâm điểm của cuộc điều tra vụ nổ đường ống Balticconnector giữa Phần Lan và Estonia trên biển Baltic trong tháng 10, do tàu này di chuyển trùng với thời gian và địa điểm xảy ra vụ phá hoại.
Vụ rò rỉ nghi là do tác động từ “bên ngoài” đã khiến chính phủ Phần Lan quyết định đình chỉ hoạt động của đường ống và tiến hành điều tra.
Thêm sự cố đường ống bí ẩn ở biển Baltic, NATO nghi ngờ có phá hoại
Theo báo cáo điều tra mới nhất, phía Phần Lan cho biết trọng tâm của cuộc điều tra lần này là Newnew Polar Bear, tàu chở hàng được cho là thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc trong năm nay. Từ năm 2017-2022, con tàu này được gọi là Baltic Fulmar, theo đài truyền hình Phần Lan YLE.
“Việc di chuyển của tàu Newnew Polar Bear treo cờ Hồng Kông trùng với thời gian và địa điểm xảy ra hư hỏng đường ống dẫn khí đốt”, Cục Điều tra Quốc gia Phần Lan xác nhận.
Cơ quan này đồng thời cho biết Helsinki sẽ phối hợp với chính quyền Bắc Kinh để xác định vai trò của con tàu nói trên.
Tàu tuần tra của Biên phòng Phần Lan gần nơi đường ống bị hư hỏng. Ảnh LỰC LƯỢNG BIÊN PHÒNG PHẦN LAN
Cảnh sát Phần Lan cũng đồng ý thiệt hại là do “một lực cơ học bên ngoài” gây ra và họ đã tìm thấy “một vật nặng” gần đường ống bị hư hỏng. Lực lượng này đang nỗ lực trục vớt vật thể nói trên khỏi đáy biển để điều tra xem liệu nó có liên quan việc đường ống bị hư hỏng hay không.
Tuần trước, nhà điều hành đường ống cho biết sẽ mất ít nhất 5 tháng để sửa chữa đường ống, khiến Phần Lan hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng trong mùa đông.
Khí đốt tự nhiên chiếm khoảng 5% mức tiêu thụ năng lượng của Phần Lan, chủ yếu được sử dụng trong công nghiệp và sản xuất nhiệt điện kết hợp.
Năm ngoái, các vụ nổ chưa xác định nguyên nhân cũng đã khiến 3 đường ống ở biển Baltic chuyên vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga đến Tây Âu bị vỡ, theo Reuters.
Nga 'chỉ điểm' hai nước đứng sau sự cố Dòng chảy phương Bắc; Trung Quốc nêu quan điểm
Ngày 27/9, Điện Kremlin cho rằng, các vụ nổ dưới nước làm vỡ đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc ở Biển Baltic là do Mỹ và Anh tổ chức.
Đường ống Dòng chảy phương Bắc bị nổ vào tháng 9/2022. (Nguồn: Twitter)
Phát biểu họp báo thường kỳ khi trả lời câu hỏi về vụ nổ hồi tháng 9/2022, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: "Họ (Mỹ và Anh) có liên quan, bằng cách này hay cách khác, đến vụ tấn công khủng bố này".
Tuy nhiên, ông không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.
Trước đó, ngày 25/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho hay, nước này ủng hộ điều tra khách quan, công bằng và chuyên nghiệp về vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc và hy vọng các nước liên quan sẽ có thái độ và trách nhiệm trong việc xác minh sự thật.
Cuối tháng 9/2022 xảy ra các vụ nổ làm hỏng hai đường ống xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu - Dòng chảy phương Bắc 1 và 2. Đức, Đan Mạch và Thụy Điển không loại trừ khả năng đó là hành động phá hoại có chủ đích.
Nhà điều hành Dòng chảy phương Bắc là công ty Nord Stream AG thông báo, thiệt hại đối với đường ống dẫn khí đốt trong vụ này là chưa từng có và không thể ước tính được khung thời gian sửa chữa.
Cơ quan công tố Nga đã khởi tố vụ án về hành vi khủng bố quốc tế.
Phần Lan đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng các quốc gia vùng biển Baltic Theo hãng tin Tân Hoa Xã, Chính phủ Phần Lan ra thông cáo báo chí ngày 1/7 cho biết nước này đã chính thức đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng các quốc gia vùng biển Baltic (CBSS) bắt đầu từ ngày 1/7/2023, với nhiệm kỳ một năm. Biển Baltic. Ảnh minh họa: Sputnik Tiếp quản từ Đức, Phần Lan đặt mục...