Tàu thám hiểm NASA sẵn sàng làm nên lịch sử trên sao Hỏa
Tàu thám hiểm Perseverance của NASA đang chuẩn bị thực hiện sứ mệnh chính tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa.
Tàu thám hiểm NASA sẵn sàng làn nên lịch sử trên sao Hỏa
Trong tháng qua, tàu Perseverance đã dành nhiều thời gian để quay hình, ghi âm các chuyến bay của trực thăng Ingenuity hoạt động trên sao Hỏa. Bên cạnh đó, tàu Perseverance cũng xem xét khu vực gần nó và theo dõi một số tảng đá gây sự tò mò.
Sau khi thành công với thí nghiệm sản xuất oxy từ khí quyển sao Hỏa để chuẩn bị cho các nhiệm vụ có người lái trong tương lai, giờ đây, tàu Perseverance quay lại tập trung vào sứ mệnh chính của mình, đó là nghiên cứu miệng núi lửa Jezero, tìm kiếm dấu hiệu về sự sống trên sao Hỏa.
Khoảng 3,9 tỷ năm trước, hồ nước lớn xuất hiện trong khu vực miệng núi lửa Jezero. Những tảng đá nằm rải rác trên lòng hồ khô cạn giúp các nhà khoa học tái tạo lịch sử khu vực này trên sao Hỏa để xác định liệu có sự sống từng tồn tại ở đây hay không.
Nghiên cứu kỹ hơn tiết lộ thêm về thời gian hình thành hồ nước, thời điểm khô cạn, cũng như thời điểm trầm tích từ đồng bằng bắt đầu tích tụ.
Những mẫu đá là tàu Perseverance thu thập được sẽ gửi về Trái Đất trong các sứ mệnh trong tương lai, có thể chứa các vi sinh vật lưu giữ sự hiện diện về sự sống cổ đại.
Perseverance sử dụng máy ảnh Mastcam-Z có thể thu phóng chụp hình ảnh “Santa Cruz”, ngọn đồi cách đó khoảng 2,4 km
Những hình ảnh gần đây do tàu Perseverance chụp gửi về cho thấy đá và sỏi nằm rải rác trên nền miệng núi lửa và trên ngọn đồi Santa Cruz nằm cách tàu khoảng 2,4 km.
Được biết, các nhà khoa học có trang bị máy ảnh cho tàu Perseverance và các thiết bị hỗ trợ điều tra đá trên sao Hỏa. Trong đó đáng chú ý là SuperCam, công cụ laser cắt đá để xác định thành phần hóa học của chúng.
Theo các chuyên gia, chìa khóa quan trọng là xác định được các loại đá trong khu vực. Nếu chúng là trầm tích, có thể chúng được hình thành xung quanh vùng nước, có thể chứa khoáng chất, cát, phù sa, đất sét lưu giữ dấu hiệu sự sống trong quá khứ.
Những tảng đá này đã tiếp xúc với gió, bức xạ theo thời gian, có nhiều lớp cát, bụi bao phủ.
Ken Farley, nhà khoa học của dự án tàu Perseverance tại Viện Công nghệ California cho biết khi nhìn vào bên trong một tảng đá bạn có thể biết câu chuyện đằng sau.
Tàu Perseverance không thể dùng búa đập vỡ những tảng đá nhưng nó có một công cụ có thể mài, làm phẳng bề mặt đá.
Sau đó, các thiết bị trên tàu thám hiểm sẽ nhìn bên trong tảng đá để tìm hiểu thêm về hóa chất và khoáng chất có trong nó.
Tàu Perseverance, có kích thước bằng một chiếc ô tô, phóng lên vũ trụ vào ngày 30/7/2020 và hạ cánh xuống sao Hỏa vào ngày 18/2. Tàu Perseverance mang theo các dụng cụ khoa học có 19 máy ảnh và 2 micrô, bên cạnh việc giúp đỡ trực thăng Ingenuity tìm kiếm sân bay đầu tiên, nó đã khám phá ra sự giàu có về những tảng đá gần đó.
NASA lần đầu tạo ô xy trên sao Hỏa, bước đột phá trong thám hiểm vũ trụ
Thiết bị của NASA đưa lên sao Hỏa giúp con người lần đầu tiên tạo được ô xy trên một hành tinh khác.
Thiết bị MOXIE trước khi được đưa lên sao Hỏa AFP
Hãng AFP ngày 22.4 đưa tin xe tự hành Perseverance của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) lần đầu tiên tạo được ô xy từ khí CO 2 trong bầu khí quyển sao Hỏa.
"Đây là bước trọng yếu thứ nhất khi biến khí carbonic thành ô xy trên sao Hỏa", theo ông Jim Reuter thuộc bộ phận quản lý các sứ mệnh công nghệ không gian của NASA.
Công nghệ trên được thử nghiệm vào ngày 20.4, với hy vọng những thử nghiệm thêm nữa sẽ mở đường cho cuộc thám hiểm của nhân loại trong tương lai.
Không chỉ sản sinh ô xy cho các phi hành gia tương lai, công nghệ này còn hứa hẹn giúp các tàu vũ trụ không phải đem theo một lượng lớn ô xy từ trái đất để đẩy động cơ tên lửa cho cuộc hành trình trở về.
Thiết bị có tên là MOXIE với kích cỡ bằng bình ắc quy xe hơi được gắn vào bên phải của xe tự hành Perseverance. Thiết bị này dùng các phương pháp điện hóa để tách các phân tử CO 2 .
Lần đầu, MOXIE sản xuất được 5 gram ô xy, tương đương 10 phút dưỡng khí cho một phi hành gia hoạt động bình thường. Các kỹ sư sẽ tiến hành thêm thử nghiệm và tìm cách gia tăng sản lượng. Theo thiết kế, MOXIE có thể tạo ra 10 gram ô xy mỗi giờ.
Được thiết kế bởi Viện Công nghệ Massachusetts, MOXIE trang bị các thiết bị chịu nhiệt để chịu được nhiệt độ lên đến 800 0 C khi hoạt động. Một lớp vàng mỏng được dùng để cách ly thiết bị nhằm không để nhiệt độ gây hại cho xe tự hành.
Kỹ sư Michael Hecht cho biết phiên bản MOXIE nặng 1 tấn có thể sản xuất được khoảng 25 tấn ô xy cần thiết cho tên lửa phóng đi từ sao Hỏa.
Xe tự hành Perseverance thả trực thăng Ingenuity xuống bề mặt sao Hỏa ẢNH: AFP
Xe tự hành Perseverance của NASA trước đó đáp xuống sao Hỏa vào ngày 18.2 trong sứ mệnh tìm kiếm dấu hiệu của sự sống. Xe này mang theo trực thăng nhỏ Ingenuity vừa thành công cất cánh trên hành tinh này.
Tàu thăm dò NASA hạ cánh thành công xuống Sao Hỏa Tau thăm dò NASA Perseverance gửi về ảnh chụp ở Sao Hỏa, sau khi nó hạ cánh tại miệng núi lửa trên hanh tinh đỏ vào ngày 18/2.