Tàu sân bay Mỹ nhận món quà 32 tấn từ chiến hạm USS Enterprise
Chiếc mỏ neo nặng 32 tấn từ tàu sân bay USS Enterprise ngưng hoạt động sẽ được chuyển giao cho siêu hàng không mẫu hạm USS George Washington để tiếp tục hoạt động thêm 25 năm.
Tàu sân bay năng lượng hạt nhân đầu tiên của thế giới USS Enterprise (CVN-65), còn có biệt danh là Big E đã ngừng hoạt động từ 2017 nhưng một số linh kiện trên tàu vẫn được trưng dụng để tiếp tục hoạt động trên các tàu sân bay khác, báo Stars and Stripes cho biết.
Hàng trăm bộ phận trên tàu đã được tháo để lắp đặt cho tàu khác, từ linh kiện máy phóng đến cánh quạt động cơ. Đặc biệt, nhà máy đóng tàu Newport News Shipbuilding mới đây đã công bố một ví dụ về việc các thành phần của Big E sẽ tiếp tục gắn bó với Hải quân Mỹ trong nhiều thập niên tới.
Cụ thể chiếc mỏ neo nặng 32 tấn trên Big E đã được tân trang lại để sử dụng trên tàu sân bay USS George Washington (CVN-73). Chiếc neo sẽ giúp cố định vị trí của CVN-73 khi neo trong 25 năm tới.
Trong quá trình đại tu giữa vòng đời của tàu sân bay CVN-73, các kỹ sư đã phát hiện một trong các mỏ neo của tàu cần được thay thế. Thay vì sản xuất một cái mỏ neo mới, họ đã trưng dụng cái sẵn có từ tàu sân bay Big E.
Video đang HOT
Chiếc mỏ neo nặng 32 tấn của tàu sân bay USS Enterprise sẽ được trưng dụng để lắp cho tàu sân bay USS George Washington. Ảnh: HUNTINGTON INGALLS INDUSTRIES.
Việc trưng dụng mỏ neo của tàu sân bay Big E đã tiết kiệm cho Hải quân Mỹ một số tiền đáng kể, nhưng điều quan trọng hơn là rút ngắn thời gian. Chris Miner, Phó chủ tịch nhà máy đóng tàu Newport nói: Đó là một chiến thắng lớn đối với chúng tôi khi có thể sử dụng mỏ neo của CVN-65″.
USS Enterprise được đóng mới vào cuối những năm 1950 và được đưa vào hoạt động từ năm 1961. Nó được triển khai lần đầu trong cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, đến các cuộc chiến tranh ở Iraq, Afghanistan. Đợt triển khai chiến đấu cuối cùng của tàu diễn ra vào năm 2012.
Năm 2013, tàu được kéo từ Norfolk đến xưởng đóng tàu Newport News để ngừng hoạt động. Hải quân Mỹ vẫn đang cân nhắc các phương án để xử lý tàu. USS Enterprise được trang bị tới 8 lò phản ứng hạt nhân đưa nó trở thành tàu duy nhất có cấu hình như vậy.
Các tàu sân bay lớp Nimitz và lớp Ford tiếp theo được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân. Việc sử dụng các bộ phận của Big E đã là một câu chuyện thành công tốt đẹp. Một trong những mỏ neo khác của tàu đã được sử dụng trên tàu sân bay USS Abraham Lincoln (CVN-72).
Hơn 13 tấn thép của Big E được tái chế để sử dụng trên tàu sân bay USS Enterprise mới, còn gọi là CVN-80. Nó là tàu sân bay thứ 3 thuộc lớp Ford và đang được đóng mới tại Newport News. Một số thiết bị của máy phóng và cáp hãm đà của Big E được sử dụng trên tàu sân bay lớp Nimitz.
Ông Miner cho biết nhà máy đã tân trang lại một số bộ phận nhỏ và lưu trữ để sử dụng trong tương lai. Dù CVN-65 đã có thời gian sử dụng hơn nữa thế kỷ, nhưng không phải tất cả bộ phận đều được sản xuất từ năm 1961. Con tàu được hiện đại hóa theo thời gian với một số linh kiện mới.
Nhưng mỏ neo là một ngoại lệ, nó được chế tạo vào năm 1957 và vẫn còn rất tốt để tân trang lại và tiếp tục sử dụng.
Theo Zing.vn
Iran "tố" châu Âu không tuân theo thỏa thuận hạt nhân
Tuyên bố cho thấy tương lai của thỏa thuận hạt nhân Iran đang ngày càng u ám.
Tehran mới cáo buộc các nước châu Âu tham gia ký kết đã không tuân thủ các nghĩa vụ theo thỏa thuận hạt nhân giữa Iran và nhóm P5 1 (JCPOA) năm 2015, cảnh báo rằng nước này "sẽ không để bị lợi dụng".
Giám đốc cơ quan năng lượng hạt nhân Iran Ali Akbar Salehi.
Giám đốc cơ quan năng lượng hạt nhân Iran Ali Akbar Salehi, cho biết: "Đáng tiếc là châu Âu đã không thực hiện được các cam kết. Thỏa thuận này không phải con đường một chiều và Iran sẽ có hành động tương ứng, như chúng tôi đã làm cho đến nay, bằng cách giảm dần việc tuân theo các cam kết".
Tuy nhiên, sau cuộc gặp với người đứng đầu cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hợp Quốc (IAEA), ông Salehi tuyên bố Tehran vẫn hy vọng rằng thỏa thuận có thể được cứu vãn và tất cả các bên sẽ giữ nguyên thỏa thuận.
Theo thỏa thuận JCPOA, Iran hạn chế chương trình theo đuổi hạt nhân để đổi lấy việc Mỹ và phương Tây giảm nhẹ các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận này hồi năm ngoái cùng việc áp đặt các lệnh trừng phạt bóp nghẹt ngành dầu mỏ của Tehran đã khiến JCPOA "lâm nguy"
Pháp, Đức và Anh đã cố gắng khởi động một cơ chế thương mại trao đổi với Iran để giúp nước này giảm thiệt hại từ các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, Tehran vẫn còn nghi ngại và đã đặt ra thời hạn 60 ngày để châu Âu biến kế hoạch này thành hiện thực.
Theo kinhtedothi
Trump hé lộ với Duterte về sự hoạt động của 2 tàu ngầm hạt nhân gần Philippines Báo Mỹ Los Angeles Times ngày 6/9 đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đây từng tiết lộ với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tằng, Mỹ có hai tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đang hoạt động trong khu vực. Một tàu ngầm của Hải quân Mỹ. Ảnh: National Interest. Trước đó, báo Mỹ Washington Post đăng nội dung cuộc...