Tàu sân bay Mỹ rời Trung Đông về nước
Theo các quan chức Mỹ, động thái hiếm hoi của Lầu Năm Góc duy trì hai tàu sân bay ở Trung Đông trong nhiều tuần qua hiện đã kết thúc, vì USS Theodore Roosevelt đang trên đường trở về nước
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tăng cường hiện diện của quân đội Mỹ tại khu vực để giúp bảo vệ Israel khỏi các cuộc tấn công có thể xảy ra.
Quyết định đưa USS Theodore Roosevelt hồi hương được đưa ra khi cuộc chiến ở Gaza đã bước sang tháng thứ 11, với hàng chục nghìn người thiệt mạng, và những nỗ lực quốc tế nhằm khiến Israel cùng phong trào Hamas đạt được thoả thuận ngừng bắn đã nhiều lần bị đình trệ.
Trong một số tháng đầu năm nay, tàu USS Dwight D. Eisenhower của Mỹ cũng hiện diện ở Biển Đỏ, để giúp Israel và bảo vệ các tàu thương mại và quân sự khỏi các cuộc tấn công của lực lượng Houthi. Houthi bắt đầu tấn công tàu hàng liên quan tới Israel đi qua Biển Đỏ từ tháng 11/2023. Houthi mô tả đây là hành động bày tỏ đoàn kết với 2,2 triệu người Palestine ở Gaza.
Video đang HOT
Tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower đã trở về Norfolk, Virginia vào tháng 7, sau hơn tám tháng triển khai. Sau đó, USS Theodore Roosevelt đến tiếp quản vị trí của USS Dwight D. Eisenhower tại Trung Đông.
Các chỉ huy của Mỹ ở Trung Đông từ lâu nhận định rằng sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ cùng các chiến hạm hộ tống là một biện pháp răn đe hiệu quả trong khu vực, đặc biệt là đối với Iran. Kể từ khi xung đột Israel-Hamas ở Dải Gaza nổ ra vào mùa thu năm ngoái, đã có hiện diện liên tục của tàu sân bay Mỹ trong và xung quanh khu vực. Thậm chí, có thời điểm, hai tàu sân bay Mỹ hiện diện tại Trung Đông cùng một lúc.
USS Abraham Lincoln hiện vẫn ở Vịnh Oman cùng với một số tàu chiến khác. Tàu sân bay này đã đến Trung Đông cách đây khoảng ba tuần. Ngoài ra, còn có một số chiến hạm của Mỹ ở phía Đông Địa Trung Hải, cùng hai tàu khu trục và tàu ngầm tên lửa dẫn đường USS Georgia ở Biển Đỏ.
USS Theodore Roosevelt là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân thứ tư thuộc lớp Nimitz. Tên của tàu sân bay này được đặt để vinh danh tổng thống thứ 26 của Mỹ.
Hải quân Mỹ hiện sở hữu 11 tàu sân bay. Các tàu sân bay có tuổi thọ khoảng 50 năm và sau một nửa thời gian, chúng sẽ trải qua một cuộc đại tu lớn, quá trình này có thể mất vài năm. Mỹ hiện có 4 hàng không mẫu hạm đang được bảo trì bao gồm USS George H. W. Bush, USS Gerald R. Ford, USS John C. Stennis, USS Nimitz.
Mỹ cử thêm dàn tàu chiến, chiến đấu cơ đến Trung Đông
Mỹ đang điều động một nhóm tác chiến tàu sân bay, một phi đội chiến đấu cơ và nhiều chiến hạm bổ sung đến Trung Đông trong bối cảnh khu vực này gia tăng căng thẳng sau vụ ám sát thủ lĩnh cấp cao của Hamas và chỉ huy quân sự của Hezbollah tại Liban và Iran.
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây có lẽ là đợt triển khai lớn nhất của quân đội Mỹ đến khu vực này kể từ những ngày đầu xung đột Gaza, khi Lầu Năm Góc điều động hai nhóm tác chiến tàu sân bay đến Trung Đông.
Ngày 2/8, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã ra lệnh cho nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln thay thế nhóm tác chiến USS Theodore Roosevelt, hiện đang hoạt động ở Vịnh Oman. Ngoài ra, các tàu khu trục và tàu tuần dương có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo cũng sẽ được điều đến Trung Đông và Địa Trung Hải. Bộ trưởng Austin cũng ra lệnh triển khai một phi đội chiến đấu cơ đến khu vực này.
Tàu tấn công đổ bộ USS Wasp của Mỹ vốn đang hiện diện trong khu vực, có khả năng thực hiện sơ tán công dân Mỹ tại Liban nếu được lệnh. Phó thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh nhấn mạnh: "Lực lượng phòng thủ toàn cầu của Mỹ rất cơ động và Bộ Quốc phòng vẫn duy trì khả năng triển khai trong thời gian ngắn để ứng phó với các mối đe dọa an ninh quốc gia đang phát triển".
Ngày 2/8, bà Singh nói với các phóng viên rằng quyết định tăng cường năng lực quân sự của Mỹ ở Trung Đông được đưa ra sau các cuộc điện đàm cấp cao với các quan chức Israel. Bộ trưởng Quốc phòng Austin đã có cuộc gọi với người đồng cấp Israel Yoav Gallant vào sáng sớm 2/8. Bà Singh bổ sung rằng một cuộc điện đàm khác đã diễn ra trước đó giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vào 1/8.
"Chúng tôi hiểu rằng Lãnh tụ Tối cao Iran có ý định trả thù cho vụ giết hại một thủ lĩnh Hamas ở Tehran, và rằng họ muốn tiến hành một cuộc tấn công khác vào Israel. Chúng ta không thể chỉ dự đoán có nguy cơ trở thành nạn nhân của cuộc tấn công như vậy mà cần phải đảm bảo có đủ nguồn lực và năng lực phù hợp trong khu vực", Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói.
Iran đã cảnh cáo sẽ tấn công Israel để đáo trả vụ ám sát thủ lĩnh chính trị Hamas Ismail Haniyeh tại Tehran hôm 30/7. Israel chưa bình luận về vụ giết người này.
Kênh CNN (Mỹ) đưa tin, các quan chức nước này dự đoán cuộc tấn công của Iran có thể xảy ra trong những ngày tới và Washington đang theo dõi chặt chẽ khu vực. Các quan chức cho biết cuộc tấn công này có thể tương tự như loạt tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái mà Iran phóng vào Israel trong tháng 4, nhưng cũng có thể lớn hơn và phức tạp hơn, được phối hợp với Hamas, Hezbollah.
Lãnh đạo Hezbollah Hassan Nasrallah ám chỉ rằng một cuộc tấn công phối hợp vào Israel có thể diễn ra, sau khi Israel ám sát một trong những chỉ huy cấp cao của phong trào tại Beirut chưa đầy 24 giờ trước khi ông Haniyeh bị giết.
"Vì họ đã gây chiến với tất cả mọi người, nên họ không biết phản ứng sẽ đến từ đâu ... phản ứng sẽ đến riêng lẻ hoặc phối hợp", ông nói trong bài phát biểu hôm 1/8.
Triều Tiên cảnh báo về việc tàu sân bay Mỹ cập cảng Hàn Quốc Ngày 24/6, Triều Tiên cảnh báo về việc Mỹ triển khai một tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân tới Bán đảo Triều Tiên, nhấn mạnh Bình Nhưỡng sẵn sàng thực hiện các biện pháp răn đe mạnh mẽ đối với động thái này. Tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Theodore Roosevelt của Mỹ (giữa) tham gia...