Tàu ngầm Varshavyanka – Kẻ săn mồi giấu mặt
Theo kênh truyền hình “Ngôi sao” (Zvezda) của Nga, tàu ngầm mới thuộc Dự án 636, lớp Varshavyanka là loại tàu ngầm đặc biệt với khả năng “tàng hình” có một không hai.
Trong nhiều trường hợp, các thiết bị phát hiện vật thể dưới nước trở nên bất lực. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên NATO gọi chúng là “hố đen” trên đại dương.
Ưu điểm vượt trội
Tiếng ồn từ động cơ của Varshavyanka bình thường khó có thể nhận biết, dù con tàu có kích thước to lớn này (dài hơn 70 m) vận hành ở độ sâu 2 m. Thép không nhiễm từ, chân vịt có thể thu gọn, các bệ đỡ động cơ có đệm, lớp vỏ ngoài cách âm đặc biệt – đảm bảo cho con tàu có khả năng “ngậm tăm” khi di chuyển, khiến kẻ thù khó có thể phát hiện. Ở chế độ chạy bằng động cơ điện, Varshavyanka hầu như không phát ra tiếng động và có thể “lẻn” tới rất gần mục tiêu. Theo một số thông tin, vụ chiếc tàu ngầm xuất hiện ngoài khơi bờ biển Thụy Điển sau đó lặng lẽ chuồn êm có thể là một phiên bản của tàu ngầm Varshavyanka.
Tàu ngầm lớp Varshavyanka của Nga.
Người ta nói rằng khó có thể tìm thấy một con mèo đen trong phòng tối. Và đúng như vậy, việc phát hiện Varshavyanka rất khó khăn, ngay cả với các thiết bị định vị sóng âm thanh hiện đại nhất. Do môi trường biển bình thường đã có tiếng ồn, việc theo dõi tàu Varshavyanka là rất khó. Theo nhà máy Admiralty Verfi, nơi đóng các con tàu này, tàu ngầm lớp Varshavyanka có ưu điểm vượt trội so với các tàu ngầm phi hạt nhân hiện đại nhất. Vấn đề không chỉ ở khả năng tàng hình, sự vượt trội của tàu ngầm còn là khả năng phát hiện mục tiêu từ xa, nhờ tổ hợp dẫn đường quán tính mới nhất tích hợp với hệ thống thông tin – điều khiển tự động hiện đại, cũng như kho tên lửa – ngư lôi ấn tượng.
Bắn tên lửa Kalibr từ dưới nước
Một tháng trước đây, tàu ngầm diesel – điện đầu tiên thuộc Dự án 636 của Hải quân Nga, có tên gọi Novorossiysk và được chế tạo cho Hạm đội Biển Đen, đã được chuyển giao sau quá trình chạy thử và được đưa tới căn cứ hải quân ở Novorossiysk. Đây là chiếc đầu tiên trong 6 tàu ngầm Dự án 636 đóng cho Hạm đội Biển Đen. Chỉ huy tàu Novorossiysk, Trung tá Hải quân Konstantin Tabachnyi, cho biết con tàu có thể hoạt động ở vùng nước nông, tầm hoạt động rộng, có thể bắn tên lửa – ngư lôi ở mọi độ sâu. Ông Tabachnyi khẳng định: “Chúng tôi không có đối thủ cạnh tranh cả ở Biển Đen, Địa Trung Hải, Biển Baltic, hay Biển Barents”.
Tên lửa hành trình Kalibr.
Vũ khí trang bị cho tàu Varshavyanka gồm 6 ống phóng ngư lôi với tổng cộng 18 quả ngư lôi hoặc 4 tổ hợp tên lửa hành trình nổi tiếng Kalibr (hay Club). Các tên lửa này có thể phóng đi trực tiếp dưới nước. Tốc độ dưới nước của tàu là gần 20 hải lý/h, và có thể lặn sâu 300 m. Thủy thủ đoàn gồm 52 người, tàu có thể vận hành tự động trên biển 6 tháng, với tầm hoạt động 7.500 hải lý (nếu tăng lượng nhiên liệu dự trữ).
Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Chirkov cho biết trong số 6 tàu ngầm thuộc lớp này, 2 chiếc đã thượng cờ Hải quân Nga – một chiếc nữa sẽ được đưa vào trực chiến và tới cuối năm 2015, Hải quân Nga sẽ được chuyển giao một tàu ngầm nữa với tên gọi Krasnodar. Theo ông Chirkov hiện Admiralty Verfi đang tích cực hoàn thiện 2 tàu ngầm Dự án 636 – Kolpino và Velikyi Novgorod – dự kiến sẽ chuyển giao cho Hải quân cho đến cuối năm 2016. Với sự hiện diện của các tàu ngầm trên giai đoạn 2015 – 2016, Hạm đội Biển Đen sẽ hoàn toàn cách tân lực lượng tàu ngầm. Hạm đội này sẽ sở hữu nhóm tàu ngầm có khả năng hoạt động xa, tự vận hành, trang bị hệ thống vũ khí hiện đại, hệ thống định vị và kỹ thuật vô tuyến hiệu quả.
Video đang HOT
Thép không nhiễm từ
Varshavyanka được ra đời đã lâu. Năm 1984, chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp này đã ra biển trong thời gian 10 tháng. Trong suốt thời gian này, Mỹ đã không thể phát hiện con tàu, do đó NATO gọi tàu ngầm thuộc lớp này là “hố đen”.
Theo Giám đốc Admiralty Verfi, Alexander Buzakov, Dự án 636 là phiên bản cải tiến, nâng cấp của tàu ngầm Varshavyanka đầu tiên. Thân tàu có hình giống thân cá voi, đạt tốc độ ấn tượng dưới nước – gần 20 hải lý/h. Điều này là nhờ hình dáng khí động học của thân tàu, được tạo thành từ một khối kim loại duy nhất. Việc gắn các tấm kim loại với nhau sử dụng phương pháp hàn tự động đặc biệt, mỗi mối hàn được kiểm tra sức bền bằng X – quang và siêu âm.
Trang thiết bị trên tàu tương đối tiện nghi cho thủy thủ đoàn. Trên tàu có điều hòa nhiệt độ, vòi tắm hoa sen, hệ thống xử lý chất thải nâng cấp. Phòng ngủ có thể nhanh chóng chuyển đổi thành phòng mổ. Tàu cũng được trang bị các thiết bị y tế cần thiết. Tất cả mọi thiết bị, thậm chí điều hòa nhiệt độ, đều được xử lý để giảm tiếng ồn, nhằm hạn chế khả năng tàu bị phát hiện.
Việc giảm tiếng ồn cũng được xem xét trong quá trình chế tạo thép làm vỏ tàu. Đây là một loại thép đặc biệt, có từ tính thấp, tức là, làm giảm đáng kể từ trường. Thân chính của tàu thậm chí không nhiễm từ. Ngoài ra, lớp vỏ bên ngoài được bọc cao su để đảm bảo không bị radar đối phương phát hiện. Trục chính của tàu không xoay trên các vòng bị kim loại mà là moay – ơ gỗ… được chế tạo từ gỗ cây bakaut đặc biệt cứng.
Điểm thú vị của Varshavyanka là có thể “nghe” thấy các vật thể từ khoảng cách xa. Theo Giám đốc Buzakov, trong quá trình đóng, hệ thống định vị của tàu Dự án 636 sử dụng yếu tố nền tảng mới làm tăng đáng kể “độ nhạy” các thiết bị.
Vũ khí trên tàu có thể tiêu diệt cả các mục tiêu dưới nước, trên mặt nước cũng như trên đất liền. Các nhà phát triển hệ thống vũ khí cho Varshavyanka khẳng định một số tính năng và khả năng chiến đấu của con tàu nhỏ này còn trội hơn tàu ngầm hạt nhân hạng nặng. Nhìn chung, theo Kỹ sư trưởng Cục thiết kế hàng hải TƯ Rubin, ông Igor Molchanov, Dự án 636 hoàn toàn có thể là sự chuyển đổi thành công trong quá trình chế tạo các tàu ngâm phi hạt nhân mới thế hệ tiếp theo.
Theo Duy Trinh
baotintuc.vn
Điểm mặt các tàu chiến mới nhất của Hải quân Nga tại IMDS 2015
Với khẩu hiệu "Thông qua hợp tác, hướng tới hòa bình và tiến bộ", từ 1-5/7 tại trung tâm hội chợ triển lãm LenExport ở thủ đô phương Bắc St. Petersburg của Nga diễn ra Triển lãm Hải quân quốc tế lần thứ 7 (IMDS 2015) với sự tham gia của hơn 450 doanh nghiệp trong đó có 40 công ty nước ngoài thuộc 27 quốc gia trên thế giới.
Các chiến hạm Nga tại triển lãm IMDS 2015.
Tàu ngầm diesel-điện Stary Oskol (Dự án 636 lớp Varshavyanka).
Tàu hộ vệ tên lửa Stoiky (Dự án 22380, lớp Steregushchy).
Tàu đổ bộ đệm khí cỡ nhỏ Evghenii Kocheskov (Dự án 12322, lớp Zybr).
Gian trưng bày của Công ty Đóng tàu thống nhất Nga USC.
Tàu ngầm diesel-điện lớp Amur-1650 (Dự án 677E).
Tàu ngầm diesel-điện Dự án 877.
Tàu ngầm cỡ nhỏ linh hoạt lớp Piranha-T.
Mô hình tàu sân bay thế hệ mới của Nga.
Điểm đáng chú ý của IMDS 2015 là sự vắng mặt các tàu nước ngoài do các biện pháp bao vây cấm vận của phương Tây, song triển lãm không vì thế kém phần thú vị.
Tại lễ khai mạc, Tham mưu trưởng Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Chirkov cho biết triển lãm giới thiệu tất cả các phương tiện khí tài hải quân mới nhất của Nga.
Hơn 30 tàu chiến, tàu chiến đấu nhỏ và tàu hỗ trợ của Nga xuất hiện tại triển lãm. Trong số này, đáng kể là tàu ngầm diesel-điện Stary Oskol (Dự án 636 lớp Varshavyanka) được chuyển giao cho Hải quân Nga ngay tại triển lãm; tàu hộ vệ tên lửa Stoiky (Dự án 22380, lớp Steregushchy); tàu đổ bộ đệm khí cỡ nhỏ Evghenii Kocheskov (Dự án 12322, lớp Zybr); tàu rà phá thủy lôi Aleksander Obukhov; tàu chống biệt kích Grachonok; cũng như tàu đổ bộ đệm khí cao tốc lớp Dyugon; tàu tuần tra Raptor (Dự án 03160)...
Tại triển lãm, mô hình của những loại tàu chiến trong tương lai của Hải quân Nga cũng được trưng bày. Đáng chú ý nhất là dự án tàu sân bay hạt nhân thế hệ mới của Nga 23000E Storm với 2 đường băng, lượng giãn nước từ 95-100.000 tấn chở được 90 máy bay các loại.
Ngoài ra, Trung tâm Krylov cho biết đang thiết kế tàu đổ bộ chở trực thăng cỡ lớn mã hiệu Lavina để hoàn toàn thay thế tàu Mistral của Pháp.
Được biến tàu lớp Lavina có năng lực gấp đôi Mistral, có thể mang theo 16 trực thăng, 450 lính thủy đánh bộ và 80 đơn vị kỹ thuật mặt đất.
Ngoài các loại tàu chiến, nhiều chủng loại tên lửa, hệ thống phòng không, các giải pháp phòng thủ biển mới nhất cũng được giới thiệu tại triển lãm.
Đoàn Việt Nam cũng tham dự sự kiện này với sự dẫn đầu của Chuẩn đô đốc Phạm Xuân Điệp, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam.
Đề cập tới khả năng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực hải quân, ông Vladimir Pepeljaev, Trưởng bộ phận đóng tàu quân sự của Trung tâm Krylov cho biết: "Chúng tôi và những người bạn Việt Nam sẽ tiếp tục mối quan hệ hợp tác trong tất cả các lĩnh vực, kể cả lĩnh vực đóng tàu. Nếu các bạn cần tới sự hỗ trợ khoa học kỹ thuật nào đó, Trung tâm Krylov của chúng tôi luôn sẵn sàng."
Với 4 chiếc tàu ngầm lớp Varshavyanka đã chuyển giao cho Việt Nam. Có thể nói hợp tác trong lĩnh vực quân sự là một trong những điểm sáng của mối quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Nga./.
Tin và ảnh theo Duy Trinh/Moskva (Vietnam )
Nga hạ thủy tàu ngầm giảm thanh nhất thế giới Công ty quốc phòng Admiralty Shipyards của Nga vừa hạ thủy tàu ngầm diesel điện lớp Varshavyanka thứ 2. Con tàu mang tên Krasnodar này được coi là chiếc "tàu ngầm giảm thanh nhất trên thế giới", đánh dấu một bước tiến lớn của Nga trong kế hoạch hiện đại hóa lực lượng hải quân. Hạ thủy chiếc tàu lớp Varshavyanka thứ hai....