Tàu sân bay Mỹ ‘ngán’ tên lửa chống hạm Trung Quốc?
Các chuyên gia quốc phòng Mỹ đã nghiên cứu tỉ mỉ tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc, cảnh báo rằng nó có thể đánh bại tàu sân bay của Mỹ.
Tàu sân bay USS George Washington – Ảnh: Reuter
Trong một bài viết “phải đọc” của tổ chức Jamestown Foundation (Mỹ) trên tờ The Diplomat ngày 27.10, chuyên gia quốc phòng Harry Kazianis dẫn các nghiên cứu và phân tích của các chuyên gia quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc sẽ dùng DF-21D để nhận chìm tàu sân bay của Mỹ.
Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D cũng được các chuyên gia thế giới đánh giá là “con át chủ bài” của Trung Quốc nhằm đối phó với hạm đội tàu sân bay USS George Washington đóng ở Nhật Bản, nếu xảy ra xung đột.
DF-21D, với tầm bắn tới 3.000 km, là loại tên lửa đầu tiên và duy nhất của thế giới có khả năng tấn công tàu sân bay đang di chuyển, tờ South China Morning Post dẫn lời nhận định các chuyên gia.
Ông Kazianis cho biết các nhà nghiên cứu đang tranh luận liệu các hệ thống phòng thủ tên lửa, chẳng hạn Aegis, của Mỹ có thể bảo vệ các tàu sân bay của Mỹ trước những cuộc tấn công bằng DF-21D của Trung Quốc hay không.
Nhưng rõ ràng, nếu Trung Quốc bắn cùng một lúc nhiều DF-21D từ các bệ phóng di động trên mặt đất, chúng có thể đánh bại tàu sân bay Mỹ, theo ông Kazianis.
Video đang HOT
Theo hãng tin AP, Lầu Năm Góc trong nhiều năm qua đã hết sức lo ngại về việc Trung Quốc phát triển DF-21D.
Giáo sư Toshi Yoshihara, thuộc Đại học U.S Naval War College, nhận định rằng với DF-21D, Mỹ sẽ không còn vị thế độc tôn về sức mạnh hải quân như đã từng có kể từ kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2.
Một bài báo của Tân Hoa xã hồi năm 2008 từng vẽ ra viễn cảnh Trung Quốc dùng DF-21D đánh tàu sân bay USS George Washington, nếu Mỹ hỗ trợ Đài Loan chống Trung Quốc.
Tân Hoa xã cho rằng Trung Quốc sẽ tiến hành ba đợt tấn công sử dụng DF-21D: đợt 1, bắn DF-21D chọc thủng thân tàu USS George Washington; đợt 2, bắn DF-21D kết hợp với không kích bằng máy bay để hủy hoại động cơ tàu sân bay và đợt tấn công 3 bằng DF-21D sẽ “nhận chìm USS George Washington xuống đáy đại dương”.
Theo nhận định tạp chí quốc phòng Defense System của Mỹ, tính đến đầu năm 2013, tên lửa DF-21D (được cho là triển khai vào năm 2009) vẫn chưa bước vào giai đoạn triển khai thực chiến, nhưng dự kiến nó sẽ hình thành đầy đủ khả năng chiến đấu vào cuối năm nay.
Theo ANTĐ
Mỹ đối phó sát thủ diệt tàu sân bay của TQ thế nào?
Nếu Trung Quốc bắn cùng một lúc nhiều DF-21D, chúng có thể đánh bại tàu sân bay Mỹ, chuyên gia quốc phòng Mỹ- Harry Kazianis cho biết.
Báo TN dẫn nguồn The Diplomat cho biết, các chuyên gia quốc phòng Mỹ đã nghiên cứu tỉ mỉ tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc, cảnh báo rằng nó có thể đánh bại tàu sân bay của Mỹ.
Theo tin của tờ The Diplomat ngày 27/10, chuyên gia quốc phòng Harry Kazianis dẫn các nghiên cứu và phân tích của các chuyên gia quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc sẽ dùng DF-21D để nhận chìm tàu sân bay của Mỹ. DF-21D được xem là "con át chủ bài" của Trung Quốc nhằm đối phó với hạm đội tàu sân bay USS George Washington đóng ở Nhật Bản, nếu xảy ra xung đột.
DF-21D có tầm bắn tới 3.000 km, là loại tên lửa đầu tiên và duy nhất của thế giới có khả năng tấn công tàu sân bay đang di chuyển từ các bệ phóng di động trên mặt đất. Ông Kazianis cho biết các nhà nghiên cứu đang tranh luận liệu các hệ thống phòng thủ tên lửa, chẳng hạn Aegis, của Mỹ có để bảo vệ các tàu sân bay của Mỹ trước những cuộc tấn công bằng DF-21D của Trung Quốc hay không. Nếu Trung Quốc bắn cùng một lúc nhiều DF-21D, chúng có thể đánh bại tàu sân bay Mỹ.
Tàu sân bay USS George Washington - Ảnh: TNO
Giáo sư Toshi Yoshihara, thuộc Đại học U.S Naval War College, nhận định rằng với DF-21D, Mỹ sẽ không còn vị thế độc tôn về sức mạnh hải quân như đã từng có kể từ kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2.
Một bài báo của Tân Hoa xã hồi năm 2008 từng vẽ ra viễn cảnh Trung Quốc dùng DF-21D đánh tàu sân bay USS George Washington, nếu Mỹ hỗ trợ Đài Loan chống Trung Quốc.
Tân Hoa xã cho rằng Trung Quốc sẽ tiến hành ba đợt tấn công sử dụng DF-21D: đợt 1, bắn DF-21D chọc thủng thân tàu USS George Washington; đợt 2, bắn DF-21D kết hợp với không kích bằng máy may để hủy hoại động cơ tàu sân bay và đợt tấn công 3 bằng DF-21D sẽ "nhận chìm USS George Washington xuống đáy đại dương".
Theo nhận định tạp chí quốc phòng Defense System của Mỹ, tính đến đầu năm 2013, tên lửa DF-21D (được cho là triển khai vào năm 2009) vẫn chưa bước vào giai đoạn triển khai thực chiến, nhưng dự kiến nó sẽ hình thành đầy đủ khả năng chiến đấu vào cuối năm nay.
Tới thời điểm này, Mỹ cũng đã có những động thái nhất định nhằm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.
DT ngày 4/7/2013 dẫn báo chí nước ngoài nhận định, Mỹ thổi phồng uy lực của "sát thủ tàu sân bay" Trung Quốc để mượn cớ tiếp tục mở rộng sức mạnh trên biển tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Để ưng pho với mối đe dọa tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Trung Quốc, Lầu Năm Góc có kế hoạch tăng cường chế tạo tàu sân bay cỡ vừa và nhẹ, phát triển máy bay chiến đấu tầm xa mới.
Ngoài ra, để bảo đảm an toàn cho 3 hạm đội tàu sân bay triển khai ở các vùng biển Đông Á, quân Mỹ muốn triển khai nhiều tàu chiến Aegis hơn ở vùng biển này, đồng thời tiếp tục xây dựng mạng lưới phòng thủ tên lửa ở khu vực Đông Á.
Tạp chí "Kính tiềm vọng-2" Nga chỉ ra quân Mỹ có một "bí mật công khai": Tất cả các hạm đội tàu sân bay quân Mỹ có thể đều mang theo vũ khí hạt nhân chiến thuật, từ đó trở thành công cụ trên biển có sức răn đe hạt nhân.
Lầu Năm Góc nhấn mạnh mối đe dọa tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Trung Quốc là có ý đồ chứng minh quân Mỹ không thể dễ dàng từ bỏ vũ khí hạt nhân trang bị cho tàu chiến. Nếu Quân đội Trung Quốc sử dụng vũ khí dẫn đường chính xác đe dọa biên đội tàu sân bay Mỹ, quân Mỹ có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trên tàu chiến tiến hành đáp trả.
Trong khi đó, trong bản báo cáo "Sự phát triển của hải quân Trung Quốc và đối sách của Mỹ" được công bố hồi tháng 3, ông Ronald O'Rourke cho rằng, có thể kết hợp các biện pháp khác nhau để ngăn chặn tên lửa của Trung Quốc dựa vào các giai đoạn khác nhau của tên lửa này. Các giai đoạn này bao gồm phát hiện và nhận dạng tàu mục tiêu, giai đoạn dữ liệu được truyền tới bệ phóng tê lửa, giai đoạn phóng tên lửa chống hạm và giai đoạn tên lửa tiếp tục tìm kiếm mục tiêu.
Ông Ronald O'Rourke đưa ra một số đối sách. Trước tiên, hải quân Mỹ có thể tăng khả năng phát sóng điện từ hoặc tận dụng các thiết bị gây nhiễu làm rối loạn đối phương. Tiếp đó, phía Mỹ có thể dùng hệ thống tương ứng khiến hệ thống định vị không hoạt động, từ đó bắn tan các tên lửa này ở những giai đoạn khác nhau, hoặc giăng bẫy đánh lừa các tên lửa này.
Ngoài ra, phương pháp bắn phá tên lửa đạn đạo chống hạm trong khi tên lửa đang bay còn bao gồm việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa với nhiều phiên bản, trong đó có cả tên lửa SM-3 Block IIA. Nhưng hải quân Mỹ cũng phải tăng cường mua tên lửa đánh chặn ở các căn cứ hải quân, tên lửa này được dùng để thay thế các tên wlar SM-2 Block IV.
Ông Ronald O'Rourke cũng cho rằng, quốc hội Mỹ nên xem xét khả năng phòng thủ tên lửa và khả năng tác chiến phòng không của tàu khu trục Arleigh Burke Flight III (DDG-51) sẽ được trang bị năm 2016, xem xét tàu này có khả năng thực hiện phòng thủ tên lửa và trên không chống lại các vũ khí của Trung Quốc, bao gồm cả tên lửa đạn đạo chống tàu hay không.
Theo Phunutoday
Tàu chiến, máy bay Mỹ xuất hiện khắp Châu Á Một chỉ huy hải quân cấp cao của Mỹ mới đây tiết lộ, nước này đã tăng đáng kể số lượng tàu chiến và máy bay được triển khai trên khắp khu vực Châu Á bất chấp việc Washington cắt giảm ngân sách. Nỗ lực này đã giúp củng cố thêm cho "chiến lược chuyển hướng trọng tâm" vào Châu Á của Mỹ....