Tàu sân bay Mỹ tham gia cuộc tập trận lớn nhất Nhật Bản
Hôm 3-11, Nhật Bản và Mỹ huy động 57.000 thủy thủ, lính thủy quân lục chiến và phi công tới tham dự cuộc tập trận Keen Sword.
Theo Reuters, số lượng binh sĩ tham dự cuộc tập trận Keen Sword năm nay nhiều hơn 11.000 người so với năm 2016. Nội dung các bài tập bao gồm mô phỏng không chiến, đổ bộ và phòng thủ tên lửa đạn đạo. Khoảng 47.000 nhân viên quân sự Nhật Bản – chiếm 1/5 lực lượng vũ trang nước này – đã góp mặt.
Tham dự cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay của Nhật Bản, Mỹ mang đến tàu sân bay USS Ronald Reagan, các tàu chiến và máy bay chiến đấu F-18.
“Liên minh Mỹ-Nhật là điều cần thiết để duy trì ổn định trong khu vực cũng như vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương” – Đô đốc Hiroshi Egawa, chỉ huy hạm đội Nhật Bản, phát biểu khi ở trên tàu USS Ronald Reagan.
Tham dự cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay của Nhật Bản, Mỹ mang đến tàu sân bay USS Ronald Reagan. Ảnh: Reuters
Canada cũng tham dự cuộc tập trận với 1 tàu hậu cần. Đại uý Hugues Canue nói rằng mục đích của Canada khi tham dự Keen Sword là để đánh dấu sự hiện diện quân sự ở châu Á.
Video đang HOT
Canada không phải là quốc gia phương Tây duy nhất muốn mở rộng vai trò an ninh trong khu vực. Anh và Pháp cũng đã triển khai nhiều tàu hơn trong bối cảnh Trung Quốc tăng hiện diện quân sự ở biển Đông và đẩy mạnh ảnh hưởng tại Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Các quan sát viên Anh, Pháp, Úc và Hàn Quốc sẽ theo dõi Keen Sword, bắt đầu từ ngày 5-11 và kết thúc vào ngày 8-11.
Tokyo năm nay đã gửi tàu chiến lớn nhất của mình, tàu sân bay trực thăng Kaga, qua Ấn Độ – Thái Bình Dương, bao gồm các điểm dừng ở Philippines, Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ và Singapore.
Đồng thời, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng đối thoại với các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm giảm căng thẳng giữa quân đội hai bên ở biển Đông và tăng cường hợp tác kinh tế.
Năm 2018, Bắc Kinh lên kế hoạch chi 1,11 ngàn tỉ nhân dân tệ (161 tỉ USD) cho các lực lượng vũ trang, gấp 3 lần Nhật Bản và bằng khoảng 1/3 số tiền mà Mỹ trả cho một đội quân giúp bảo vệ các hòn đảo của Nhật Bản.
Phạm Nghĩa (Theo Reuters)
Theo nld.com.vn
Sau Mỹ, đến lượt trực thăng Pháp gặp sự cố trên tàu chiến
Theo Sputnik, vụ tai nạn xảy ra ngoài khơi bờ biển Dunkirk tối thứ Tư, 17/10, nhưng chỉ được quân đội Pháp công bố rộng rãi vào hôm nay mà không tiết lộ nguyên nhân.
Theo thông báo trên trang Twitter của quân đội Pháp, 4 binh sĩ thủy quân lục chiến nước nãy đã bị thương trong vụ tai nạn liên quan đến một chiếc trực thăng trên tàu tấn công Dixmude ở biển Bắc.
Vào thời điểm xảy ra tai nạn (tối 17/10), tàu chiến nói trên nằm ở vị trí khoảng 70 hải lý ngoài khơi bờ biển Dunkirk.
Vụ tai nạn xảy ra khi chiếc trực thăng chiến đấu cố cất cánh từ tàu Dixmude để bắt đầu một chuyến bay huấn luyện. Tuy nhiên, quá trình cất cánh được cho là có vấn đề.
Bốn binh sĩ thủy quân lục chiến Pháp đã bị thương, trong đó có một người bị thương nặng. Người này được cấp cứu tại bệnh viện dã chiến ngay trên tàu, nhưng sau đó được chuyển đến một bệnh viện quân sự.
Trong khi đó, phi hành đoàn trên chiếc máy bay trực thăng không hề hấn gì.
Một cuộc điều tra đã được tiến hành để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.
Cũng trong ngày 19/10, một vụ tai nạn tương tự đã xảy ra khi tàu sân bay USS Ronald Reagan (Hạm đội 7, Mỹ_ đang hoạt động trên vùng biển Philippines.
Cụ thể, chiếc trực thăng MH-60 Seahawk của lực lượng Hải quân Mỹ đã rơi xuống boong tàu USS Ronald Reagan ngay sau khi cất cánh.
Các binh sĩ bị thương "hiện đã ổn định" và không có bất cứ thương tích nào đe doạ đến tính mạng. Một số binh sĩ đã được đưa lên bờ.
MINH HẠNH
Theo TPO/Sputnik
Xe thiết giáp Nhật lần đầu hoạt động ở nước ngoài từ sau Thế chiến 2 Binh lính Nhật Bản ngày 6.10 tham gia cuộc tập trận mang tính lịch sử tại Philippines khi lần đầu tiên xe bọc thép quân sự nước này lăn bánh trên lãnh thổ nước ngoài sau Thế chiến 2. Xe đổ bộ của Nhật tiến vào bãi biển của Philippines trong cuộc tập trận AFP AFP đưa tin một đơn vị thuộc Lữ...