Nhiệt độ nước biển tăng làm bão Francine mạnh lên
Giới chuyên gia cho biết nước ấm ở Vịnh Mexico đã làm cho bão Francine mạnh lên nhanh chóng, gây nguy hiểm hơn khi đổ bộ vào bang Louisiana (Mỹ).
Mây đen bao phủ bầu trời khi bão Francine bắt đầu đổ bộ New Orleans, bang Louisiana, Mỹ ngày 11/9/2024. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Nước biển ấm là yếu tố cần thiết để hình thành và tăng cường bão. Nhiệt giúp nước bốc hơi nhanh hơn, tiếp thêm nhiên liệu cho bão và tạo ra nhiều mưa hơn. Cơn bão Francine hiện nay đã đi qua vùng nước có nhiệt độ bề mặt cao hơn mức trung bình, có nhiệt độ khoảng 30 – 31 độ C.
Mức nhiệt ở tầng nước sâu hơn bên dưới biển cũng đóng vai trò quan trọng khi bão qua. Gần đây, tầng nước này đã ấm lên kỷ lục. Theo chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Trường Khoa học Biển, Khí quyển và Trái đất Rosenstiel của Đại học Miami, ông Brian McNoldy, lớp này hiện giữ nhiệt nhiều hơn bất kỳ thời điểm nào trong thập kỷ qua. Và bão Francine đã đi qua một vùng xoáy nước đặc biệt nóng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chuyên gia McNoldy cho biết rất may là Francine vốn không phải là cơn bão lớn, nên không tác động đến nước ở tầng sâu hơn tại Vịnh Mexico. Hơn nữa, gần bờ biển, nước mát hơn một chút so với mức trung bình, nghĩa là có ít năng lượng hơn để khiến cơn bão tăng cấp.
Theo chuyên gia trên, “đây là tin tốt”. Ngoài ra, theo ông Bob Smerbeck, một nhà khí tượng học cao cấp tại AccuWeather, không khí khô gần đó đã làm suy yếu sự phát triển của bão.
Mặc dù vậy, gió là một điều kiện để cơn bão mạnh lên nhanh chóng. Vào chiều 10/9, bão Francine có sức gió 105 km/h. Một ngày sau, sức gió đã lên tới 161 km/h. Kiểu thay đổi nhanh này có thể khiến bão trở nên nguy hiểm hơn, nhanh hơn, gây bất ngờ trên đường đi của nó.
Nhà nghiên cứu về bão tại Đại học Princeton, đồng thời là Giám đốc Viện Môi trường High Meadows, ông Gabriel Vecchi cho biết: “Các mô hình dự báo cho biết hiện tượng này sẽ trở nên phổ biến hơn nhiều trong thế kỷ 21, khi tình trạng nóng lên toàn cầu tiếp tục gia tăng”.
Trước đó, các nhà dự báo thời tiết liên bang Mỹ đã dự đoán một mùa bão dữ dội. Bão Beryl hình thành sớm hơn dự kiến, vào cuối tháng 6 và đạt Cấp 5. Nhưng vào giữa mùa, hoạt động của bão khá ôn hòa, chỉ có 6 cơn bão được đặt tên trong mùa bão Đại Tây Dương này. Chuyên gia nghiên cứu bão và khí hậu tại Đại học Miami, ông Robert West cho biết tháng 8 năm nay đặc biệt yên tĩnh. Tuy nhiên, ông cảnh báo nhiệt độ ấm hơn ở Vịnh Mexico sẽ tiếp tục cung cấp nhiên liệu cho các trận bão. Mặc dù vậy, các nhà dự báo liên bang cho rằng với hiện tượng La Nina, nhiệt độ bề mặt nước sẽ mát hơn ở một số vùng của Thái Bình Dương, nhờ đó sẽ giảm gió và suy yếu bão.
Bão Francine nâng cấp đ.e dọ.a khu vực bờ biển nước Mỹ
Ngày 10/9, bão Francine đã gia tăng sức mạnh và trở thành bão cấp 1 khi tiến gần tới bang Louisiana phía Nam nước Mỹ.
Bão nhiệt đới Debby đổ bộ gây ngập lụt tại bang Florida, Mỹ ngày 5/8/2024. Ảnh: AP/TTXVN
Cơn bão đang gây lo ngại gây sóng dâng, mưa lớn và lũ lụt dọc theo bờ Vịnh Mexico.
Theo thông báo từ Trung tâm Bão quốc gia (NHC) Mỹ, bão Francine hiện di chuyển với vận tốc gió 120 km/h và có khoảng 24 giờ để gia tăng sức mạnh trên vùng nước ấm trước khi gặp điều kiện gió mạnh gần bờ biển Louisiana. Hiện tại, cảnh báo bão đã được ban bố đối với một phần bờ biển Louisiana.
NHC dự báo bão Francine có thể tăng cường nhanh chóng khi đi qua Vịnh Mexico, nhưng dự kiến sẽ suy yếu khi đổ bộ đất liền. NHC cũng cảnh báo sóng biển có thể dâng cao tới 3 mét, đ.e dọ.a tính mạng người dân các khu vực dọc bờ biển Louisiana và Mississippi, trong khi lượng mưa lớn và lũ lụt có thể xảy ra tại khu vực Vịnh Florida trong ngày 12/9.
Thống đốc bang Louisiana Jeff Landry đã yêu cầu Tổng thống Mỹ Joe Biden ban bố tình trạng khẩn cấp đối với khu vực này, nhấn mạnh rằng sự hỗ trợ ở cấp liên bang sẽ giúp người dân bảo vệ được tính mạng và tài sản. Hiện Lực lượng Vệ binh quốc gia Louisiana cũng đang huy động trực thăng, thuyền và vật tư để chuẩn bị cho việc sơ tán cư dân và cứu hộ - cứu nạn.
Đường đi của bão được cho là một thách thức lớn đối với cho các nhà máy xuất khẩu khí hóa lỏng (LNG) mới xây dựng tại Vịnh Mexico. Khu vực này cung cấp khoảng 15% sản lượng dầu của Mỹ và 2% sản lượng khí tự nhiên.
Để đề phòng ảnh hưởng của bão Francine, các công ty năng lượng đã ngừng sản xuất 412.070 thùng dầu/ngày, tương đương khoảng 24% sản lượng dầu của Mỹ ở vịnh Mexico, và sơ tán công nhân của 30 giàn khoan. Trong khi đó, sản lượng khí tự nhiên khai thác tại khu vực này cũng giảm khoảng 26%.
Bang Louisiana từng hứng chịu cơn bão Katrina - một trong những cơn bão tàn phá nhất trong lịch sử nước Mỹ, cướp đi sinh mạng của hơn 1.800 người trong năm 2005. Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu dường như đang khiến các cơn bão xuất hiện ngày càng nhiều hơn và khốc liệt hơn, được tiếp sức bởi tình trạng ấm lên của đại dương.
Mỹ bán quyền khai thác điện gió đầu tiên ở Vịnh Mexico Ngày 20/7, chính quyền Mỹ đã công bố thương vụ bán quyền khai thác điện gió ngoài khơi đầu tiên ở Vịnh Mexico nhằm tiếp tục thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở nước này. Ảnh minh họa: NOAA Phóng viên TTXVN dẫn thông báo của Bộ Nội vụ Mỹ cho biết buổi đấu giá sẽ diễn ra vào ngày 29/8....