Tàu sân bay trực thăng Mỹ tới Biển Đông
Truyền thông Trung Quốc nói hai tàu đổ bộ Mỹ tiến vào Biển Đông từ hôm 6/12, song hải quân Mỹ chưa thông báo về đợt triển khai này.
Tổ chức tư vấn Sáng kiến Thăm dò Biển Đông có trụ sở ở Bắc Kinh chuyên theo dõi hoạt động hải quân Mỹ hồi đầu tuần cho biết nhóm tác chiến tàu đổ bộ Makin Island và USS Somerset tiến vào Biển Đông từ ngày 6/12, trùng với thời điểm quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Christopher Miller tới thăm Indonesia, Philippines.
Theo đó, tàu sân bay trực thăng USS Makin Island vào Biển Đông từ phía bắc, qua đảo Đài Loan, trong khi tàu USS Somerset đi qua Philippines để vào khu vực. Hải quân Mỹ không đưa ra thông báo chính thức nào về hoạt động của hai tàu chiến này.
Trang tin js7tv của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sau đó đưa tin ba chiến hạm nước này tập trận bắn đạn thật ở địa điểm “không xác định” tại Biển Đông hôm 7/12, một ngày sau khi hai tàu đổ bộ Mỹ vào vùng biển này.
Các quan chức hải quân Mỹ giấu tên ngày 9/12 cho hay các tàu hộ vệ của Trung Quốc tập trận cách chiến hạm Mỹ hàng trăm km. Makin Island và Somerset chưa gặp phải “bất cứ hành vi thiếu an toàn hay thiếu chuyên nghiệp từ tàu Trung Quốc trên Biển Đông”.
Makin Island, Somerset cùng USS San Diego rời Bờ Tây nước Mỹ hồi tháng 10 để hoàn thành đợt diễn tập chứng nhận cuối cùng trước khi triển khai trong đơn vị thủy quân lục chiến viễn chinh số 15 (MEU 15).
Video đang HOT
Dù nhóm tác chiến đổ bộ Makin Island và MEU 15 đã hoàn thành đợt chứng nhận từ giữa tháng 11 và đi về hướng tây để tới Biển Đông, hải quân Mỹ chưa thông báo các đơn vị này được triển khai làm nhiệm vụ quốc gia.
Tàu sân bay trực thăng Makin Island hoạt động tại tây Thái Bình Dương, ngày 20/4. Ảnh: US Navy .
“Nhóm tác chiến đổ bộ Makin Island và đơn vị thủy quân lục chiến Viễn chinh 15 đang dưới quyền phụ trách của Hạm đội 7 Mỹ. Các lực lượng Mỹ thường xuyên hoạt động trong khu vực, bao gồm Biển Đông, trong hơn một thế kỷ qua, như một cam kết với ổn định khu vực cùng một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Myers Vasquez cho biết.
Vasquez khẳng định hoạt động của chiến hạm Mỹ “phù hợp với luật pháp quốc tế” và cho thấy Mỹ sẽ hoạt động tại bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.
Hải quân Mỹ cho biết nhóm tác chiến đổ bộ và đơn vị thủy quân lục chiến viễn chinh “đang triển khai các hoạt động thường lệ”, song không cung cấp thông tin chi tiết.
Mỹ nhiều lần cho chiến hạm đi qua và diễn tập trên khu vực Biển Đông, đồng thời khuyến khích cách đồng minh và đối tác tham gia hoạt động tuần tra tự do hàng hải trong khu vực.
Tàu sân bay trực thăng Makin Island là chiến hạm mới nhất thuộc lớp Wasp, được biên chế tháng 10/2009. Makin Island dài 257 m, rộng 32 m, lượng giãn nước hơn 41.000 tấn và có thể mang tối đa 30 máy bay tùy nhiệm vụ.
Somerset thuộc lớp tàu vận tải đổ bộ San Antonio, được biên chế tháng 3/2014. Chiến hạm dài 208,5 m, rộng 31,9 m, lượng giãn nước 25.000 tấn, có thể chở theo 699 binh sĩ, 4 trực thăng CH-46 hoặc hai trực thăng MV-22, hai tàu đổ bộ đệm khí hoặc hoặc một thuyền đổ bộ đa năng.
Nga muốn hồi sinh tàu sân bay duy nhất
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov có thể được sửa xong và thoát cảnh "đắp chiếu", bắt đầu ra biển chạy thử vào năm 2022.
"Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov sẽ hoàn tất sửa chữa vào mùa hè năm sau và dự kiến ra biển thử nghiệm trong năm 2022", nguồn tin giấu tên trong Tập đoàn Đóng tàu Thống nhất Nga cho biết hôm 4/12, nhưng không tiết lộ tiến độ sửa chữa chiến hạm này sau vụ cháy khoang động cơ khi bảo dưỡng tại cảng Murmansk hồi giữa tháng 12/2019.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov tại cảng Murmansk hồi năm 2019. Ảnh: TASS .
Điều tra sơ bộ cho thấy sự cố bắt nguồn từ sự tắc trách, không tuân thủ quy tắc an toàn của nhân viên kỹ thuật hàn. Ngọn lửa lan ra diện tích rộng 600 mét vuông và khiến hai người thiệt mạng, 14 người bị thương và gây hư hại nhiều hệ thống dây điện. Lực lượng cứu hỏa mất khoảng nửa ngày để dập tắt đám cháy.
Đô đốc Kuznetsov là tàu sân bay duy nhất trong biên chế hải quân Nga. Moskva gọi đây là tuần dương hạm hạng nặng mang được máy bay, nhưng nó thường được coi là hàng không mẫu hạm hoàn chỉnh.
Nga triển khai chiến hạm này tới Địa Trung Hải để tham chiến tại Syria đầu năm 2017, nhưng sự cố đứt cáp hãm đà trên tàu khiến không quân hải quân Nga mất một tiêm kích hạng nặng Su-33 và một chiến đấu cơ đa năng MiG-29K. Đô đốc Kuzetsov phải trở về nước và được đưa lên ụ nổi ngay sau đó để sửa chữa.
Tuy nhiên, ụ nổi này cũng bị chìm do sự cố về điện hồi năm 2018, gây hư hại thân tàu và khiến Nga gặp thêm nhiều khó khăn trong quá trình bảo dưỡng tàu. Hàng loạt sự cố, cũng như căng thẳng ngoại giao giữa Nga và Ukraine, quốc gia đóng tàu Đô đốc Kuznetsov dưới thời Liên Xô, khiến chiến hạm này phải "đắp chiếu" và không thể trở lại hoạt động vào năm 2021 như kế hoạch.
Covid-19 tái xâm nhập tàu sân bay Mỹ Ít nhất hai thủy thủ tàu sân bay Theodore Roosevelt được đưa lên máy bay rời tàu sau khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV. "Các thủy thủ đã khai báo sau khi xuất hiện triệu chứng và lập tức được điều trị rồi đưa ra khỏi tàu để cách ly", lực lượng không quân hải quân Mỹ cuối tuần...