Tàu thăm dò dầu khí Trung Quốc đã rời khỏi vùng biển Việt Nam
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết, tàu Tân Hải 517 của Trung Quốc đã rời khỏi vùng biển Việt Nam sau khi Việt Nam tiến hành các biện pháp cần thiết.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 11/6, phóng viên đã nêu câu hỏi về sáng 6/6 có thông tin cho rằng tàu thăm dò dầu khí Tân Hải 517 của Trung Quốc trên đường đến vùng biển Thái Lan đã đi vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Người Phát ngôn Lê Hải Bình cho hay: “Các lực lượng chức năng của Việt Nam đã luôn theo dõi sát hoạt động của tàu Tân Hải 517 và sau khi các lực lượng chức năng Việt Nam tiến hành các biện pháp cần thiết thì tàu Tân Hải 517 đã ra khỏi vùng biển của Việt Nam từ ngày 8/6/2015″.
Trước đó, trả lời báo chí sau chuyến công tác tới thăm và làm việc tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Trương Minh Tuấn cho biết, vào lúc 5h sáng ngày 6/6, tàu Tân Hải 517 (Bin Hai 517) đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cách đảo Bình Ba thuộc tỉnh Khánh Hoà khoảng 20 hải lý về phía Đông Bắc.
Sau đó tàu này di chuyển dọc vùng tiếp giáp lãnh hải xuống phía Nam hướng về vịnh Thái Lan. Các tàu của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và kiểm ngư đang hoạt động ở vùng biển nói trên giám sát chặt chẽ những động thái của con tàu này.
Tân Hải 517 là tàu của Công ty dịch vụ dầu mỏ ngoài khơi (thuộc Tổng công ty dầu khí ngoài khơi Trung Quốc), có lượng giãn nước 1.240 tấn, dài 68,2 mét, kéo hai cáp thăm dò địa chấn 2D và 3D. Trước sự việc này, các lực lượng trên biển của Việt Nam đã cử tàu theo dõi chặt chẽ tàu Tân Hải 517, tuy nhiên, không phát hiện dấu hiệu bất thường nào từ con tàu này.
Theo Thứ trưởng Trương Minh Tuấn, đoàn công tác gồm 247 thành viên do ông dẫn đầu đã đi qua khu vực các bãi đá Trung Quốc chiếm đóng như Ga Ven, Xu Bi, Huy Gơ, đặc biệt là Gạc Ma… tất cả các thành viên đều nhìn thấy bằng mắt thường là Trung Quốc đang xây dựng rầm rộ các công trình trên đó.
Liên quan đến phản ứng của Trung Quốc sau khi nhóm G7 vừa qua đưa ra tuyên bố chung thể hiện quan ngại với các hoạt động cải tạo phi pháp ở Biển Đông của Trung Quốc, ông Lê Hải Bình nói: “Tình hình hiện nay ở Biển Đông đã gây lo ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế và rõ ràng không có lợi cho việc duy trì hòa bình ổn định ở khu vực cũng như Biển Đông”.
Video đang HOT
Ông Bình một lần nữa nhấn mạnh: “Việt Nam hoan nghênh và ủng hộ mọi đóng góp mang tính xây dựng tích cực và có trách nhiệm của các quốc gia trong và ngoài khu vực vì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”.
Trước tuyên bố của G7, Phát Ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho rằng G7 đã “phát biểu vô trách nhiệm” khi lên án các hoạt động cải tạo đảo trái phép nhằm thay đổi hiện trạng Biển Đông của Trung Quốc.
Ngoài ra, ông Hồng biện bạch rằng các hoạt động xây đắp trái phép của Trung Quốc chỉ nhằm mục đích dân sự. Dù vậy, ông Hồng cũng hăm dọa rằng Trung Quốc sẵn sàng đáp trả bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Theo dõi sát tình hình người Việt ở nước ngoài trước dịch MERS
Trước câu hỏi về tình hình người Việt tại Hàn Quốc, nơi đang đối mặt với diễn biến căng thẳng của dịch Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS), Người Phát ngôn Lê Hải Bình cho biết, đến nay chưa có thông tin được khẳng định về trường hợp công dân Việt Nam nào cũng như người nước ngoài đang ở Việt Nam bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có Hàn Quốc, đang theo dõi sát sao để có các biện pháp trong trường hợp khẩn cấp.
Theo ông Bình, cơ quan chức năng của Việt Nam đang nỗ lực tiến hành các biện pháp để giám sát dịch bệnh ngay từ cửa khẩu đồng thời dự trù các kế hoạch cũng như tình huống để có hướng dẫn cụ thể đối với các địa phương trong việc phòng, tránh dịch bệnh này.
Bộ Y tế cũng đã khuyến cáo các công dân của Việt Nam chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Đối với các công dân đang sinh sống tại những nơi xảy ra dịch bệnh, trong đó có công dân Việt Nam tại Hàn Quốc cũng như là các công dân đang có kế hoạch đi đến các quốc gia có xảy ra dịch bệnh, Bộ Ngoại giao cùng các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài đã đưa ra các khuyến cáo các công dân hạn chế đến các khu vực có dịch bệnh cũng như các khu vực được thông báo có người nghi nhiễm bệnh và có các biện pháp chủ động phòng tránh dịch bệnh.
Nam Hằng
Theo Dantri
Cảnh sát biển Việt Nam cùng Nhật Bản diễn tập cứu nạn trên biển
Chiều 14/5, tại khu vực biển Đà Nẵng, biên đội tàu Cảnh sát biển 4032-6006 của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 và tàu YASHIMA của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã có buổi luyện tập chung về các phương án trấn áp tội phạm và tìm kiếm cứu nạn trên biển.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị TP Đà Nẵng và Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam của tàu tuần tra YASHIMA (PLH 22) từ ngày 10 - 14/5.
Với các tình huống giả định được đưa ra: Lực lượng thực thi pháp luật trên biển của hai nước cùng nhận được thông tin về một tàu nghi vấn tội phạm, hai bên đã phối hợp bàn bạc, trao đổi và cùng hạ xuồng cơ động tiếp cận tàu nghi vấn. Lực lượng chức năng lên tàu nghi vấn để kiểm tra kiểm soát song bị đối tượng trên tàu nghi vấn chống đối. Hai bên đã phối hợp tiến hành các biện pháp để trấn áp đối tượng và bắt giữ đưa về tàu để xử lý theo đúng quy định của luật pháp nước sở tại và luật pháp quốc tế.
Tàu YASHIMA của Lực lượng bảo vệ bở biển Nhật Bản cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) sáng 10/5
Tình huống giả định thứ 2 là lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam nhận được thông tin về một tàu vận tải bị cháy, nổ khoang hàng và có người bị rơi xuống nước, đề nghị được cứu nạn khẩn cấp. Trung tâm chỉ huy Bộ tư lệnh Cảnh sát biển lệnh cho tàu CSB 4032 đang hoạt động gần khu vực tàu bị nạn cơ động đến tham gia cứu nạn. Cùng thời điểm đó, tàu YASHIMA của lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản cũng đang hoạt động gần khu vực có tàu bị nạn nên đã đề nghị được tham gia phối hợp tìm kiếm cứu nạn. Hai tàu đã triển khai các phương án phối hợp hiệp đồng chặt chẽ để tìm kiếm người rơi xuống biển và cứu hỏa cho tàu bị nạn, cấp cứu nạn nhân, vận chuyển nạn nhân bằng máy bay trực thăng vào đất liền cấp cứu đồng thời lai dắt tàu bị nạn về đất liền sửa chữa.
Cảnh sát biển Việt Nam chào tạm biệt tàu YASHIMA sau khi đợt huấn luyện chung kết thúc
Thông qua các bài luyện tập, cán bộ, sĩ quan, thủy thủ của hai lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Bảo vệ bờ biển Nhật Bản đã chia sẻ với nhau những kinh nghiệm quý báu về lĩnh vực đấu tranh trấn áp tội phạm và tìm kiếm cứu nạn trên biển. Từ đó nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ trên biển, nhằm đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải cho các vùng biển được phân công quản lý.
Một số hình ảnh của buổi luyện tập chung giữa hai lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Bảo vệ bờ biển Nhật Bản:
Cảnh sát biển Việt Nam hạ xuồng cơ động tiếp cận đối tượng
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam nhận được thông tin về một tàu vận tải bị cháy
Các hình ảnh cứu hỏa tàu bị nạn.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Malaysia bất ngờ phản đối sự xâm nhập của tàu Trung Quốc Hành động tiếp tục lấn lướt ở Biển Đông của Trung Quốc trong năm nay đã khiến Malaysia lần đầu lên tiếng phản đối. Tàu hải cảnh Trung Quốc tại bãi cạn Luconia nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia - Ảnh: Facebook Shahidan Kassim Các nhà quan sát thế giới tỏ ra bất ngờ trước sự lên tiếng lần...